Bản chất của công việc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng (Trang 74 - 75)

5. Nội dung nghiên cứu

2.3.1.7 Bản chất của công việc

 Bản thân công việc

Để nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty TNHH MTV ToyotaĐà Nẵng, không chỉ có các công cụ kinh tế mà bản thân công việc cũng là một trong những công cụ hữu ích góp phần nâng cao động lực làm việc cho người lao động.Khi nhân viên yêu thích công việccủa mình thì họ sẽ làm việc hăng say và đóng góp cho công ty nhiều hơn. Do đó, người lao động công ty trước khi được trở thành nhân viên chính thức đều phải trải qua các vòng thi tuyển, sát hạch về chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết cho công việc và trải qua một thời gian dài thử việc. Quá trình thi tuyển và thử việc sẽ giúp cho công ty lựa chọn được những người có trìnhđộ, năng lực phù hợp với yêu cầu công việc. Các bộ phận, phòng ban của công ty được bố trí theo từng chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Điều này góp phần làm cho người lao động hoàn thanh đúng công việc của mình được giao mà không có sự nhầm lẫn, sai sót sang công việc của các phòng ban khác;đồng thời việc thực hiện các công việc mang tính độc lập sẽ giúp cho người lao động tập trung chuyên môn hoàn thành công việc với hiệu suất và hiệu quả cao.

Trong quá trình làm việc nhân viên luôn được hỗ trợ về mặt vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp cơ sở vật chất để đảm bảo hoàn thành công việc, nhân

Phòng Hành chính

viên còn được giao quyền giải quyết công việc của mình và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc mình làm. Các nhân viên có ý thức làm chủ công việc của mình nên họ hết lòng với công việc được giao. Nhân viên cảm thấy được động viên khi hoàn thành xuất sắc một công việc cụ thể, ví dụ như hoàn tất một công việc, giải quyết xong một vấn đề, hay hoàn thành đúng hạn.

Ngoài ra , các nhân viên còn được đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết công việc- điều này làm thoả mãn cái tôi của mỗi thành viên, nhân viên cảm thấy công việc mình làm có ý nghĩa và tạo điều kiện cho các thành viên khác có cơ hội học tập lẫn nhau.

Thái độ làm việc của nhân viên

Thái độ làm việc của nhân viên cũng là một yếu tố đánh giá công tác tạo động lực. Một người nhân viên thường đi muộn về sớm, không tập trung làm việc,...thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động thì không thể là người có động lực tốt trong lao động.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng (Trang 74 - 75)