Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ công

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ công chúng của các nhà xuất bản ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 98)

chúng của các nhà xuất bản

3.2.1. Với các cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức xã hội

Qua khảo sát các nhà xuất bản Kim Đồng, nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, tác giả thấy rằng, QHCC nói chung vẫn chưa thực sự được các NXB quan tâm. Điều này cũng do chủ quan và khách quan. Chủ quan là do các NXB chưa nhận thức đúng được vai trò của QHCC. Khách quan, là do điều kiện kinh tế của các NXB ngày càng bị thu hẹp, sự quan tâm đến xã hội cũng bị thu hẹp hơn. Vì vậy, nhiều NXB cho rằng, cắt được khâu nào tốt khâu đó. Trước kia không có quan hệ công chúng cũng không sao, giờ khó khăn lại càng không cần quan hệ công chúng. Đó là những quan điểm sai lầm, rất mong các cơ quan quản lý nhà nước, bộ Giáo dục &

Đào tạo có hình thức tuyên truyền tới các NXB hiểu rõ chức năng, vai trò, nhiệm vụ của QHCC.

3.2.2. Với các nhà xuất bảnTrẻ, nhà xuất bản Kim Đồng và nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật.

Sau khi phân tích về ưu và nhược điểm về hoạt động QHCC của các NXB, luận văn mong rằng trong thời gian gần nhất các NXB sẽ thành lập một phòng riêng về QHCC chuyên nghiệp, phục vụ cho việc xây dựng hình ảnh các NXB ngày càng lớn mạnh trong lòng độc giả. Mặt khác, các phương tiện truyền thông ngay tại các NXB cũng cần được quan tâm hơn nữa.

Tiểu kết chương 3

Hiện nay, việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng của các nhà xuất bản nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói chung tại Việt Nam là vấn đề không thể thiếu và cần có sự quan tâm đặc biệt. Bởi sách hay, lôi cuốn, có giá trị cao nhưng nếu không ai biết để đọc thì cũng sẽ nhanh chóng chìm vào bụi thời gian. Chúng ta đã, đang và vẫn tiếp tục mất đi rất nhiều tác phẩm hay do khâu hoạt động quan hệ công chúng của các nhà xuất bản thiếu chuyên nghiệp, thậm chí còn bị xem nhẹ. Để kích thích nhu cầu mua sách trong độc giả, phải có sự PR chuyên nghiệp cho sách. Quảng bá, PR sách đó là viên gạch quan trọng cuối cùng để đưa sách đến tận tay đông đảo bạn đọc, góp phần xây dựng văn hóa đọc nước nhà phát triển.

Các giải pháp nâng cao chất lượng phát triển hoạt động quan hệ công chúng của các nhà xuất bản Việt Nam hiện nay được nêu ra sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu và từ tình hình thực tế hoạt động quan hệ công chúng của nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, nhà xuất bản Trẻ, nhà xuất bản Kim Đồng hiện nay. Mặc dù là những nhà xuất bản đi đầu trong hoạt động PR xuất bản phẩm tại thị trường Việt Nam, nhưng so với các nhà xuất bản nước ngoài, các nhà xuất bản trên còn rất nhiều hạn chế như chưa có chiến lược PR xuất bản phẩm cụ thể, kinh phí dành cho PR chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ làm công tác PR chưa được chuyên nghiệp…. Bên cạnh đó, việc tăng nhanh số lượng các đơn vị tư nhân trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm làm cho thị trường càng sôi động , tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Sự cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh xuất bản phẩm đã làm cho xuất bản phẩm phát triển nhanh về số lượng, tốt về nội dung, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm tự hoàn thiện mình.

Trong khi đó, công tác PR, quảng bá hình ảnh của các nhà xuất bản chưa được chú trọng và đầu tư thực hiện. Lợi thế PR của các nhà xuất bản

chưa được tận dụng và khai thác hiệu quả để duy trì, phát triển thương hiệu và lôi cuốn sự chú ý của người đọc. Chính điều này đã kìm hãm khả năng cạnh tranh và sự phát triển của các nhà xuất bản Việt Nam hiện nay.

