2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH
2.2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về cơ sở của trách nhiệm
các Điều 65 và 66 về xoá án tích, chương X về những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội, khoản 3 Điều 80, khoản 6 Điều 289 và khoản 6 Điều 290 về những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội ngay cả khi phạm các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng …
Từ những điều phân tích trên đây, có thể kết luận rằng, toàn bộ đường lối xử lý hình sự được ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999, thể hiện quan điểm xử lý một cách đúng đắn các mối tương quan giữa các mức độ nặng - nhẹ của hành vi phạm tội; giữa yếu tố hành vi phạm tội với yếu tố nhân thân người phạm tội; giữa các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; giữa các yếu tố bắt buộc áp dụng với các yếu tố tuỳ nghi áp dụng; giữa yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự với khả năng điều tra phát hiện tội phạm; giữa yêu cầu nhân đạo với các yêu cầu khác của Luật Hình sự, mà trước hết là công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm. Thông qua các quy định có tính phòng ngừa, các quy định có tính phân biệt và phân hoá, Luật Hình sự Việt Nam thể hiện rõ nét đường lối xử lý hình sự nhân đạo: trừng trị kết hợp với giáo dục, nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Đó cũng là cách thức thực hiện có triển vọng các nhiệm vụ và mục đích của Luật Hình sự. Có thể khẳng định rằng, Luật Hình sự , quán triệt xu hướng phát triển có triển vọng là để thực hiện được nhiệm vụ và mục đích của mình, Luật Hình sự không thể không khoan hồng đối với người phạm tội. Song, sự khoan hồng đó phải là phương tiện đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm một cách có hiệu quả. Đó chính là giới hạn của sự nhân đạo vốn được đặt trong mối liên hệ giữa yêu cầu nhân đạo với các yêu cầu công lý công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm của Luật Hình sự. Điều đó một lần nữa cho phép khẳng định rằng, “nói đến nhân đạo trong Luật Hình sự là nói đến giảm bớt trách nhiệm hình sự, hình phạt cho người phạm tội”.
2.2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
2.2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về cơ sở của tráchnhiệm hình sự nhiệm hình sự
Nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự đòi hỏi phải quy định cơ sở thống nhất, duy nhất của trách nhiệm hình sự, bởi lẽ: thứ nhất, cơ sở của trách nhiệm hình sự cho
thấy rõ khía cạnh pháp luật của vấn đề về trách nhiệm của Nhà nước trong việc sử dụng Luật Hình sự đến mức độ nào, đến giới hạn nào để bảo vệ được các lợi ích khác nhau trong xã hội và để có thể thể hiện được mối liên hệ giữa trách nhiệm hình sự với các hình thức trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm pháp lý dân sự, trách nhiệm pháp lý hành chính, trách nhiệm kỷ luật … và với các hình thức trách nhiệm xã hội (như trách nhiệm về đạo đức, về tổ chức, về kỷ luật, … ); thứ hai, cơ sở của trách nhiệm hình sự cho thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ và trực tiếp giữa nó với vấn đề rộng lớn hơn là vấn đề về tự do và trách nhiệm của công dân trong xã hội và thứ ba, cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định xét đến cùng là nhằm duy trì và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện các nguyên tắc khác của nền tư pháp hình sự nước ta mà trước hết là nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng Luật Hình sự, ở thời đại nào cũng vậy, đều có những quan điểm khác nhau về cơ sở của trách nhiệm hình sự. Vấn đề đặt ra là lấy hành vi hay đặc điểm nhân thân làm căn cứ cơ bản để quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự? Việc lựa chọn một trong hai yếu tố nói trên làm căn cứ cơ bản có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng các quy định của Luật Hình sự mang tính nhân đạo hay không mang tính nhân đạo.
