D ầu x ira ng đùi C hồ xi ra ng gây
3. Mât xương do tác động cùa tuôì tác “T"
PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH LOẢNG XƯƠNG
đ oAnvAnđ ệ
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRỈ) gãy xẹp đốt sống hỉnh chêm
Chẩn đoán gãy xẹp đốt sống thường dựa trên phim chụp cột sống nghiêng, hoặc có thể chẩn đoán gãy xẹp đốt sống bằng cách so sánh với phim chụp trước đây nếu có thể.
Thực tế hiện nay việc chẩn đoán gãy đốt sống thường bị bỏ qua hoặc được chẩn đoán nhưng mô tả không chính xác.
Đôi khi dùng chất đòng vị phóng xạ Technetium (99 Tc) có thể cho thấy vị trí đốt sống bị gãy xẹp mà trên phim X quang quy ước không phát hiện được. Kỹ thuật dùng tia X năng lượng kép (Dual - energy - X - Ray absorptionmetry (DXA), cũng có thể dùng để chẩn đoán gãy đốt sống.
Nguyên nhân gây đau ở một số bệnh nhân có thể liên quan đến gãy xương do loãng xương: Biến dạng cột sống (gù), giảm chiều cao, giảm các vận động, giảm hoặc mất sự tự tin khi thực hiện các động tác trong sinh hoạt hàng ngày...
Một số trường hỢp nặng có các triệu chứng hô hấp, đau vùng bụng do gù gập bờ dưới xương sườn và xương cánh chậu.
Gãy đốt sống thường liên quan đến việc tăng tỉ lệ tử vong, chủ yếu là do kết hợp với nhiều bệnh khác và các biến chứng do gãy xương.
Gãy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi là biểu hiện hay gặp do loãng xương ở người già. Giảm mật độ xương vùng cổ xương đùi có thể phát hiện bằng phim chụp X quang quy ước và các phẫu thuật viên thường phát hiện xương giòn, dễ vỡ khi phẫu thuật.
Hầu hết các bệnh nhân gãy cổ xương đùi xảy ra ở tuổi trên 70 và thường có mật độ xương thấp, giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) mất cân bằng, phản ứng chậm chạp và nhiều người được dùng nhiều loại thuốc khác nhau.
Đôi khi gãy cổ xương đùi là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh lý ác tính ở xương, hoặc các cơ quan khác di căn đến xương nên cần phải chần đoán phân biệt hoặc loại trừ, trước khi xác định chẩn đoán gãy xương do loãng xương.
Gãy cổ xương đùi thường gặp 3 loại sau:
đ oAn VAN đ ệ
Sơ đồ vị trí gãy cổ xương đùi do loãng xương:
1: Gãy cổ xương đùi phần dưới chỏm
2: Gãy cổ xương đùi phần trên
Khoảng 90% số bệnh nhân gãy cổ xương đùi có liên quan đến ngã và kiểu gãy phụ thuộc một số yếu tố;
- Cơ chế chấn thương (góc khi ngã). - Các kiểu ngã (khi đi bộ, trượt, xoắn vặn).
Các yếu tố có liên quan đến việc bảo vệ bởi lớp mõ dưới da, và phản xạ thần kinh cơ của bệnh nhân với các kiểu chấn thương.
Gãy xương vùng cẳng tay (đầu dưới xương quay)
Gãy đầu dưới xương quay (colles) gặp ở phụ nữ cao gấp 10 lần so với ở nam giới và thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 45-65, điển hình nhất là khi ngã về phía trước và chống tay xuống đất. Gãy đầu dưới xương quay do loãng xương bệnh nhân cần phải bó bột trong vòng 4-6 tuần để có thể liền xương. Nhiều bệnh nhân được điều trị ngoại trú, những bệnh nhân cao tuổi cần phải điều trị tại bệnh viện và cần có chế độ chăm sóc đặc biệt tránh nguy cơ xảy ra các biến chứng và các bệnh đi kèm có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, suy tim v.v... Nhiều bệnh nhân cảm thấy khó chịu kéo dài, giảm khả năng cử động ở các mức độ khác nhau, biến dạng có thể xuất hiện muộn là do hậu quả liền xương ở tư thế xấu.