Trong bối cảnh này, cơ quan quản lý, các nhà xuất bản và trực tiếp những người làm PR cần phải liên kết chặt chẽ để nâng cao hiệu quả công tác quan hệ công chúng các xuất bản phẩm. Các nhà xuất bản phải đưa công tác quan hệ công chúng vào hoạt động và phương hướng phát triển lâu dài. Đồng thời, các nhà xuất bản cần sử dụng hoạt động PR như một hoạt động quen thuộc, thường xuyên. Cần nâng cao chất lượng hoạt động quan hệ công chúng, quan tâm đầu tư kinh phí, chất lượng đội ngũ thực hiện. Phối hợp các kênh quảng bá, PR sách một cách đồng bộ và tăng phạm vi phổ biến đến công chúng.

Nhìn lại hoạt động PR tại các nhà xuất bản Việt Nam thì chưa gặt hái được những lợi ích to lớn mà nó có thể mang lại. Nhưng trong tương lai nếu các giải pháp mang tính nền tảng được thực hiện, hoạt động PR sẽ được nhiều nhà xuất bản Việt Nam áp dụng và sẽ từng bước được nâng cao, có thể khai thác hết giá trị hiệu quả của nó ./.

KẾT LUẬN

Hoạt động quan hệ công chúng thực sự là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi nhà xuất bản ở Việt Nam nói riêng và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm nói chung. Sách hay, lôi cuốn, có giá trị cao nhưng nếu không ai biết để đọc thì cũng sẽ nhanh chóng chìm theo thời gian. Các nhà xuất bản đã, đang và vẫn tiếp tục mất đi rất nhiều tác phẩm hay do công tác quan hệ công chúng thiếu chuyên nghiệp, thậm chí còn bị xem nhẹ.

Quan hệ công chúng là một trong những hoạt động quan trọng dẫn dắt toàn bộ hoạt động của nhà xuất bản trong việc phát hiện, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Trước đây hoạt động quan hệ công chúng là một lĩnh vực mới và các nhà xuất bản không mấy quan tâm, nhưng đến nay, mở rộng quan hệ, hội nhập với các nước trên thế giới thì quan hệ công chúng không còn xa lạ và tầm quan trọng của các chiến lược quan hệ công chúng thật sự đã phát huy hiệu quả trong thành công của từng nhà xuất bản. Hiện nay hầu hết các nhà xuất bản đều dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động quan hệ công chúng.

Để có thể vận dụng thành công công tác quan hệ công chúng trong hoạt động là cả một quá trình dài và khó khăn, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, hợp tác thống nhất giữa cơ quan quản lý xuất bản và các nhà xuất bản. Lĩnh vực quan hệ công chúng ở Việt Nam phát triển khá muộn so với thế giới nhưng với những bước tiến đáng kể trong những năm qua đã đem lại kết quả và những thành công to lớn cho các tỏ chức, doanh nghiệp Việt Nam là một minh chứng. Qua đó các nhà xuất bản ở Việt Nam cũng dần nhận thấy rõ vai trò của quan hệ công chúng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt. Quan hệ công chúng định vị hình ảnh và sản phẩm của nhà xuất bản trong tâm trí khách hàng, là con đường tốt nhất giúp các nhà xuất bản tìm được chỗ đứng trên thị trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1997), Chỉ thị 22 CT/TW ngày

17/10/1997 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo,

quản lý của công tác báo chí, xuất bản, Hà Nội.

2. Ban Bí thư Trung ương (2003), Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 27/1/2003 của

Ban Bí thư về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát

hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ

Chính trị (khóa IX) về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp

luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Ban Bí thư Trung ương (2010), Quyết định 281, 282, 283-CT/TW ngày

26/1/2010 của Ban Bí thư về một số vấn đề trong công tác chỉ đạo,

quản lí hoạt động xuất bản, Hà Nội.

5. Bộ Văn hóa và thông tin - Cục xuất bản(2002), 50 năm ngành xuất bản -

in - phát hành sách Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Chính phủ (2005), Luật xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành, Cục

xuất bản, Hà Nội.

