Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về miễn trách nhiệm hình

Một phần của tài liệu Luận văn 2020 nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam (Trang 52 - 58)

2. SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH

2.2.2.Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về miễn trách nhiệm hình

nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và hiệu lực hồi tố đối với một số trường hợp cụ thể

Quy định “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 1999 còn có ý nghĩa là bất kỳ người nào dù có tư tưởng, âm mưu, dự định phạm tội, mà chưa thể hiện chúng thành hành vi phạm tội cụ thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Về nguyên tắc, trách nhiệm hình sự được thực hiện thông qua hình phạt mà Toà án quyết định đối với người phạm tội nhằm đạt được mục đích của Luật Hình sự. Song, cũng có những trường hợp đạt được mục đích đó mà không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Trong những trường hợp trên đây, Luật Hình sự cho phép miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Vậy thì, miễn trách nhiệm hình sự là gì? Và để được miễn trách nhiệm hình sự, người đã thực hiện tội phạm phải đáp ứng những điều kiện gì? Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề này có ý nghĩa nhân đạo to lớn. Miễn trách nhiệm hình sự được hiểu một cách dung dị là không buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người đó đã thực hiện do có những điều kiện và cơ sở mà Bộ luật Hình sự đã quy định. Xét về bản chất pháp lý thì miễn trách nhiệm hình sự là chế định thể hiện một trong những khía cạnh của chính sách hình sự nhân đạo của nước ta là khi có đủ những điều kiện và cơ sở được quy định trong luật thì cần áp dụng các biện pháp tác động pháp lý khác đối với người phạm tội thay cho các biện pháp tác động hình sự. Việc thay thế các biện pháp tác động đó chỉ được phép thực hiện khi các mục đích của hình phạt có thể đạt được mà không cần áp dụng trách nhiệm hình sự. Xét đến cùng, miễn trách nhiệm hình sự phản ánh xu hướng tiết kiệm trừng trị người phạm tội bằng các biện pháp tác động pháp lý hình sự vốn được khoa học pháp lý hình sự, thực tiễn xây dựng và áp dụng Luật Hình sự thừa nhận. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, nhà làm luật nước ta quy định 7 loại miễn trách nhiệm hình sự: 1) Miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19); 2) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 2 Điều 23); 3) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội do sự chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 4) Miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội mà do chuyển biến của tình hình bản thân họ

không còn nguy hiểm cho xã hội nữa (khoản 1 Điều 25); 5) Miễn trách nhiệm hình sự do có hành vi tích cực của người phạm tội (khoản 2 Điều 25); 6) Miễn trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá (khoản 3 Điều 25); 7) Miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và nếu được gia đình, cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục (khoản 2 Điều 69). Ngoài Phần chung, việc miễn trách nhiệm hình sự còn được Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định ở một số điều luật ở Phần các tội phạm. Chẳng hạn tại khoản 3 Điều 80, nhà làm luật quy định “Người nào đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự”. Các quy định tương tự về miễn trách nhiệm hình sự cũng được quy định tại khoản 6 Điều 289, khoản 3 Điều 314 …

Phân tích nội dung của từng loại miễn trách nhiệm hình sự trên đây, có thể thấy rằng, tuy có sự khác nhau trong các cơ sở của từng loại miễn trách nhiệm hình sự, song sự khác nhau đó dù ở mức độ nhiều hay ít cũng không làm thay đổi bản chất tội phạm của những hành vi đã được thực hiện. Điều đó có nghĩa là, cả ở vào thời điểm thực hiện và cả vào thời điểm miễn trách nhiệm hình sự cho những người đã thực hiện, những hành vi đó đã và vẫn là tội phạm. Điều đó cũng có nghĩa là, đối với những người được miễn trách nhiệm hình sự, dù các biện pháp tác động được áp dụng có thay đổi, họ vẫn là những người phạm tội. Khỏi phải lập luận thêm cũng có thể khẳng định rằng, miễn trách nhiệm hình sự đối với những người phạm tội trong những trường hợp trên đây là việc làm mang tính nhân đạo sâu sắc. Tính nhân đạo của việc miễn trách nhiệm hình sự chẳng những thể hiện ở điều kiện và môi trường mà người phạm tội có được để tự cải tạo, giáo dục, nhanh chóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, mà còn thể hiện ở khả năng động viên, khuyến khích của mọi người tham gia vào công việc quản lý, giáo dục người phạm tội.

Phân tích nội dung từng loại miễn trách nhiệm hình sự nêu trên đây còn có thể thấy rằng, chúng được phân thành hai loại: loại mang tính chất áp dụng bắt buộc và loại mang tính chất áp dụng một cách tuỳ nghi. Loại miễn trách nhiệm hình sự mang tính chất áp dụng bắt buộc được quy định tại Điều 19, khoản 2 Điều 23 và khoản 1 Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 1999, còn lại là loại được áp dụng một cách tuỳ nghi.

