PHÒNG VÀ CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Một phần của tài liệu Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1 (Trang 35 - 37)

13%; trong khi đó nếu thống kê những người có chỉ số T< -1,5 thì tỉ lệ gãy xương tại các vị trí trên tương ứng là 51%, 38% và 25%. Tại Thái Lan, nguy cơ gãy xương ở những phụ nữ trên 50 tuổi là 39,7%. Chi phí điều trị cho loãng xương và gãy xương do loãng xương tại Mỹ năm 2004 lên đến 849 tỉ USD, chiếm 7,7% GDP. Loãng xương và gãy xương là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tàn phế cho người bệnh, đặc biệt ở người cao tuổi. Theo ước tính gãy cổ xương đùi có thể làm tăng nguy cơ tử vong 20%/năm đầu, 40% mất khả năng đi lại độc lập, 60% không thể thực hiện ít nhất một hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày. Theo kết quả nghiên cứu trên 120 phụ nữ trên 65 tuổi gãy cổ xương đùi theo dõi sau 6 tháng có 22 bệnh nhân tử vong (18,3%), 49% bệnh nhân không thể tự mặc quần áo, 32% không thể di chuyển độc lập.

Tại Việt Nam chưa có số liệu trên toàniquốc, tuy nhiên theo nghiên cứu của HÒ Phạm Thục Lan và cộng sự tại Thành phố Hồ Chí Minh ước tính tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi là 30%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương và cộng sự tại các tỉnh phía Bắc tỉ lệ loãng xương tại cổ xương đùi ở phụ nữ trên 50 tuổi là 25,6%.

Hiện nay bệnh loãng xương đã vượt mức báo động, ước tính hiện có hơn 2,8 triệu người bị loãng xương trong

đó phụ nữ chiếm 76% và có trên 170.000 trường hỢp gãy xương do loãng xương, 25.600 trường hỢp gãy xương hông, số phụ nữ Việt Nam trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm 23%. Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu dịch tễ đầy đủ về bệnh loãng xương cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh lên sức khỏe người bệnh và chi phí y tế của căn bệnh này ở nước ta. Nhiều bệnh nhân loãng xương chưa được chẩn đoán, chưa được điều trị đầy đủ và chưa được theo dõi lâu dài. Chẩn đoán loãng xương đa số muộn, vào lúc đã có biến chứng: đau kéo dài do chèn ép rễ thần kinh, gãy lún đốt sống, gãy xương... Việc điều trị hầu hết mới chỉ dựa vào canxi, vitamin D và chất chuyển hóa của vitamin D (canxitriol). Các thuốc điều trị tích cực khác còn rất hạn chế. Đa số nhân dân lao động không có khả năng sử dụng thuốc điều trị lâu dài khi có bệnh, chưa có giải pháp để đương đầu với những khó khăn về kinh tế của người bệnh. Mặt khác phần lớn khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta rất thiếu canxi, việc sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa trong cộng đồng còn rất ít và hầu hết mới chỉ cải thiện khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng cho xương chắc khỏe ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, do đó tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương cũng cao hơn. Một số nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy:

Một phần của tài liệu Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)