7. Cục xuất bản, Bộ Thông tin truyền thông (2008), Một số văn bản chỉ đạo

và quản lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động xuất bản, Nxb Bưu Điện,

Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện ĐH Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 42 CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban

Bí thư về Nâng cao chất lượng toàn diện hoạt động xuất bản, Hà Nội.

10. Trần Chí Đạt và nhiều tác giả (2010), Nghiên cứu xây dựng phương án và quy

11. Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Ngô Sĩ Liên (1996), Lịch sử xuất bản sách

Việt Nam (sơ khảo), Cục Xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

12. Trần Văn Hải (2013), Lý luận Nghiệp vụ xuất bản, Nxb Thông tin Truyền thông,

Hà Nội.

13. Đinh Thị Thúy Hằng (2015), PR - Lý luận và ứng, Nxb Lao động Xã Hội,

Hà Nội.

14. Lê Ngân Hằng (2007), Tầm quan trọng của PR: Vị trí không thể thiếu

trong kinh doanh hiện đại, Kỉ yếu hội thảo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), Quan hệ công chúng là 90% làm tốt và

10% nói về nó, Báo chí : Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Tập 6, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Hội Nhà báo Việt Nam & Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn -

Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Văn hóa truyền thông trong thời kì

hội nhập, Hà Nội.

17. Hồ Chí Minh (2000), Một số văn kiện của Đảng và công tác tư tưởng văn

hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự Thật, Hà Nội.

18. Nguyễn Kiểm (2012), Một số nghiên cứu về xuất bản nước ta trong

những năm gần đây, Nxb Thời đại, Hà Nội.

19. Nhiều tác giả (2009), Phát triển kinh doanh tiêu thụ nhờ thương hiệu,

Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

20. Nhiều tác giả (2009), Bong bóng thương hiệu, Nxb Tổng hợp, Thành phố

Hồ Chí Minh.

21. Nhiều tác giả (2012), Xuất bản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường

và hội nhập quốc tế, Nxb Thời đại, Hà Nội.

22. Trần Văn Phượng (1997), Vì sự nghiệp xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia -

23. Hoàng Xuân Phương (2014), PR từ chưa biết đến chuyên gia, Nxb Lao động, Hà Nội.

24. Quốc hội (2012), Luật xuất bản, Hà Nội.

25. Nguyễn An Tiêm, Nguyễn Nguyên (2013), Tổ chức, quản lý và chính

sách xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

26. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện

đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

27. Nguyễn Hồng Vinh (2011), Xuất bản VN trong những năm đổi mới đất nước,

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

28. Nguyễn Như Ý, Từ điển giáo khoa tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, 2010

Tiếng Anh:

29. Al Ries&Laura Ries (2005), Quảng cáo thoái vị - PR lên ngôi, Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Anne Gregory (2012), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, Nxb Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

31. Dave Kerpen (2013), Truyền thông xã hội, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

32. Emmanuel Pierrat (2007), Luật về sách, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

33. G.Albach và Damtew Tefrra (1999), Xuất bản và phát triển, Nxb Chính

trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

34. John Davis (2010), Đo lường tiếp thị, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

35. Jack Trout & Steve Rivkin (2009), Khác biệt hay là chết, Nxb Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

36. Max Sutherland (2013), Quảng cáo và tâm trí người tiêu dùng, Nxb Thời đại,

Hà Nội.

37. Michael E.Porter (2015), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

38. Philip G. Altbach, Damtew Teferra; Người dịch: Vũ Thế Hùng; Hiệu đính:

Đỗ Đức Thịnh (1999), Xuất bản và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự

39. Robert L Dilenschneidei (2011), PR theo kiểu Mỹ, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

40. Stella Ting Toomey & Leeva Chung (2011), Understanding Intercultural

Communication, Oxford University Press.

41. Tamotsu Hozumi (2005), Cẩm nang quyền tác giả khu vực châu Á, Nxb

Kim Đồng, Hà Nội.

42.W.Chan Kim & Renee Mauborgne (2015), Blue Ocean Strategy, Havard

Business Review Press.

