Những kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ công chúng của ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận cầu giấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 116)

3.2.1. Đối với Trung ương

Thứ nhất: Để có cơ sở thực hiện cải cách chế độ tiền lương, cần có một đề án tổng thể về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; tiến hành nghiên cứu, phân tích nhiệm vụ cụ thể đối với từng chức danh cán bộ, công chức nhà nước, trong đó có cán bộ, công chức cấp xã; xác định vị trí của từng chức danh; tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành công việc làm căn cứ đề xuất việc thực hiện kết hợp chế độ tiền lương theo hệ thống chức nghiệp hiện nay với chế độ tiền lương theo vị trí việc làm.

Thứ hai: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến việc đảm bảo chế độ đãi ngộ phù hợp cho đội ngũ cán bộ phường. Đây là điều kiện quan trọng giúp cán bộ phường yên tâm làm việc, giảm bớt việc gây phiền hà cho dân, góp phần vào công cuộc chống tham nhũng.

Thứ ba: Hoạt động QHCC nên được quan tâm đúng mức hơn, nên được quy định một cách có hệ thống, đầy đủ trong các hình thức văn bản quản lý hành chính nhà nước có hiệu lực cao như văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư: Trong cơ quan hành chính nhà nước nên có một đơn vị trực tiếp, chuyên trách, chịu trách nhiệm toàn diện, chuyên nghiệp về QHCC (PR).

Thứ năm: Ngoài ra, QHCC (PR) nên trở thành một môn học trong đào tạo, bồi dưỡng về hành chính nhà nước nói chung, như trong chương trình đào tạo thạc sỹ quản lý, thạc sỹ quản lý công, đặc biệt là dành cho các nhà quản lý.

3.2.2. Đối với quận Cầu Giấy

Thứ nhất: UBND quận Cầu Giấy cần xây dựng, quản lý và phát triển bộ phận QHCC chuyên nghiệp. Một bộ phận QHCC phải đầy đủ nguồn lực hội tụ đủ kỹ năng, kinh nghiệm, nghiệp vụ về công việc của mình.

Thứ hai: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ UBND phường về nghiệp vụ chuyên môn, về giao tiếp, về QHCC.

Thứ ba: Cần cụ thể hoá tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chính quyền phường. Đẩy mạnh công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền phường; đổi mới việc quản lý, đánh giá, kiểm tra, giám sát cán bộ chính quyền đương chức và cán bộ trong quy hoạch; động viên cán bộ chính quyền phường thực hiện việc tự đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt, phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách làm việc, thái độ ứng xử với nhân dân, năng lực tổ chức thực tiễn và xử lý tình huống...; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước trong cơ quan chính quyền phường kết hợp chặt chẽ với cải cách thủ tục hành chính trong đảng uỷ phường.

Thứ tư: Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế, chính sách. Tổ chức thực hiện tốt chính sách cán bộ đảm bảo quyền lợi, chế độ cho cán bộ, giúp cán bộ yên tâm công tác, toàn tâm, toàn ý, hoàn thành tốt công việc được giao. Đồng thời tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ cán bộ, tạo điều kiện, cơ hội cho cán bộ tiếp tục phát triển.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ những khảo sát thực tế và phân tích thống kê, mô tả, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp mang tính thiết thực với tình hình hoạt động QHCC của UBND phường trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ phường, nhất là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên UBND phường về tầm quan trọng của hoạt động QHCC. Đồng thời tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của UBND phường, từ đó có thái độ xây dựng, hợp tác và giúp đỡ.

Thứ hai, nhà nước cần đổi mới, hoàn thiện các quy định (thông qua Luật, nghị định, thông tư, quy chế hoạt động… ) để UBND phường hoạt động tốt hơn. Đồng thời cần đổi mới chính sách cán bộ để động viên cán bộ UBND phường yên tâm làm việc và nỗ lực phấn đấu

Thứ ba, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ UBND phường về nghiệp vụ chuyên môn, về giao tiếp, về QHCC. Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức công vụ của cán bộ UBND phường. Bên cạnh đó cần tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở UBND phường theo hướng hiện đại, phù hợp với điều kiện địa phương.

Ngoài việc đưa ra các giải pháp về QHCC ở chương 3 cũng đưa ra những kiến nghị, đề xuất đối với Trung ương và quận Cầu Giấy để cho hoạt động QHCC thật sự đạt hiệu quả trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và UBND phường trên địa bàn quận Cầu Giấy nói riêng.

KẾT LUẬN

Hiện nay hoạt động QHCC trở thành một yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thông tin đến người dân, nhằm thiết lập và củng cố mối quan hệ lâu dài giữa chính phủ và công chúng nhằm tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách công của chính phủ để đạt được sự hài lòng của người dân. Bên cạnh đó, QHCC còn sử dụng để tác động vào dư luận, từ đó dẫn tới những thay đổi về chính sách. Điều đó đã trở thành khuynh hướng ngày càng phổ biến trong quá trình phát triển và dân chủ hóa đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

UBND phường thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Hệ thống chính trị và cán bộ, công chức của hệ thống chính trị ở phường có vai trò quan trọng trong việc tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.

