Những nhân tố tác động đến hoạt động quan hệ công chúng của Ủy

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ công chúng của ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận cầu giấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 55)

của Ủy ban nhân dân phƣờng trên địa bàn quận Cầu Giấy hiện nay

2.1.1. Khái quát về quận Cầu Giấy 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Cầu Giấy là một quận của Thủ đô Hà Nội, được thành lập theo Nghị Quyết số 74/NQ-CP ngày 21-11-1996 của Chính Phủ. Quận nằm ở của ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội - Sơn Tây, đường Vành đai 3 từ Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm Thành phố khoảng 6 km, phía Bắc giáp quận Tây Hồ, phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Nam giáp quận Thanh Xuân, phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm.

Địa hình trong Quận tương đối bằng phẳng, cao độ thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây; phần đất phía Bắc quận và khu dân cư hữu ngạn sông Tô Lịch có cao độ từ 6,4 - 7,2m; phía Tây và Nam quận phần lớn là đất canh tác cao độ từ 4,8 - 5.4m. Trong đó một số khu ao đầm trũng có cao độ 2 - 4,5m. Địa chất công trình quận Cầu Giấy thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng. Tài nguyên đất của quận Cầu Giấy có diện tích lớn, đứng thứ 3 trong số 12 quận nội thành. Điểm nổi bật của quận Cầu Giấy là đất chưa xây dựng còn 407ha chiếm 33,8% diện tích của quận. Đây là một thuận lợi cho việc phát triển theo quy hoạch mà Quận đề ra.

Có thể nói, Quận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây-Tây Bắc thủ đô Hà Nội, lại là nơi đang có tốc độ đô thị hóa nhanh với nhiều dự án lớn trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Như vậy, điều kiện tự nhiên của Quận rất thuận lợi để các UBND phường phát triển QHCC thu hút đầu tư và nâng cao hình ảnh cũng như sử dụng các phương tiện truyền thông hiệu quả khi ứng dụng QHCC trong UBND. Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng gây không ít khó khăn cho UBND phường, tạo nên sức ép rất lớn trong việc quản lý và phổ biến chính sách pháp luật.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế

Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấy bình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2008, tổng thu ngân sách của quận đạt 1.100 tỷ đồng; doanh thu từ hoạt động thương mại-dịch vụ đạt 21.500 tỷ đồng; Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng cơ bản đạt 3.500 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế của Quận đã chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản (năm 2014 chiếm 26,2%, ước đạt giai đoạn 2011-2015 chiếm 26,7%) và thương mại dịch vụ (năm 2014 chiếm 73,8%, ước đạt giai đoạn 2011-2015 chiếm 73,3%), ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, không đáng kể (dưới 0,1%) trong tổng giá trị các ngành kinh tế trong toàn Quận. Đây là sự chuyển hướng tích cực theo hướng CNH - HĐH phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của một quận nội đô như Cầu Giấy.

Hiện nay, quận đang có 3 xu hướng đô thị hóa: Hình thành các trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ mới; mở rộng đô thị từ các phường ven đô tới các nơi xa hơn; chuyển đổi những vùng nông thôn có điều kiện phát triển sản xuất, giao lưu hàng hóa hình thành các đô thị, các trung tâm buôn bán. Năm 2014, quận đã đầu tư cho xây dựng 68 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư 812,7 tỷ đồng.

Về làng nghề truyền thống: Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền thống như: Làng nghề Nghĩa Đô làm giấy sắc, Làng Cót – Yên Hòa

làm giấy bản, giấy moi, quạt giấy. Làng Vòng – Dịch Vọng Hậu chuyên làm cốm, làng Giàn có nghề làm hương.

Lao động việc làm: Hàng năm quận đã tạo việc làm cho 3500-4000 lao động. Năm 2014, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 4.880 lao động; trong đó lao động có đào tạo đạt 55%.

Đối với điều kiện kinh tế, rất thuận lợi cho hoạt động QHCC của UBND các phường trong việc quảng bá ( giới thiệu) về những công việc đã làm được (thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao) và rèn luyện kỹ năng giao tiếp với các đối tác và nhân dân.

2.1.1.3. Điều kiện văn hóa, xã hội

- Về dân cư và nguồn lao động:

Năm 2014 dân số của toàn Quận là 254.660 người so với năm 2000 thì tăng 132.668 người, tức trong 15 năm, dân số quận Cầu Giấy đã tăng gần gấp 02 lần. Qua bảng chúng ta thấy được dân số của Cầu Giấy quá lớn. Mật độ dân số năm 2000 ở mức 10.132 người/km2 nhưng con số này sau 15 năm đã tăng lên đến 18.282 người/km2. Theo số liệu của Tổng cục thống kê mật độ dân số của Thành phố Hà Nội chỉ là 1.962 người/km2 (theo biểu dân số và mật độ dân số 2014 - Tổng cục thống kê), tức là mật độ dân số của Quận đã cao hơn gần 10 lần so với bình quân chung. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng “đất chật người đông” này là do quận Cầu Giấy là nơi tập trung nhiều các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và các Viện nghiên cứu khoa học nên số lượng sinh viên học sinh rất lớn đồng thời do số lượng lớn người dân di cư từ các vùng khác tới tạo nên sự gia tăng dân số nhanh.

