Các mô hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng (Trang 36 - 39)

5. Nội dung nghiên cứu

1.3.1.2 Các mô hình nghiên cứu trong nước

- Môi trường làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì môi trường làm việc liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời nó cũng là nhân tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động không thích những môi trường làm việc nguy hiểm,bất lợivà không thuận tiện. Nhiệt độ,ánh sáng , tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp . Hơn nữa,nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, với cácphương tiện làm việc sạch sẽ,hiện đại và các trang thiết bị phù hợp.(Nguyễn Hữu Lam (1998), Hành vi và tổchức, NXB Giáo Dục, HồChí Minh)

-Điều kiện làm việc là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến động lực tại nơi làm việc , điều này đãđược khẳng định trong nghiên cứu của Lưu Thị Bích Ngọc và các tác giả ( 2013 ) tại Thành phố Hồ Chí Minhtrong nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn”,Tạp chí Khoa Học Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh,số 49 năm 2013.Theo Trần Kim Dung ( 2001 ) với nghiên cứu “Đo lường mức độ thỏa mãnđối với công việc trong điều kiện của Việt Nam” đã thực hiện nghiên cứu đo lường sự thỏa mãn trong công việc bằng cách sử dụng thang đo JDI và thuyết nhu cầu của Maslow ( 1943 ) kết quả có 2 nhân tố mới là phúc lợi và điều kiện làm việc,trong đónhân tố tác động lớn nhất là nhân tố điều kiện và môi trường làm việc. Theo Giao Hà Quỳnh Uyên ( 2015 ) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên văn phòng tại công ty phần mềm FPT Đà Nẵng” thì kết quả cho thấy cải thiện điều kiện làm việc là việc thực

hiện tốt các chính sách an toàn lao động , đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng để tăng năng suất và cải thiện môi trường xung quanh người lao động.

-Tháp nhu cầu của Maslow đã chỉ ra rằng nhu cầu đầu tiên, cơ bản nhất là nhu cầu sinh lý. Điều này có nghĩa là lao động luôn quan tâm đầu tiên là đến thu nhập để đảm bào cuộc sống của mình và giađình,đề tái tạo sản xuất sức lao động. Học thuyết của Herzberg cũng chỉ ra rằng tiền lương thuộc nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động. Tiền lương không chỉ thể hiện giá trị công việc mà nó còn thể hiện giá trị, địa vị của người lao động trong gia đình, trong tổ chức và xã hội . Tiền lương cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến động lực của người lao động trong nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi ( 2014 ) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên trực tiếp sản xuất ở tổng công tylắp máy Việt Nam-LILAMA”.

- Tiền thưởng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trực tiếp phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Thường có rất nhiều loại bao gồm : Thưởng năng suất, chất lượng, thưởng tiết kiệm, thưởng sáng kiến, thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp , thường tìmđược nơi cung ứng , tiêu thụ , kí kết hợp đồng mới ; thưởng bảo đảm ngày công và thưởng lòng trung thành , tận tâm với doanh nghiệp ( Trần Kim Dung , 2001 ) trong nghiên cứucứu “Đo lường mức độ thỏa mãnđối với công việc trong điều kiện của Việt Nam”.

- Chất lượng nhân viên đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp nên chú trọng vào chính sách đào tạo và tạo cơ hội cho nhân viên phát triển bản thân ( Trần Kim Dung, 2001 ) trong nghiên cứu cứu “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam”. Mỗi nhân viên đều muốn được thăng tiến và ai cũng muốn có nhiều tiền hơn, nhiều đặc quyền hơn . Nhiều lúc nhân viên cảm thấy chán nản, cảm thấy mình chưa sử dụng hết công sức, mình xứng đáng nhận trách nhiệm nhiều hơn . Dù bất cứ lý do gì, nhân viên đều muốn đi lên và muốn cấp trên giúp họ ( Đỗ Thành Năm,thu hút và giữ chân người giỏi ,nhà xuất bản Trẻ,2006).

-Theo nghiên cứu của Lưu Thị Bích Ngọc và cộng sự ( 2013 )trong nghiên cứu “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn” cũng

chỉ rõđào tạo là yếu tố cũng rất quan trọng tác động đến động lực làm việc của nhân viên . - Luận văn thạc sĩ của Thái Thị Thu ( 2013 ) trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long” cũng đã chỉ rõđặc điểm công việc có tác động khá mạnh đối với lao động tại nhà máy chếbiến nông sản Sơn Long. Điều này cũng được khẳng định lại tại nghiên cứu của Lê Thị Linh Chi ( 2015 ) trong nghiên cứu “Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần Dệt may Huế ” và nghiên cứu của Lê Quang Long tại công ty cổ phần An Phú ( 2015 ) .

*Tiếp cn các nghiên cứu trước vcác yếu tố ảnh hưởng đến động làm vic ca nhân viên của Trường Đại hc Kinh tế , Đại hc Huế:

- Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Linh Chi ( 2015 ) với đề tài : “ Giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổphần Dệt may Huế ”.Nghiên cứu chỉ ra 7 yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động bao gồm: (1) Bàn chất công việc ; (2) Cơ hội đào tạo , thăng tiến ; (3) Môi trường làm việc ; (4) Lãnhđạo ; (5)Đồng nghiệp ; (6) Tiền lương ; (7)Ý thức gắn kết với công ty .

Ưu điểm : nghiên cứu chỉ ra được yếu tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của người lao động và khá phù hợp với môi trường lao động tại Việt Nam.

Nhược điểm: Nghiên cứu chưa chỉ ra được các yếu tố: “Thưởng, phụ cấp, phúc lợi” khi các yếu tố này cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo động lực cho nhân viên trong tổchức.

- Đề tài:” Biện Pháp Thúc Đẩy Động lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Viễn Thông FPT Chi Nhánh Thừa Thiên Huế” của Đinh Thị Diệu Ái (2012) với mô hình nghiên cứu 6 nhân tố ảnh hưởng: Môi trường làm việc, Lương thưởng và phúc lợi, Triển vọng phát triển, Cấp trên và đồng nghiệp, Sựhứng thú trong công việc, Lòng trung thành. Sau quá trình phân tích và loại bỏ 3 nhân tố ảnh hưởng thì kết quảcho thấy rằng là 3 nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc của nhân viên là: Cấp trên và đồng nghiệp, Sựhứng thú trong công việc, Lòng trung thành.

-Đề tài:”Nghiên cứu công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty cổphần lương thực Bình Trị Thiên” của Trần ThịNgọc(2018) với mô hình nghiên cứu

5 nhân tố ảnh hưởng: Điều kiện làm việc, Đào tạo và thăng tiến, Bản chất công việc, Tiền lương và phụ cấp, Triển vọng phát triển, Mối quan hệvới đồng nghiệp, Sựhứng thú trong công việc.Sau quá trình phân tích và loại bỏ 3 nhân tố ảnh hưởng thì kết quả cho thấy rằng là 3 nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến động lực làm việc của nhân viên là: Tiền lương và phụ cấp,Đào tạo và thăng tiến,Điều kiện làm việc.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng (Trang 36 - 39)