Trong thời gian qua mặc dù nhận thức đúng đắn vai trò của UBND phường là cầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân nhưng quận Cầu Giấy cũng như các quận khác của Thành phố Hà Nội vẫn đang gặp rất nhiều lúng túng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với người dân. Để giải quyết vấn đề này cần xây dựng hệ thống chính trị cấp phường vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, cần xây dựng đỗi ngũ cán bộ công chức hệ thống chính trị cấp phường có chất lượng tốt, năng động, sang tạo, có phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt. Với ý nghĩa như vậy, luận văn “Hoạt động quan hệ công chúng của Ủy

ban nhân dân các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn hiện nay” đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

Về mặt lý thuyết, luận văn đã trình bày sơ lược khái niệm hoạt động QHCC, nội dung và phân loại hoạt động QHCC. Đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quan về các hoạt động QHCC trong cơ quan hành chính Nhà nước, khẳng định vai trò và sự cần thiết của những hoạt động này đối với sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành khảo sát thực tế hoạt động QHCC của UBND ba phường Dịch Vọng, Nghĩa Tân và Dịch Vọng Hậu. Nhìn chung cả ba phường đều bắt đầu quan tâm đến hoạt động QHCC và dưới cái nhìn của công chúng thì lãnh đạo chính quyền cấp quận, phường nhìn chung có tư cách đạo đức tốt, trình độ, năng lực quản lý khá đồng đều, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, một vài khía cạnh như kỹ năng lãnh đạo quản lý, nhất là trong kỹ năng giao tiếp với công chúng, và các hoạt động do UBND phường tổ chức chưa lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Để khắc phục được điều này UBND phường cần phải nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ phường, nhất là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên UBND phường về tầm quan trọng của hoạt động QHCC. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ UBND phường về nghiệp vụ chuyên môn, về giao tiếp, về QHCC, nâng cao hình ảnh, uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức UBND phường và cần có sự chủ động trong hoạt động truyền thông và quan hệ với báo chí hơn nữa.

Trên cơ sở ấy, tác giả tin rằng luận văn đã mang lại những cách nhìn mới về hoạt động QHCC của UBND phường và góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận- thực tiễn của vấn đề này. Hy vọng trong tương lai đề tài sẽ tiếp tục được nghiên cứu và phát triển dưới nhiều góc độ, hướng tới một chiến lược QHCC lâu dài trong UBND phường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tác giả Việt Nam

1. Trần Anh (biên dịch) (2008), 62 chiến dịch PR xuất sắc, NXB Lao động 2. Mạc Tú Anh-Hoàng Dương (biên dịch) (2014), 100 ý tưởng PR tuyệt hay

của Jim Blythe, NXB Trẻ.

3. Trần Minh Đạo (2006), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

4. Nguyễn Văn Định (2007), Bảo hiểm thương mại, Nhà xuất bản Lao động- xã hội.

5. Nguyễn Văn Định (2007), Quản trị kinh doanh bảo hiểm,Nhà xuất bản Lao động- xã hội.

6. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB Lao động – Xã hội.

7. Đinh Thị Thúy Hằng (chủ biên) (2008), PR lý luận và ứng dụng, NXB Lao

động – Xã hội.

8. Ngô Ánh Hồng (2012), Quan hệ công chúng trong nền chính trị Việt Nam đương đại, Tạp chí VHNT số 338, tháng 8-

9. Phan Vũ Ngọc Lan (biên dịch) (2011), Đánh lửa cho Thương hiệu của Jonathan Cahill, NXB Trẻ.

10. Đinh Văn Mậu, Lưu Kiếm Thanh (2002), Cẩm nang công tác chính quyền cấp xã, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

11. Lưu Hồng Minh (chủ biên) (2009), Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Tuyển tập các bài nghiên cứu truyền thông của Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, NXB Dân trí, Hà Nội. 12. Nhóm Sức sống mới (2008), Phong cách lãnh đạo mới, NXB Trẻ, TP Hồ

13. Nguyễn Thọ Nhâm (biên dịch) (2010), Tái định vị của Jack Trout- Steve Rivkin, NXB Tổng hợp TP.HCM

14. Hà Quang Ngọc, Nguyễn Minh Phương (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức nhà nước và cán bộ, công chức, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Vũ Tiến Phúc-Trần Ngọc Châu-Lý Xuân Thu (biên dịch ) (2005),Quảng

cáo thoái vị và PR lên ngôi của tác giả Al Ries & Laura Ries, NXB Trẻ 16. Hoàng Xuân Phương (2014), PR từ chưa biết đến chuyên gia, Nhà xuất

bản Lao động- xã hội.