- Giáo dục, y tế

Về giáo dục: Nhìn chung, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học của quận Cầu Giấy ở mức độ cao so với mặt bằng chung của Thành phố. Cầu Giấy là quận 8 năm liên tục dẫn đầu ngành

Giáo dục Thủ đô. Ở bậc giáo dục phổ thông, được sự đầu tư của Quận và Thành phố, nhiều trường đã đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế (Trường THCS Nghĩa Tân, THCS Cầu Giấy, Tiểu học Dịch Vọng B,...).

Một số đặc điểm về giáo dục - đào tạo ở quận Cầu Giấy là trên địa bản của quận có các trường đại học, học viện, trường cao đẳng, và trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và dạy nghề. Đây là những trường có khả năng hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục đào tạo quận Cầu Giấy. Trên địa bàn quận Cầu Giấy có đến hơn 80 cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Một số trường Đại học và Viện nghiên cứu lớn là: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Hà Nội, Học viện Quốc phòng, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Đại học sư phạm Hà Nội, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thong, Đại học Thương mại,.…

Nơi đây cũng là cái nôi văn hiến và nghề cổ truyền thống, các làng nghề như: Làng Giấy (Thượng Yên Quyết) từng có 9 tiến sĩ, làng Cót (Hạ Yên Quyết) cũng có 9 tiến sĩ, làng Nghĩa Đô (làng Nghè) 3 tiến sĩ, cử nhân tú tài thì lên đến hàng trăm người. Vùng Bưởi có nghề dệt lụa, gấm, làm giấy. Làng Vòng (Dịch Vọng Hậu) làm cốm; Cốm Vòng nổi tiếng tới bây giờ. Làng Giấy làm giấy phất quạt, gói hàng. Làng Giàn có nghề làm hương. Trên địa bàn quận ngay nay có nhiều đình đền khá tôn nghiêm như: đền Lê (thờ hai chị em họ Lê đã giúp Lê Đại Hành phá quân Tống), chùa Hoa Lăng (thờ mẹ của sư Từ Lộ); chùa Hà; chùa Thành Chúa.

Về y tế: Chăm sóc sức khỏe cộng đồng và kế hoạch hóa gia đình, Cầu Giấy là một địa bàn khá phức tạp. Là một trong những cửa ngõ của thủ đô với mật độ dân số cao, tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn, số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4 nhiều; lưu lượng người qua lại, kể cả người nước ngoài trên

địa bàn đông nên ngoài các dịch bệnh thông thường, các bệnh xã hội nguy hiểm rất dễ lây lan và phát triển. Vì vậy, chính quyền cùng các ban ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu bệnh dịch, từng bước khống chế, đẩy lùi các bệnh phát sinh từ các tệ nạn xã hội để bảo vệ người dân.

Nhìn chung điều kiện văn hóa xã hội của Quận tạo thuận lợi cho việc QHCC của các phường trong việc tổ chức các sự kiện, rèn luyện kỹ năng giao tiếp với các đối tác và nhân dân.

2.1.2. Đặc điểm các phường và Ủy ban nhân dân các phường ở quận Cầu Giấy

2.1.2.1. Đặc điểm các phường ở quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy là một quận của Thủ đô Hà Nội, được lập theo Nghị định của Chính phủ Việt Nam năm 1996.

Thời trước Cầu Giấy là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Từ năm 1831 thời nhà Nguyễn thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội mở rộng địa giới, xóa bỏ các quận, lập ra 4 khu phố nội thành và 4 huyện ngoại thành, từ đó huyện Từ Liêm được lập lại, gồm đất hai quận V và VI, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót-Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ Việt Nam ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Khi mới thành lập, quận có 7 phường: Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa.

Ngày 1 tháng 4 năm 2005, thành lập phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh 52,88 ha diện tích tự nhiên và 8.684 nhân khẩu của phường Quan Hoa, điều chỉnh 94,84 ha diện tích tự nhiên và 11.281 nhân khẩu của phường Dịch Vọng.

Như vậy, quận Cầu Giấy có 8 phường: Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Trung Hòa, Yên Hòa. Chính quyền các phường gồm UBND và HĐND.

Qua khảo sát thực tế cho thấy các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy có một số đặc điểm sau:

Địa bàn: Các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy đều từ các làng, xã phát triển lên thành đô thị. Diện tích quỹ đất nông nghiệp ở các phường vẫn còn tương đối nhiều.

