PHỤC NHẰM ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO
Về nguyên tắc , pháp luật được ban hành là để điều chỉnh những quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế. Theo lôgích đó, khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, trước đó trong xã hội đã tồn tại ở mức độ điển hình, phổ biến những quan hệ xã hội vốn là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự. Song cuộc sống luôn vận động phát triển, kéo theo đó là sự vận động phát triển của các quan hệ xã hội. Sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành, trong xã hội xuất hiện thêm những quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật hình sự. Mặt khác, Bộ luật Hình sự xét đến cùng là kết quả của hoạt động lập pháp hình sự mà chất lượng của hoạt động này bị quyết định và chi phối bởi rất nhiều nhân tố cơ bản (bên ngoài) như kinh tế, địa lý tự nhiên môi trường, nhân chủng học, dân tộc, chính trị - pháp lý, tâm lý pháp luật, ý thức pháp luật… và những nhân tố thủ tục (bên trong) như thiết chế tổ chức, điều kiện về thủ tục trình tự và đặc biệt là lợi ích của những người xây dựng và những người tham gia xây dựng Bộ luật Hình sự, nên các quy phạm pháp luật hình sự có thể phù hợp, cũng có thể không phù hợp với nhu cầu cần điều chỉnh đối với các quan hệ xã hội. nói cách khác, trong pháp luật hình sự luôn tồn tại những “lỗ hổng” nhất định. Những “lỗ hổng’ đó có thể là những mảng quan hệ xã hội quan trọng chưa được Luật Hình sự điều chỉnh mà lẽ ra chũng đã phải được điều chỉnh và có thể là những mảng quan hệ xã hội quan trọng đã được Luật Hình sự điều chỉnh, nhưng được điều chỉnh chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ và đặt biệt là chưa thống nhất, do những nguyên nhân khách quan, khách quan – chủ quan và chủ quan khác nhau, vì vậy chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.
3.1.1. Hạn chế về “khái niệm tội phạm” được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành
Việc phân tích các quy định về trách nhiệm hình sự cho thấy rằng, khái niệm tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành là chưa hoàn toàn chính xác. Vấn đề là ở chỗ, bản chất chính trị - xã hội của mọi vi phạm pháp luật là ở tính nguy hiểm cho xã hội của chúng. Như chúng ta đã biết, tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu vật chất
tổng hợp của mọi hành vi vi phạm pháp luật cho phép các hành vi vi phạm pháp luật với các vi phạm đạo đức cũng như các vi phạm xã hội khác. Tính nguy hiểm cho xã hội, vì vậy là thuộc tính khách quan của mọi hành vi vi phạm pháp luật thể hiện trong một tổng thể hai phạm trù: “tính chất” – “mức độ”. Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật được quyết định bởi ý nghĩa, vai trò, tính chất, tầm quan trọng và giá trị của những xã hội mà hành vi đó xâm phạm, bởi các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan (như thiệt hại, công cụ, phương tiện, thời gian địa điểm, hoàn cảnh khi thực hiện…), mặt chủ quan (như hình thức lỗi, động cơ, mục đích,…), các dấu hiệu đặt trưng của chủ thể (như đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự và bởi những tình tiết khác có ý nghĩa tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự). trong sự so sánh các dấu hiệu thuộc tính khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và chủ thể vốn quyết định tính nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật, có thể thấy tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ lớn hơn so với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Vì vậy, tiêu chí cơ bản để phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của chúng. Tính nguy hiểm cho xã hội còn được coi là dấu hiệu vật chất của mọi vi phạm, còn mức độ nguy hiểm cho xã hội là đặc tính khách quan tương ứng với từng loại hành vi vi phạm pháp luật. Đó cũng chính là điều kiện khác nhau cơ bản đưa đến sự phản ứng của Nhà nước đối với từng loại vi phạm pháp luật cụ thể. Đó cũng là lý do lý giải vì sao những hành vi có mức độ khác nhau của tính nguy hiểm cho xã hội lại được quy định trong các ngành luật khác nhau và đối với những người có lỗi trong việc thực hiện chúng Nhà nước áp dụng những biện pháp trách nhiệm khác nhau về mức độ tác động như hình phạt, các chế tài dân sự, lao động, các biện pháp xử phạt hành chính… Do vậy, việc nhà làm luật sử dụng thuật ngữ “tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể” tại khoản 4, Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 là chưa chính xác, chưa phản ánh hết bản chất chính trị - xã hội của tội phạm. Tương tự, trong khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999, việc nhà làm luật chưa quy định dấu hiệu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự vốn là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộc về chủ thể của tội phạm cũng làm cho khái niệm tội phạm thiếu chính xác. Thực tiễn cho thấy có những người có năng lực trách nhiệm hình sự song chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện dù có tính trái pháp luật hình sự, có lỗi và phải chịu hình phạt cũng không phải là tội phạm. Thiết nghĩ, để khái niệm tội phạm có độ chuẩn xác cao, nhà làm luật không thể không bổ sung dấu hiệu đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự vào khái niệm tội phạm. Đồng thời, nhà làm luật không thể không thay thuật ngữ “tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể” bằng thuật ngữ “mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, vì rằng việc phân biệt tội phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác, như đã nhấn mạnh, phải dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của các loại hành vi đó bởi tất cả các hành vi vi phạm pháp luật điều có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Rõ ràng, đây là một trong những điểm hạn chế cần được nghiên cứu và khắc phục để đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.