17. Lê Ngọc Sơn (biên dịch) (2014), Hiệu ứng lan truyền của Jonah Berger, Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

18. Phạm Minh sơn, Nguyễn Thị Hồng quế (2009), Truyền thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.

19. Hoàng Ngọc Tuyền (biên dịch) (2000), Cẩm nang quản lý PR hiệu quả, NXB Tổng hợp TP.HCM.

20. Nguyễn Thị Kim Thoa (2005), Tìm hiểu về chính quyền địa phương các cấp, NXB Tư pháp.

21. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ (2009), Giáo trình “Kỹ năng giao tiếp, đàm phán”, Hà Nội.

22. Mạch Lê Thu (2009), Tài liệu nghiên cứu và đánh giá QHCC, Khoa QHCC và quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

23. Trần Thanh Thủy (2009), Pr trong hoạt động của chính phủ, tạp chí Quản lý Nhà nước số tháng 8.

24. Nguyễn Thế Thắng chủ biên (2010), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng phong cách làm việc của bán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Nguyễn Viết Thảo chủ biên (2013), Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể: Một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

2. Tài liệu tác giả nƣớc ngoài

26. Brody, E.W, (1987), The Business of Public Relations, Praeger, New York. 27. Praeger, New York.

Brody, E.W, (1988), Public Relations Programming and Production, 28. Coffman, Julia (2002), public Conmunication Campaign Evaluation: An

environmental scan of chanllenges, criticisms, practice, and opportunities, Haevard Family Reasearch Project, Cambridge.

29. Coffman, Julia (2003), Lessons in evaluating Conmunication Campaigns: Five case studies, Haevard Family Reasearch Project, Cambridge.

30. Craig, Robert T (2003), conmmunication Theory and Social Change, University of Colorado Boulder.

31. Crawley, Heaven (2009), Understanding and changing public attitudes: A review of existing evidence from public information and conmmunication campaigns, Swansea University, London.

32. Liu Shao Ting (chủ biên) (2012), PR trong khủng hoảng, nhà xuất bản Beijing. 33. Liu Shao Ting (chủ biên) (2012), PR-lý luận, thực tiễn và các tình huống

cụ thể, nhà xuất bản Beijing.

34. Liu Shao Ting (biên tập) (2014), Tổng quan về truyền thông và QHCC, tài liệu giảng dạy tại các trường Đại học và cao đẳng(tại Trung Quốc), nhà xuất bản Beijing .

35. Zhang An (chủ biên) (2014), PR-chiến lược và lập kế hoạch, tài liệu giảng dạy tại các trường Đại học và cao đẳng(tại Trung Quốc), nhà xuất bản Beijing.

36. Shun Pu Xiang-Zheng Wei (2014), China Insurance Market Report 2014, nhà xuất bản Beijing (Bắc Kinh).

37. Grunig, J.E, (chủ biên) (1992), Excellence in Public Relations and Communication Management (nguyên bản tiếng Anh), Hillsdale, New Jersey. 38. Lindenmann, W.K, (1997), Guidelines and Standards for Measuring and

Evaluating PR effectiveness, (nguyên bản tiếng Anh), Viện Quan hệ Công chúng, Gainesville.

39. PR,NXB Trẻ.

3. Tài liệu văn bản

40. Các kỹ năng lãnh đạo quản lý (2013), NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 41. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Friedrich Ebert Stiftung (2013),Các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

43. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Kết luận của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020. 45. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. 46. Luật Cán bộ - Công chức (2008), NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

47. Luật Viên chức (2010), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội.

48. Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ban hành ngày 19/06/2015.

49. Những vấn đề cơ bản về hệ thống chính trị, nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa (2014), NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.

50. Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

51. Nghị định 121/ 2003/ NĐ- CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.

52. Nghị định 159/ 2005/ NĐ- CP về phân loại đơn vị hành chính cấp xã. 53. Quyết định số 04/2004/ QĐ- BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ

trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức, xã, phường, thị trấn.

54. Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi) năm 2003.

55. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm 1996.

56. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

57. Tạp chí Quản lý Nhà nước số 02 năm 2004.

58. Thông tư 03/2004/TT- BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 114/2003/NĐ- CP. 59. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 01 năm 2007.

60. Ủy ban nhân dân phường Dịch Vọng (2015), Báo cáo tổng kết của Uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng năm 2015, Hà Nội.

61. Ủy ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu (2015), Báo cáo tổng kết của Uỷ ban nhân dân phường Dịch Vọng Hậu năm 2015, Hà Nội.

62. Ủy ban nhân dân phường Nghĩa Tân (2015), Báo cáo tổng kết của Uỷ

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ công chúng của ủy ban nhân dân các phường trên địa bàn quận cầu giấy trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 116)