Văn hóa tổ chức của doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng (Trang 43 - 45)

5. Nội dung nghiên cứu

1.3.2.6 Văn hóa tổ chức của doanh nghiệ p

Văn hoá doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu của sự phát triển thương hiệu vì hìnhảnh văn hóa doanh nghiệp sẽgóp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp được tạo thành từtổng thể các triết lý quản lý, mục tiêu sản xuất kinh doanh, các chính sách quản lý nhân sự, bầu không khí tâm lý của tập thể lao động, lềlối làm việc và các mối quan hệ nhân sự giữa cấp trên và cấp dưới và các đồng nghiệp với nhau.Thực tiễn cho thấy, văn hóa doanh nghiệpảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân trong công việc . Muốn các thành viên trong tổchức hết lòng vì mục tiêu chung tức là có động lực làm việc thì doanh nghiệp cần thiết lập được một văn hóa doanh nghiệp mạnh. Để làm được điều này doanh nghiệp cần phải làm rõ một số khía cạnh: Nhiệm vụ chính là gì ? Mục tiêu cần đạt được và làm thế nào để đạt được ... Với việc làm rõ các vấn đề trên người lao động thấy rõ trách nhiệm cần phải góp sức vào việc đạt được các mục tiêu đó. Hơn nữa khi các thành viên gắn kết, cùng hòađồng trong môi trường công việc chung và hiểu được ai là người cần thiết phải hợp tác thì nhiệm vụcủa nhóm mới được hoàn thành và lợi ích của từng thành viên mới được đảm bảo. Bên cạnh đó ,

mối quan hệcấp trên cấp dưới được thắt chặt thì việc phản hồi thông tin sẽ được thông suốt , khuyến khích cấp dưới phát huy sáng tạo và đóng góp ý kiến cho việc ra quyết định quản lý và tạo được sựnhất trí cao giữa các thành viên, tăng cường sựhợp tác, sự trung thành và cam kết của các thành viên với tổchức.

(Nguồn:Giáo trình Hành vi và tổchức, NXB Giáo Dục, HồChí Minh)

Giả thiết mô hình:

- H1: Biến “Điều kiện làm việc” có tác động tích cực tới biến “Thúc đẩy động lực làm việc”.

- H2: Biến “Lương, thưởng và phúc lợi” có tác động tích cực tới biến “Thúc đẩy động lực làm việc”.

- H3: Biến “Cấp trên và đồng nghiệp” có tác động tích cực tới biến “Thúc đẩy động lực làm việc”.

- H4: Biến “Bản chất công việc” có tác động tích cực tới biến “Thúc đẩy động lực làm việc”.

- H5: Biến “Đào tạo và phát triển nghề nghiệp” có tác động tích cực tới biến “Thúc đẩy động lực làm việc”.

- H6: Biến “Văn hóa tổ chức của doanh nghiệp” có tác động tích cực tới biến “Thúc đẩy động lực làm việc”.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 đã trình bàyđược những lý do, mục tiêu đề tài nghiên cứu về động lực thúc đẩy làm việc. Trong nội dung tác giả đã trình bày về sự cần thiết của việc tạo động lực thúc đẩy làm việc của nhân viên trong công ty. Đưa ra được các học thuyết về tạo động lực làm việc của nhân viên tại công ty. Dựa vào các học thuyết đó để đưa ra các biện pháp, giải pháp cụ thể và phù hợp cho từng công ty.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV TOYOTA ĐÀ NẴNG.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Biện pháp thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Toyota Đà Nẵng (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)