Các hoạt động sinh kế và thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 47)

Các hoạt động sinh kế và thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp Sinh kế là những hoạt động mà con người dựa vào đó để sinh nhai và

tồn tại. Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của cộng đồng nghiên cứu.

Đối với bà con nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng. Hoạt động phi nông nghiệp bao gồm buôn bán, dịch vụthương mại. Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi địa phương, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn. Bởi vì ở những vùng này người dân chủ yếu sống dựa vào nghề nông. Các thôn tiến hành điều tra cũng mang đặc điểm trên.

Kết quả điều tra bảng 4.7 cho thấy: Nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân địa phương chiếm từ (90,2% - 97,5%). Nếu phân theo xóm thì Cạn là xóm có thu nhập về nông nghiệp thấp nhất (90,2% ) cao nhất là xóm Cả (97,5%). Nếu xét theo nhóm hộ thì nhóm hộ nghèo có thu nhập về nông nghiệp cao nhất (98,5%), tiếp là hộ cận nghèo với thu nhập

(93,1%), hộ trung bình có thu nhập nông nghiệp thấp nhất chiếm (89,2%). Như vậy có thể kết luận rằng các nhóm hộ có thu nhập từ nông nghiệp cao thì chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, ngoài ra không tham gia buôn bán, kinh doanh các mặt hàng nào khác. Mặc dù thuộc nhóm hộ nghèo nhưng vẫn có thu nhập từ nông nghiệp cao nhất của các hộ trong 3 xóm, hộ trung bình có thu nhập từ nông nghiệp là thấp nhất, nguyên nhân là do họ chưa thật sự chú trọng đầu tư khoa học kĩ thuật vào trong quá trình sản xuất của mình nên vẫn còn thu nhập thấp hơn nhóm hộcận nghèo.

Bảng 4.7. Bình quân (%) thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp theo xóm và nhóm hộ

(ĐVT: %)

Nông nghiệp Phi nông nghiệp

Xóm Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình xóm Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Trung bình xóm Cả 93 98 99,5 96,8 26,5 25,2 24,0 25,23 Chuối 92,5 90,8 98 93,8 25,0 24,7 23,5 24,4 Cạn 82 90,5 98 90,2 25,0 22,7 23,0 23,57 Trung bình 89,2 93,1 98,5 93,6 25,5 24,2 23,5 24,4

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Kết quả điều tra cho thấy: Nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân địa phương chiếm từ (90,2% - 96,8%). Nếu phân theo xóm thì xóm cạn là xóm có thu nhập về nông nghiệp thấp nhất (90,2% ) cao nhất là xóm Cả (96,8%). Nếu xét theo nhóm hộ thì nhóm hộ nghèo có thu

nhập về nông nghiệp cao nhất (98,5%), tiếp là hộ cận nghèo với thu nhập (93,1%), hộ trung bình có thu nhập nông nghiệp thấp nhất chiếm (89,2%).

Các hộ điều tra có thu nhập về phi nông nghiệp nhìn chung không nhiều, biến động từ 23,57 - 25,23%. Sự biến động không lớn bởi vì người dân ở địa bàn xã các hộ trung bình thì buôn bán có thêm thu nhập, một số hộ có thêm thu nhập từ lương, lương hưu… Còn các hộ cận nghèo và hộ nghèo người dân lại đi làm thuê ở trong các cơ sở xí nghiệp, làm thuê hay bốc vác, đi xây,… nên cũng có thêm thu nhập. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng ngô người dân chỉ canh tác một vụ nên có thời gian nông nhàn nhiều hơn, có gia đình một người đi làm thuê, có gia đình đến tận hai đến ba người nên đem lại một khoản thu nhập khá lớn.

Nếu tính theo xóm, thì Cả là xóm có thu nhập từ phi nông nghiệp là cao nhất (25,23%), trong đó hộ trung bình có thu nhập cao hơn (26,5%), mà nhóm hộ cận nghèo có thu nhập ít hơn (25,2%). Bên cạnh đó xóm Chuối cũng có thu nhập về phi nông nghiệp cao ( 24,4%), vì xóm Chuối ở gần mặt đường nên nhiều người dân ở đây chủ yếu là hoạt động buôn bán hàng hóa và hầu hết người dân đi làm thuê nên có nguồn thu nhập cao.

Nhìn chung nhóm hộ nghèo có thu nhập đối lập nhau trong hai lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập về nông nghiệp nhóm này đạt mức cao nhất, nhưng thu nhập về phi nông nghiệp lại thấp nhất so với các nhóm hộ khác. Nhóm hộ cận nghèo cũng có thu nhập khá chênh lệch giữa hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đây vẫn là hai nhóm hộ có thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Nhóm hộ trung bình hoạt động khá hài hòa giữa ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp, thu nhập giữa hai ngành này (93,6% thu nhập từ nông nghiệp và 24,4% thu nhập từ phi nông nghiệp).

