Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần: Ch

Một phần của tài liệu Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1 (Trang 81 - 83)

D ầu x ira ng đùi C hồ xi ra ng gây

6.Thay khớp gối nhân tạo từng phần hoặc toàn phần: Ch

định đối với các trường hỢp thoái hóa khớp gối nặng mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.

Đ ể trành xa bệnh thấp khớp

Chị em phụ nữ có thể đối phó với chứng thấp khớp vào tuổi mãn kinh bằng những lUu ý sau:

- Chẩn đoán loãng xương sớm là bước rất quan trọng để giúp hạn chế mất xương ở giai đoạn sớm nhất có thể. - Không mang vác các vật nặng, nên vận động một

cách nhẹ nhàng, tránh mang giầy cao gót, chú ý đề phòng trượt ngã.

- Điều chỉnh cân nặng ở trọng lượng lý tưởng.

- Duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao một cách đều đặn, tập các bài tập bổ ích, tốt cho hệ thống xương khớp như thái cực quyền, các bài tập dưỡng sinh, các bài tập tốt cho khớp gối để tránh cứng khớp gối. - Cần có một chế độ ăn uống đủ chất: canxi, florua,

magiê, và bổ sung vitamin D bằng cả việc ăn uống kết hỢp với hoạt động ngoài trời, tăng cơ hội tắm nắng để làm tăng lượng vitamin D3 tổng hỢp ở tế bào da, làm tăng khả năng hấp thụ canxi qua đường tiêu hóa, làm cho xương chắc hơn. Bạn cũng nên bổ sung đầy đủ canxi tối thiểu 1 .OOOmg/ngày.

- Sử dụng liệu pháp nội tiết tố thay thế ở giai đoạn mãn kinh theo chỉ định của bác sĩ.

- Đối với một số trường hỢp cần phải được bổ sung estrogen và canxi, hạn chế tối thiểu hiện tượng gãy xướng.

- Tránh đi bộ nhiều trong giai đoạn khớp gối đang đau. Đây là một sai lầm mà nhiều bệnh nhân hay mắc phải. Bơi hoặc đạp xe đạp tại chỗ là các biện pháp tập luyện tốt.

- Tiêm khớp phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tiêm trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối.

Phân biệt bệnh nhuyễn xương và loãng xương

Nhuyễn xương xảy ra khi khung xương không thực hiện đưỢc quá trình canxi hóa (còn gọi là khoáng hóa) như bình thường. Nhuyễn xương có thể xảy ra khi cung cấp vitamin D không đủ, chuyển hóa vitamin D rối loạn, hay mô không còn mẫn cảm với nó. Nhuyễn xương thường gặp ở người già ít phơi nắng, hay khẩu phần ăn thiếu hụt vitíUnin D. Nhuyễn xương còn được gây ra bởi kém hấp thu vitamin D qua đương tiêu hóa hay rối loạn chuyển hóa vitamin D như cắt dạ dày tá tràng, cắt ruột, bệnh đường ruột mạn tính, bệnh lý gan tụy, mật, hội chứng kém hấp thu, suy thận suy tuyến cận giáp.

Xương khỏe mạnh được tạo thành bới những protein và khoáng chất (đặc biệt là canxi). Sức mạnh của xương phụ thuộc vào lượng chất khoáng nằm trong lớp vỏ xương. Thông qua qua trình khoáng hóa, vitamin D có vai trò điều chỉnh quá trình hấp thu các chất khoáng như canxi, phốt pho và đưa chúng đến vỏ xương. Chứng nhuyễn xương không giống như bệnh loãng xương. Trong bệnh loãng xương, độ dày đặc của xương bị giảm đi, khối lượng xương ít hơn, nhưng hàm lượng khoáng chất trong xương là bình thường.

Nhuyễn xương không giống loãng xương, rối loạn xương khác cũng có thể dẫn đến gãy xương. Nhuyễn xương dùng để chỉ sự mềm xương, thường gây ra do thiếu hụt vitamin D. Tuy nhiên nhuyễn xương là kết quả từ một khiếm khuyết trong quá trình tạo xương, trong khi phát triển bệnh loãng xương do sự suy yếu của xương từ trước.

Một phần của tài liệu Phòng và điều trị bệnh loãng xương: Phần 1 (Trang 81 - 83)