Đòi hỏi quan trọng bậc nhất của nguyên tắc nhân đạo đối với việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự là khẳng định vai trò hàng đầu của hành vi. Vấn đề là ở chỗ, chỉ bằng hành vi (bằng hành động hoặc không hành động) người phạm tội mới gây ra hoặc đe doạ trực tiếp gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội đó. Hơn nữa, chỉ bằng hành vi của người phạm tội, chúng ta mới biết được ai là người thực hiện nó (bằng hành động hoặc không hành động) có lỗi hay không có lỗi… Trong Luật Hình sự hành vi đó không phải là hành vi nói chung, mà là hành vi chứa đựng đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Mọi suy nghĩ, tư tưởng, âm mưu, dự định… của con người, vì vậy không thể là cơ sở của trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hình sự, hiểu một cách đơn giản nhất, đó là hậu quả pháp lý hình sự mà một người phải gánh chịu trước nhà nước do họ đã thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm. Trách nhiệm hình sự đó có thể là hình phạt, cũng có thể là những biện pháp tư pháp như tịch thu tang vật, tiền trực triếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công
khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh… Nói cách khác, trách nhiệm hình sự chính là sự phản ứng của Nhà nước đối với người thực hiện hành vi cụ thể có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tính có lỗi và tính phải chịu hình phạt tức là tội phạm. Vì vậy, tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự. Ở đâu có tội phạm thì ở đó có trách nhiệm hình sự và ngược lại, ở đâu không có tội phạm thì ở đó không có trách nhiệm hình sự. Với quy định tại Điều 2 “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, Bộ luật Hình sự năm 1999 khẳng định cơ sở chung của trách nhiệm hình sự là hành vi phạm tội, và mọi hành vi phạm tội đều phải dẫn đến trách nhiệm hình sự, còn trách nhiệm hình sự có hình thức và mức độ như thế nào còn phụ thuộc vào hành vi cụ thể được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Trách nhiệm hình sự, theo Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 1999, có hai nội dung: thứ nhất, chỉ một người phạm một tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự; thứ hai, bất cứ ai phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Cả hai nội dung đó của trách nhiệm hình sự đều thể hiện tính nhân đạo của việc quy định cơ sở trách nhiệm hình sự bởi chúng cho thấy: thứ nhất, trách nhiệm hình sự là (và phải là) hệ quả pháp lý tất yếu của việc phạm tội; thứ hai, điểm khởi đầu của trách nhiệm hình sự là thời điểm xảy ra tội phạm.
Bởi tội phạm cũng là một loại vi phạm pháp luật, vì vậy một trong những đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc nhân đạo đối với việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự là ghi nhận khái niệm tội phạm, ngoài việc đưa ra những dấu hiệu phản ánh được nội dung chính trị - xã hội của tội phạm còn phải định ra tiêu chí cho phép xác định rõ giới hạn giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác. Vấn đề là ở chỗ, đối với mỗi loại hành vi vi phạm pháp luật nhất định, Nhà nước quy định và áp dụng những biện pháp trách nhiệm tương ứng, tương xứng với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của chúng. Bởi vậy, nếu không xác định một cách rõ ràng giới hạn đó, có thể dẫn đến tình trạng là những hành vi chưa đến mức độ bị coi là tội phạm lại bị coi là tội phạm và người thực hiện nó bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn những hành vi thực sự đã đến mức phải coi là tội phạm nhưng lại không bị coi là tội phạm và người thực hiện nó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật… Cả hai trạng thái đó, xét đến cùng đều trái với nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.
Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, trong nhận thức của con người về tội phạm có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn, trước đây, trước hết người ta lấy hình phạt làm chuẩn rồi mới nhận thức và quy định tội phạm. Đặc biệt trong một thời gian dài Luật Hình sự thực định không biết đến khái niệm tội phạm. Ngay cả khi tội phạm được nhìn nhận ở những hành vi đơn lẻ hay ở những nhóm hành vi nhất định, thậm trí ngay cả khi tội phạm được quan niệm không chỉ là hành vi mà còn cả tư tưởng, âm mưu, ý định…khái niệm tội phạm cũng không được ghi nhận trong Luật Hình sự. Thế nhưng, khái niệm tội phạm cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, có khái niệm tội phạm trong đó nhà làm luật chỉ mô tả dấu hiệu trái pháp luật hình sự hay còn gọi là dấu hiệu hình thức của tội phạm, theo đó “tội phạm là hành vi bị Luật Hình sự cấm bằng việc đe doạ áp dụng hình phạt”14. Nhược điểm chủ yếu của khái niệm tội phạm chỉ mô tả dấu hiệu trái pháp luật hình sự của tội phạm là ở chỗ “tạo nên cách hiểu có tính chất trừu tượng trong một vòng luẩn quẩn: a) Tội phạm là hành vi bị cấm và bị trừng phạt theo Luật hình sự, còn hành vi bị cấm và bị trừng phạt theo Luật Hình sự - là tội phạm; thế nhưng, b) Cái gì trong cốt lõi của hành vi bị coi là tội phạm và những căn cứ để tội phạm có hành vi đó – tuyên bố nó là tội phạm và bị trừng phạt, thì vẫn còn nằm ngoài phạm vi của định nghĩa ấy”15. Chính nhược điểm chủ yếu đó làm cho khái niệm tội phạm không có tính nhân đạo, hay nói cách khác, khái niệm đó không đáp ứng nhu cầu nhân đạo của Luật Hình sự. Vậy thì, để có được một khái niệm tội phạm thể hiện được yêu cầu nhân đạo của Luật Hình sự nhà làm luật phải làm gì? Thiết nghĩ, nhà làm luật cần xây dựng khái niệm tội phạm, trong đó khẳng định tội phạm là hành vi thoả mãn: thứ nhất, tính rõ ràng của một việc làm từ phía chủ thể; thứ hai, nội dung phải mang tính logic gắn những đối tượng tác động cụ thể và có ý nghĩa; thứ ba, mang mục đích và động cơ của chủ thể; thứ tư, có mối liên hệ với một trật tự hay quy chuẩn của xã hội nhất định và được nhìn nhận, đánh giá trên cơ sở các trật tự và quy chuẩn đó.