Để bảo đảm yêu cầu nhân đạo cũng như các yêu cầu khác của Luật Hình sự như công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm… hành vi bao giờ cũng phải được đặt lên hàng đầu khi quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự. Trong khi đó, trong quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự được ghi nhận tại Điều 2 Bộ luật Hình sự hiện hành, nhà làm luật chưa khẳng định được vị trí hàng đầu của hành vi trong số những yếu tố của cơ sở của trách nhiệm hình sự. Thiết nghĩ sẽ là rõ ràng và chính xác hơn, nếu trong quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự, nhà làm luật khẳng định được việc thực hiện hành vi có đủ cấu thành tội phạm cụ thể đã được quy định trong Bộ luật Hình sự là cơ sở của trách nhiệm hình sự và khẳng định việc phải chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội là không tùy thuộc vào nguồn gốc, dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú,… của người đó, đặc biệt là khẳng định việc người phạm tội không phải chịu hai lần trách nhiệm hình sự về cùng một tội. Có như vậy mới đảm bảo đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo đối với việc quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự.
3.1.2. Hạn chế về mặt phân loại tội phạm
Việc nhà làm luật tiến hành phân hóa tội phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự tại các khoản 2 và 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự hiện hành là nhằm thực hiện các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo. Theo đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo, để phân hóa tội phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự thì ngoài việc lấy hình thức lỗi, khách thể loại… nhà làm luật còn lấy những dấu hiệu thể hiện được nội dung chính trị xã hội của các tội phạm và chỉ rõ được mức độ nghiêm trọng tương quan giữa các tội phạm để phân loại tội phạm. Dấu hiệu đó là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Trước khi pháp điển hóa, Luật Hình sự nước ta không phân loại tội phạm theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của chúng. Bộ luật Hình sự đầu tiên (1985) của nước ta tại khoản 2 Điều 8 phân loại tội phạm thành hai loại: tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng. Thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm ở nước ta cho
thấy sự phân loại tội phạm thành hai loại như đã nêu tỏ ra có nhiều bất cập không đáp ứng được một cách đầy đủ các đòi hỏi của các nguyên tắc của Luật hình sự trong đó có nguyên tắc nhân đạo. Vì vậy, Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta tại khoản 2 Điều 8 đã chỉ rõ cơ sở của việc phân loại tội phạm là tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, theo đó tội phạm được phân thành bốn loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tại khoản 3 của điều luật này, tương ứng và phù hợp với 4 mức độ nguy hiểm cho xã hội đã được phân hóa: gây nguy hại không lớn; gây nguy hại lớn; gây nguy hại rất lớn; gây nguy hại đặc biệt lớn là 4 mức độ cao nhất của khung hình phạt: đến 3 năm tù, đến 7 năm tù, đến 15 năm tù, trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Việc chia tội phạm thành 4 loại như vậy đánh dấu một bước phát triển mới của đường lối đấu tranh với tội phạm có phân hóa tội phạm và phân hóa trách nhiệm hình sự cao trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Cách phân loại tội phạm thành 4 loại như trên có ý nghĩa rất lớn đối với việc hoàn thiện nhiều quy định thuộc phần chung của Bộ luật Hình sự như quy định về nguyên tắc xử lý, về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án, điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp, các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm, xóa án tích… Cách phân loại tội phạm thành 4 loại như trên còn là một trong những căn cứ để phân hóa tội phạm, phân hóa trách nhiệm hình sự trong xây dựng các cấu thành tội phạm, các khung hình phạt ở phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự. Đối với việc xây dựng các chế định của Luật Tố tụng hình sự, cách phân loại tội phạm thành 4 loại tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng các quy định về thẩm quyền điều tra, thời hạn điều tra, các biện pháp ngăn chặn, thẩm quyền truy tố, thẩm quyền xét xử… Đối với