Nếu tính theo thành phần kinh tế hộ, thì hộ nghèo có thu nhập phi nông nghiệp ít nhất (23,5%), cao nhất là hộ trung bình (25,5 %). Nhóm hộ nghèo

cần được quan tâm nhiều hơn đến phi nông nghiệp để có thể kiếm thêm thu nhập từ đó trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Thu nhập từ nông nghiệp thường bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh nên nguồn thu nhập từ nông nghiệp không thể đảm bảo cho cuộc sống nên cần thiết đến các ngành nghề, phi nông nghiệp để tăng thu nhập cũng như đảm bảo thu nhập cho từng hộ.

Các hoạt động phi nông nghiệp của người dân chủ yếu là đi làm thuê, bốc vác hàng hóa từ các xe trọng tải lớn, làm phụ hồ. Công việc cũng bị phụ thuộc nhiều và bị ảnh hưởng bởi các ông chủ thuê nhiều người bị chèn ép giá và bóc lột sức lao động.

Điều tra sinh kế nông hộ trên địa bàn, đã ước tính được phần nào thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp trong địa bàn xã, hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi và đã cho thấy sự không ngừng phát triển trên cơ sở kết hợp đa dạng và chuyên môn hóa sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên tiến và không ngừng vươn lên làm giàu. Trong trồng trọt đã tạo ra nhiều nông sản, ngô, lúa và cây lâm nghiệp… Trong đó trồng trọt vẫn được đẩy mạnh và phát triển không ngừng.

* Các hoạt động sinh kế và thu nhập về trồng trọt

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp vì vậy trồng trọt được coi là ngành quan trọng nhất, luôn luôn đi trước một bước so với các ngành khác trong sinh kế nông hộ và có vai trò trung tâm trong hệ thống nông nghiệp. Tại địa bàn xã người dân sản xuất 2 vụ lúa/ năm nên thu nhập từ lúa cũng góp phần thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và khắc phục được một phần, tạo nguồn thu nhập cho hộ.

Bảng 4.8. Bình quân % thu nhậptừ cây trồng trongtổng thu nhập từ nông nghiệp theo xóm

(ĐVT: %)

Phân loại kinh tế hộ Ngô Lúa Cây ăn quả Rau màu

Trung bình 23,6 48,3 7,7 13,0

Cận ngheo 21,8 47,5 8,3 17,2

Nghèo 18,9 45,6 9,2 5,5

Trung bình 21,43 47,13 8,4 11,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Dựa vào bảng 4.8 ta thấy cây lúa là cây trồng chủ yếu được người dân nơi đây chú trọng, sau đó mới đến cây ngô, rau màu và cây ăn quả. Thu nhập từ các cây trồng theo xóm: thì xóm có thu nhập từ lúa cao nhất là xóm Cả (48,3%), thấp nhất là xóm Cạn (45,6%). Ngô được trồng ít hơn chiếm từ 18,9% - 23,6%. Xóm có thu nhập từ rau màu cao nhất là xóm Chuối (17,2%), thấp nhất là Cạn (5,5%). Thu nhập từ cây ăn quả cao nhất là xóm Cạn (9,2%), thấp nhất là xóm Cả (7,7%).

Kết lun: Như vậy 3 cây trồng chính và mang lại thu nhập cao cho những người dân nơi đây là cây ngô,cây rau màu và lúa, cây ăn quả có thu nhập ít hơn.

*Các hoạt động sinh kế và thu nhập về chăn nuôi

Bảng 4.9. Bình quân % thu nhập về chăn nuôi trong tổng thu nhập từ nông nghiệp phân theo xóm và nhóm hộ

(ĐVT: %) Phân loại kinh tế hộ Hộ trung bình Hộ cận

nghèo Hộ nghèo Trung bình xóm

Trung bình 55,4 51,5 50,5 52,5

Cận ngheo 51,5 50,8 49,6 50,6

Nghèo 48,5 49,2 48,4 48,7

Trung bình 51,8 50,5 49,5 50,6

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có đóng góp quan trọng trong sinh kế cộng động địa phương, đặc biệt đối với nhóm hộ trung bình. Các vật nuôi chính tại địa bàn xã chủ yếu là bò, lợn,dê và gia cầm (gà,vịt...).

Số liệu điều tra cho thấy: Nếu tính theo xóm thì xóm Cạn có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất (48,7%) vì đây là xóm chủ yếu trồng trọt là chính, sau đó là xóm Chuối (50,6%). Xóm Cạn có thu nhập về chăn nuôi cao nhất là 52,5% do các xóm này có nhiều điều kiện về thức ăn để phát triển chăn nuôi bò, lợn, dê và gia cầm.

Nếu tính theo điều kiện kinh tế hộ, thì nhóm hộ nghèo có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất, chỉ đạt bình quân (49,5%), tiếp đến là nhóm hộ cận nghèo (50,5%). Nhóm hộ trung bình có thu nhập về chăn nuôi cao nhất đạt (51,8%). Có thể thấy do nguồn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi là khá cao, rủi ro cũng rất cao nên các hộ nghèo và hộ cận nghèo không chú trọng vào phát triển chăn nuôi. Bởi vậy thu nhập từ chăn nuôi của hai nhóm hộ trên còn thấp.

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã ký phú, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 47)