đoAnvAnđệ
Hình ảnh Xquang gãy đầu dưới xương quay do loãng xương
Gãy xương ở các vị trí khác
Các gãy xương khác có liên quan đến loãng xương gồm gãy đầu trên xương đùi, xương cảnh chậu, đầu xa của xương chầy hoặc xương chầy/mác, xương sườn hoặc thân xương chầy. Tại các vị trí xương dễ gãy nêu trên chủ yếu do giảm các bè xương so với phần xương đặc. Điều này rất quan trọng vì khi tăng chu chuyển xương thì các vị trí có nhiều xương bè dễ bị mất xương và hậu quả dễ gãy
PHỒNG VA CHỬA BỆNH LOÃNG XƯƠNG
xương do chấn thương nhẹ. ở các vị trí có xương đặc chiếm ưu thế rất ít khi xảy ra gãy xương (như xương bàn chân, xương cổ tay).
đoAn VAN đệ
Hình ảnh Xquang: Gãy đầu dưới xương cánh tay
^ Xử trí kỳ đầu gãy xương do loãng xương
Xử trí gãy xương do loãng xương ở hầu hết các trường hỢp không khác so với các loại gãy xương do chấn thương khác ở người khỏe không bị loãng xương.
Phẫu thuật kết xương là điều trị cơ bản, tuy nhiên cần đặc biệt chú ý săn sóc sau mổ để phát hiện và điều trị các rối loạn chuyển hóa xương.
Gãy lún xẹp đốt sống thường được điều trị bảo tồn nội khoa, các thuốc giảm đau có thể được dùng làm giảm triệu chứng đau trong những tuần đầu. Nhiều trường hỢp bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi và điều trị các triệu chứng do gãy lún; xẹp đốt sống gây ra như bán tắc ruột, hoặc tắc ruột, viêm phổi v.v...
Những bệnh nhân gãy xẹp đốt sống có đau mức độ nặng có thể dùng biện pháp bơm xi măng sinh học vào đốt sống bị xẹp, lún (có tên là Kyphoplasty hoặc Veteloroplasty).
PHÒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Sơ đồ kỹ thuật bơm xi măng sinh học điều trị gãy xẹp đốt sống do loãng xương
Các thuốc chống viêm giảm đau không Steroid hoặc các thuốc giảm đau ma túy có thể được sử dụng cho bệnh nhân nhằm giảm chứng đau, tập đi lại từ từ, điều ưị vật lý và phục hồi chức năng.
Mang nẹp lưng tỏ ra ít hiệu quả ở phần lớn số bệnh nhân, và có xu hướng làm giảm hiệu quả tì nén lên hệ cơ xương. Khi hoạt động thể lực, mang vật nặng trong điều kiện sinh lý, lực tì nén tác động thì cơ thể có xu hướng chống lại lực tì nén làm cho xương chắc, khỏe.
Điều trị bằng vật lý, phục hồi chức năng như phương pháp dùng nước, kích thích thần kinh bằng xung điện qua da thường đem lại kết quả giảm đau tốt.
Điều trị bằng Calitonin cá hồi dạng xịt qua mũi hoặc thuốc tiêm dưới da có tác dụng làm giảm đau xương và có thể giảm liều các thuốc giảm đau bậc 1 (các thuốc giảm đau gây nghiện) làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Tiêm ngoài màng cứng bằng Glucocorticoid có thể làm giảm đau nhanh và mạnh ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này phải tiến hành tại bệnh viện trong điều kiện vô trùng nghiêm ngặt.
^ Hậu quả lâu dài của gãy xương do loãng xương
Gãy xương do loãng xương đều có thể gây hậu quả nghiêm trọng khi gãy xương xảy ra ở bất kì vị trí nào.