thực tiễn áp dụng Luật Hình sự, cách phân loại tội phạm thành 4 loại được ghi nhận tại Điều 8 Bộ luật Hình sự là căn cứ để áp dụng nhiều nội dung của Bộ luật Hình sự như: Nguyên tắc xử lý (Điều 3), áp dụng những hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù đối với trường hợp phạm một tội lần đầu ít nghiêm trọng, đã hối cải, các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12), chuẩn bị phạm tội (Điều 17), che dấu tội phạm (Điều 21), không tố giác tội phạm (Điều 22), tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 49)… Đồng thời, các quy định về phân loại tội phạm tại Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 còn là căn cứ để xây dựng các quy định về chế độ chấp hành hình phạt và thi hành án hình sự, chẳng hạn, quy định các mức độ nghiêm khác nhau của chế độ chấp hành hình phạt tù trong pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 của nước ta. Song, về kỹ thuật lập pháp, theo cách quy định về phân loại tội phạm được ghi nhận
tại Điều 8 thì mỗi loại tội phạm, trừ loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, ba loại tội phạm còn lại phân biệt nhau bởi hai ranh giới: mức độ gây nguy hại và mức cao nhất của khung hình phạt, trong khi đó ranh giới đó chưa được kết hợp một cách rõ ràng, chẳng hạn, đối với tội nghiêm trọng có mức độ gây hại lớn cho xã hội nhưng chế tài lại quy định mức cao nhất của khung hình phạt là trên ba năm tù đến bảy năm tù. Thiết nghĩ, đây cũng là “lỗ hổng” cần được khắc phục theo hướng kết hợp một cách rõ ràng hai giới hạn được dùng để phân loại tội phạm nhằm đảm bảo hơn nữa nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.
3.1.3. Hạn chế về mặt cấu thành tội phạm
Theo đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo, hình phạt được quy định và áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm bởi sự tương xứng đó chính là yếu tố “cần” và “đủ” để hình phạt đạt được mục đích của mình. Để giải quyết được sự tương xứng đó, trước hết người tư đưa ra một mô hình pháp lý của tội phạm, đó là cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là hệ thống các dấu hiệu khách quan và chủ quan được Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định vốn đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm. Hệ thống các dấu hiệu đó đặc trưng cho khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm. Các dấu hiệu của tội phạm liên hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau; mỗi dấu hiệu tồn tại trong một chỉnh thể với các dấu hiệu khác và là một bộ phận không thể thiếu của chỉnh thể thống nhất vì vậy nếu thiếu một dấu hiệu nào đó sẽ không có cấu thành tội phạm. Bởi các đặc điểm như: được Luật Hình sự quy định; có tính chất đặc trưng, có tính điển hình và có tính bắt buộc, cấu thành tội phạm cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác, phân biệt trường hợp phạm tội này với trường hợp phạm tội khác trong một tội phạm. Như vậy, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý của việc áp dụng Luật Hình sự chính xác và thống nhất. Điều đó cho phép lý giải vì sao trong Luật Hình sự đã có khái niệm chung về tội phạm, người ta còn đưa ra mô hình pháp lý của tội phạm cụ thể - cấu thành tội phạm. Với hệ thống các dấu hiệu đặc trưng cho các yếu tố: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm cụ thể, cấu thành tội phạm thể hện đầy đủ bản chất, nội dung chính trị - xã hội của tội phạm. Nếu các tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau, thì bốn yếu tố đó cũng có những nội dung biểu hiện khác nhau. Tùy thuộc vào các dấu hiệu đặc trưng cho bốn yếu tố của cấu thành tội phạm cơ bản; cấu thành tội phạm tăng nặng; cấu thành tội phạm giảm nhẹ. Việc xây dựng các cấu thành tội
phạm khác nhau đó xuất phát từ đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo là muốn có nhân đạo phải xây dựng các cấu thành tội phạm khác nhau bởi gắn với từng loại cấu thành đó là loại và mức hình phạt tương ứng. Về cơ bản các cấu thành tội phạm được xây dựng trong các điều luật cụ thể thuộc Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự năm 1999 đáp ứng được đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự. Tuy nhiên, một số cấu thành tội phạm được xây dựng còn thiếu chặt chẽ, mức độ phân hóa tội phạm, phân hóa trách