43. Fraser P.Seitel (2004), The Practice of Public Relations, NTC Business Books.

44. Jane Johnston, Clara Zawawi (2009), Public Relations: Theory and

Practice, Griffin Press, Australia.

45. Scott M. Cutlip, Allen H. Center và Glen M.Broom, Effective public

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Phỏng vấn Ông Phạm Quang Vinh – Giám Đốc Nhà xuất bản Kim Đồng

Câu hỏi 1: Xin ông có thể giới thiệu qua về NXB Kim Đồng, thưa ông?

Nhà xuất bản Kim Đồng trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1957. Là Nhà xuất bản tổng hợp có chức năng xuất bản sách và văn hóa phẩm phục vụ thiếu nhi và các bậc phụ huynh trong cả nước, quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới, trong hơn 50 năm qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản được gần 16.000 đầu sách với gần 300 triệu bản in.

Đối tượng phục vụ của Nhà xuất bản là các em từ tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 đến 5 tuổi), nhi đồng (6 đến 9 tuổi), thiếu niên (10 đến 15 tuổi) đến các em tuổi mới lớn (16 đến 18 tuổi) và các bậc phụ huynh.

Những cuốn sách, bộ sách mà Nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản nổi bật nhất có thể kể đến: Bộ tranh truyện dài kì Doraemon của Nhật Bản do nhà xuất bản Kim Đồng biên dịch, 7 viên ngọc rồng, Dấu ấn rồng thiêng… Sao Khuê lấp lánh (Nguyễn Đức Hiền); Sừng rượu thề (Nghiêm Đa Văn); Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng); Búp sen xanh (Sơn Tùng); Cha và con (Hồ Phương); Sát Thát (Lê Vân, Nguyễn Bích); Mài kiếm trong thung lũng (Hà Ân)… Bộ tranh màu lịch sử như: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền…

Hàng loạt tủ sách: Tủ sách Bác Hồ kính yêu; Tủ sách công tác Đội; Tủ sách “Cháu ngoan Bác Hồ”, „Việc nhỏ nghĩa lớn” …

Câu hỏi 2: NXB Kim Đồng luôn được xã hội đánh giá cao về nhiều mặt. Tuy nhiên, những năm gần đây, độc giả đã chỉ ra những hạt sạn trong sách của NXB. Điều này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới uy tín và hình ảnh NXB Kim Đồng. Ông có thể cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?

Vâng, đúng vậy. Trước những biến động lớn của thị trường ngành xuất bản, nhiều NXB mới mọc lên, nạn sách lậu vẫn đang còn đó, đã khiến NXB Kim Đồng gặp phải những khó khăn. Tuy vậy, chúng tôi đã có 60 năm kinh nghiệm làm sách, tôi tin rằng, bằng kinh nghiệm, sự tận tâm của các lãnh đạo, các cán bộ, biên tập viên v.v… chúng tôi sẽ vượt qua những khó khăn này và sẽ đem đến cho học sinh, sinh viên và giáo viên (độc giả nói chung) cả nước có những cuốn sách hay nhất, đẹp nhất và có giá thành rẻ nhất.

Câu hỏi 3: Được biết lâu nay, công tác thông tin tuyên truyền nhằm giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh NXB Kim Đồng với xã hội, với độc giả trong nước và quốc tế là mặt hoạt động còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới, NXB Kim Đồng có những kế hoạch gì để quảng bá hình ảnh và thương hiệu cho NXB?

Trong thời gian tới, NXB Kim Đồng sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động truyền thông như: Chú trọng hơn tới việc quan hệ với báo chí, các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các phương tiện truyền thông mới.

Chúng tôi sẽ tìm các chuyên gia về truyền thông, tư vấn để làm nổi bật, tạo sự chú ý của công chúng mục tiêu qua các hoạt động truyền thông của NXB Kim Đồng trong thời gian tới. Đặc biệt là cần xây dựng ngay một

Một phần của tài liệu Hoạt động quan hệ công chúng của các nhà xuất bản ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)