PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Một phần của tài liệu Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1 (Trang 41 - 43)

D ầu x ira ng đùi C hồ xi ra ng gây

PHỒNG VA CHỮA BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Những điểm đáng lưu ý về tỉ lệ loãng xương và nguy cơ gãy xương:

- Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống.

- Tỉ lệ loãng xương tăng nhanh theo lứa tuổi.

- Những người trên 80 tuổi thì cứ 3 phụ nữ thì 1 người bị gãy cổ xương đùi và cứ 5 người năm có 1 người gãy cổ xương đùi.

- Số người gãy xương do loãng xương những thập niên gần đây tăng gần gấp đôi theo các số liệu thống kê.

- Gãy xương do loãng xương bắt buộc phải chi phí lượng lớn ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe.

chế bệnh sinh của gãy xương do loãng xương

Mật độ xương thấp (hay mật độ khoáng của xương thấp) là một trong các yếu tố quan trọng nhất gây ra gãy xương do loãng xương. Mật độ xương (bone mineral density) được xác định bằng lượng mô khoáng trên một đơn vị diện tích (g/cm^) qua kiểm tra bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Với một số kỹ thuật khác, mật độ xương biểu hiện lượng chất khoáng trên đơn vị thể tích xương (g/cm^). Mật độ khoáng của xương ở ngưòi lớn được xác định bằng cả

mật độ xương đỉnh lúc trưởng thành và tình trạng mất xương các năm tiếp theo. Hai quá trình này chịu ảnh hưởng của hiện tượng tái cấu trúc xương, hiện tượng này bị chi phối bởi yếu tố di truyền (gen) và yếu tố môi trường.

Gãy xương do loãng xương xảy ra do hậu quả của chấn thương có thể nhẹ hoặc nặng tác động lên các xương đã bị giảm về chất lượng và sức mạnh của xương. Mặc dù có mối liên quan chặt chẽ giữa mật độ khoáng của xương (BMD) và nguy cơ gãy xương nhưng cũng có nhiều yếu tố cơ học khác cũng đóng vai trò quan trọng quyết định sức maiứi của xương và nguy cơ tuyệt đối gây gãy xương. Do vậy rất khó đánh giá một cách chính xác và lượng hóa được nguy cơ gãy xương: Bao gồm tốc độ tái cấu trúc xương, kết cấu của xương xốp, vỏ xương và độ dầy của bè xương, hình dạng của xương, và các chỉ số kết cấu của xương. Hiện nay người ta tập trung nghiên cứu các đo đạc, lượng hóa cấu trúc xương bằng các phương pháp như: Chụp cắt lớp vi tính định lượng và cộng hưởng từ (QCT và MRI).

Tuy vậy các nghiên cứu về chất lượng xương cho thấy giảm mật độ khoáng của xương và giảm sức mạnh của xương là nguyên tố gây gãy xương do loãng xương. Ngã, tổn thương phần mềm và hệ cơ xương là yếu tố bệnh sinh cơ bản của gãy xương do loãng xương.

Một phần của tài liệu Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1 (Trang 41 - 43)