Dân cư: Các phường tuy có diện tích không lớn nhưng mật độ dân số tương đối đông cụ thể như phường Quan Hoa diện tích chỉ có 0,83 km2 nhưng dân số là 36.051 người. Bình quân mật độ dân cư các phường trên quận Cầu Giấy là 8640 người/ km2.

Đặc điểm nghề nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp.

Trình độ học vấn: Hầu hết dân số sinh sống tại các phường trên địa bàn quận đều có trình độ học vấn tương đối đa dạng từ nông dân, tri thức trẻ và các cán bộ công chức trong các ban ngành của Nhà nước.

Với những đặc điểm trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến QHCC, do đặc điểm các phường đều từ làng, xã nên đô thị nên vẫn giữ được nét sinh hoạt của làng xã, nhưng bên cạnh đó các thành phần tri thức sống trên địa bàn tương đối nhiều do đó việc lôi kéo, tuyên truyền, vận động, truyền thông đòi hỏi vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại.

2.1.2.2. Đặc điểm UBND các phường ở quận Cầu Giấy

UBND ở cấp phường ở quận Cầu Giấy do HĐND cùng cấp bầu ra. Mỗi phường ở quận Cầu Giấy có số thành viên Uỷ ban nhân dân là từ 4 đến 6;

trong đó có 1 Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch. Số lượng thành viên UBND cấp phường của quận Cầu Giấy hiện nay là 37 người. Về biên chế hành chính, tổng số cán bộ, công chức cấp phường ở quận Cầu Giấy đến 01-01-2016 là 67 người .

- Cơ cấu các thành viên UBND: UBND phường có 5 thành viên được phân công phụ trách các mặt công tác theo quy định tại Nghị định 107/2004/NĐ-CP ngày 1/4/2004 của chính phủ như sau: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 ủy viên.

+ Chủ tịch UBND Phường phụ trách trực tiếp công tác nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

+ Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế- tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, nhà đất tài nguyên môi trường.

+ Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hội khác. + Ủy viên phụ trách quân sự

+ Ủy viên phụ trách công an.

Mỗi ủy viên UBND Phường chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND cùng cấp về kết quả công việc của phần công tác được chủ tịch phân công; đồng thời chịu trách nhiệm tập thể trước HĐND cấp mình và cơ quan nhà nước cấp trên về hoạt động của UBND.

- Cơ cấu các phòng ban UBND phường:

+ Văn phòng - thống kê + Địa chính - Xây dựng + Tài chính - kế toán + Tư pháp - hộ tịch + Văn hóa - xã hội.

Hệ thống chính trị Phường tới chi bộ dân cư được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả, các chi bộ dân cư đều chịu sự lãnh đạo của Đảng bộ

các phường. Mỗi chi bộ dân cư có một ban công tác mặt trận tập hợp các chi bộ hội đoàn thể: chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học, và chi đoàn thanh niên.

Như vậy, ta thấy mặc dù UBND không hề có phòng QHCC cũng như tài chính cho hoạt động này. Nhưng hoạt động QHCC đang được UBND và HĐND quan tâm đến, lãnh đạo và các cán bộ luôn có ý thức trong việc dựng hình ảnh cơ quan UBND phường; xây dựng quy chế làm việc; nâng cao ý thức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân cụ thể như hàng năm, các lãnh đạo UBND và HĐND phường đều được tập huấn về Cải cách công tác quản lý hành chính cấp cơ sở do Thành phố hoặc quận Cầu Giấy chủ trì (1-2 cuộc/năm). Trong nội dung tập huấn có phần về kỹ năng lãnh đạo và công tác tiếp xúc, tiếp nhận đơn thư của quần chúng nhân dân (gọi tắt là công tác tiếp dân).

2.1.3. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và Thành phố Hà Nội về xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân phường

Ngay từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Nghị quyết đại hội Đảng VI ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra phương hướng cải cách bộ máy Nhà nước, xây dựng một bộ máy trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu “...thực hiện một quy chế làm việc khoa học, có hiệu quả; xây dựng bộ máy gọn nhẹ, có chất lượng cao với đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”. [4, tr.118-119]

Nghị quyết xác định: “Ủy ban nhân dân các cấp cần nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”. [5, tr.120-121]

Theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16 tháng 01 năm 2004 về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

Trình độ văn hoá theo yêu cầu về chuẩn cán bộ cấp xã, phường của Hà Nội là Đại học, trình độ chính trị là Trung cấp lý luận chính trị. Hàng năm, các lãnh đạo UBND và HĐND phường đều được tập huấn về Cải cách công tác quản lý hành chính cấp cơ sở do Thành phố hoặc Quận Cầu Giấy chủ trì

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ công chúng của ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận cầu giấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)