Như vậy, tội phạm không chỉ là hành vi thuần tuý mà là hành vi trái quy chuẩn và nguy hiểm đáng kể cho xã hội. Hành vi trái quy chuẩn ở đây phải là trái quy định của Luật Hình sự, bị luật Hình sự ngăn cấm và hậu quả của hành vi đó là những hạn chế
14 Lê Cảm, Những đặc điểm cơ bản của các trường phái lý luận chính trong khoa học luật hình sự trên thế giới, Tạp chí Luật học, Số 3 năm 1999, tr.9.
15 Lê Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.104.
và cưỡng chế về mặt Nhà nước. Nhưng tội phạm chỉ có thể là hành vi có lỗi. Việc coi lỗi là cơ sở về mặt chủ quan của trách nhiệm hình sự gắn liền và xuất phát từ mục đích của Luật Hình sự, của trách nhiệm hình sự và của hình phạt là đảm bảo công lý, công bằng xã hội và phòng ngừa tội phạm. Vấn đề là ở chỗ, nếu trách nhiệm hình sự và hình phạt được quy định và áp dụng đối với một người không nhận thức được tính chất của hành vi của mình, chúng sẽ trở nên vô nghĩa và thậm chí là vô nhân đạo. Đồng thời nếu trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng đối với những người thân thích với người phạm tội mà những người này không có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thì chúng trở nên vô nhân đạo. Vì vậy, không thể không đồng ý với quan điểm cho rằng, “Trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi của người phạm tội xuất phát từ quan điểm tiến bộ được thừa nhận chung của khoa học luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền coi tính chất lỗi là dấu hiệu chủ quan bắt buộc của tội phạm và tương ứng như vậy – trong những điều kiện không thể thiếu được của trách nhiệm hình sự nên chỉ được phép buộc tội chủ quan mà không được phép buộc tội khách quan như là hiển hiện rõ nét nhất của tình trạng vô pháp luật và tuỳ tiện trong lĩnh vực tư pháp hình sự - truy cứu trách nhiệm hình sự một người về việc thực hiện hành vi bị Luật Hình sự cấm hay về thiệt hại gây nên cho các lợi ích được bảo vệ bằng pháp luật hình sự tránh khỏi bị xâm hại của tội phạm (về mặt chủ quan) nhưng lại không xác định được lỗi của người ấy (về mặt chủ quan)”16. Do vậy, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt khi có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện tội phạm. Lỗi sẽ không có nếu hành vi được thực hiện bởi một người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc thuộc một trong những trường hợp được loại trừ lỗi, chẳng hạn, phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ…Lỗi vốn được hiểu là thái độ tâm lý của người đã thực hiện hành vi đối với tính chất, ý nghĩa của hành vi và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Lỗi, chính vì vậy, là một trong những yếu tố của cơ sở của trách nhiệm hình sự. Về vấn đề này, không thể không đồng ý với quan điểm cho rằng, Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi đòi hỏi có sự thống nhất giữa các dấu hiệu về mặt khách quan và về mặt chủ quan. Điều đó có nghĩa là:
16 Lê Cảm, Sách đã dẫn, tr.71 – 72. 17 Đào Trí Úc, đã dẫn, tr.266.
“- Một người chỉ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những gì thuộc về chủ quan của mình (ý nghĩ, tư tưởng,…) khi những cái chủ quan đó được hiện hữu vào các hành vi có thực.
- Ngược lại, một hành vi và hậu quả của hành vi dù là nguy hại cho xã hội cũng không thể trở thành cơ sở của trách nhiệm hình sự nếu hành vi và hậu quả đó không được quyết định bởi ý thức và thái độ tinh thần của chủ thể (cố ý hoặc vô ý)”17.
Như vậy, nếu quy định và áp dụng các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với một hành vi đơn thuần xảy ra ngoài nhận thức chủ quan của con người cũng như đối với những hậu quả và tác hại thực tế về vật chất, thể chất hoặc tinh thần do hành vi đó gây ra, thì các biện pháp trách nhiệm hình sự được quy định và áp dụng đó dĩ nhiên đó hoàn toàn trở nên vô nghĩa đối với cá nhân bị áp dụng. Hơn thế nữa, việc làm đó không thể nhận được sự đồng tình từ phía những người khác trong xã hội. Vì vậy, vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc xác định hiệu quả của các biện pháp tác động hình sự được đặt ra là: sự tác động của các biện pháp trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chỉ thực sự có tác dụng một khi nó được đặt dưới sự chi phối của ý thức. Chẳng hạn, nếu trừng trị một người bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh lý khác