Vậy thì tại sao nhà làm luật lại vừa quy định loại miễn trách nhiệm hình sự mang tính chất áp dụng bắt buộc lại vừa quy định loại miễn trách nhiệm hình sự có tính chất áp dụng một cách tuỳ nghi? Vấn đề là ở chỗ, cũng như các quy phạm pháp luật nói chung, các quy phạm pháp luật hình sự có tính khái quát và tính phổ biến. Trong khi đó các quy phạm pháp luật được quy định ra là để áp dụng đối với những trường hợp cụ thể vốn rất phong phú và đa dạng trong cuộc sống. Chính tính cụ thể trong áp dụng và tính khái quát, phổ biến trong quy phạm pháp luật hình sự đòi hỏi nhà làm luật phải cân nhắc quy định đồng thời cả loại miễn trách nhiệm hình sự có tính chất áp dụng bắt buộc và loại miễn trách nhiệm hình sự có tính chất tuỳ nghi. Phân tích sâu hơn có thể thấy, việc nhà làm luật quy định các loại miễn trách nhiệm hình sự mang tính chất bắt buộc là cần thiết và hợp lý bởi tính chất tuỳ nghi áp dụng của các quy định về miễn trách nhiệm hình sự mặc dù phù hợp với thực tiễn xét xử, song dễ tạo ra “sự suy xét” không đáng có của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng, gây bất lợi cho người đã thực hiện tội phạm và điều đó không phù hợp với các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự. Tuy nhiên, giới hạn của sự đối xử nhân đạo đối với người phạm tội được xác định trong mối liên hệ với các yêu cầu khác của Luật Hình sự như công lý, bình đẳng, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm… nên bên cạnh việc quy định các loại miễn trách nhiệm hình sự mang tính chất bắt buộc, nhà làm luật còn quy định những loại miễn trách nhiệm hình sự mang tính chất tuỳ nghi với những thuật ngữ “có thể miễn trách nhiệm hình sự” để toà án cân nhắc đối với những trường hợp cụ thể trên. Khi giải quyết vấn đề miễn trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp áp dụng có tính chất tuỳ nghi, để đảm bảo các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo, Toà án phải cân nhắc kỹ càng các yếu tố cho phép miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Vấn đề là ở chỗ, đối với trường hợp nào đó, nếu áp dụng các biện pháp tác động không mang tính hình sự mà vẫn đem lại hiệu quả giáo dục cải tạo người phạm tội, phù hợp với dư luận xã hội và đảm bảo việc phòng ngừa tội phạm, thì việc miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội là hoàn toàn hợp lý. Trong những trường hợp này, Toà án có quyền áp dụng hay không áp dụng biện pháp miễn trách nhiệm hình sự, song để không vi phạm nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự, Toà án không được “xem người mà quyết định” mà phải xem xét thật kỹ các điều luật tương ứng cho phép miễn hay không miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Từ những điều phân tích trên đây, không thể không đồng ý với quan điểm cho rằng, “Tính khái quát và phổ biến của quy phạm pháp luật và yêu cầu áp dụng nó một cách cụ thể - đó là hai mặt của sự thống nhất biện chứng đòi hỏi sự sáng tạo và nổi lên vai trò quan trọng của hoạt động áp dụng pháp luật, của hoạt động thực tiễn. Vai trò đó thể hiện ở việc giải quyết vấn đề, làm thế nào để mục đích của người làm luật được thực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn trong mọi điều kiện.”21

Việc quy định tội phạm và kèm theo nó là các hình thức trách nhiệm hình sự mà hình phạt là hình thức chủ yếu và phổ biến nhất, trước hết là để phòng ngừa tội phạm. Hơn thế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, như đã nhấn mạnh, còn là nhằm bảo đảm công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm… Do vậy, khi tội phạm xảy ra thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện nó là cần thiết và không gây ra bất kỳ sự nghi ngờ nào từ phía người phạm tội cũng như từ phía những người khác trong xã hội. Song “hiệu quả của việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội phụ thuộc rất nhiều vào khoảng thời gian thời điểm người phạm tội thực hiện tội phạm đến thời điểm áp dụng hình phạt. Khoảng thời gian đó càng nhỏ thì hiệu quả đạt được của việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt càng cao và ngược lại, khoảng thời gian đó càng dài thì hiệu quả đạt được càng thấp. Nếu giữa thời điểm thực hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đã qua một thời hạn dài và người phạm tội không phạm tội mới, không cố tình trốn tránh thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó trở nên không hợp lý từ góc độ giáo dục phòng ngừa riêng cũng như phòng ngừa chung, trái với nguyên tắc nhân đạo của pháp luật Hình sự nước ta”24.

Nghiên cứu cách quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 23 trên đây, có thể thấy, nhà làm luật nước ta căn cứ vào sự phân loại tội phạm đã được ghi nhận tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 1999 để quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự: 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng, 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Khi hết thời hạn tương ứng đã được quy định đối với các loại tội phạm trên đây và người phạm tội có đủ những điều kiện mà Bộ

21 Đào Trí Úc, Sách đã dẫn, tr.207. 24 Lê Cảm, đã dẫn, tr. 94.

luật Hình sự quy định thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Tại khoản 3 Điều 23 đang phân tích, nhà làm luật quy định cả cách tính thời hiệu và các trường hợp mà việc tính thời hiệu sẽ bị đình chỉ hoặc bị gián đoạn do người phạm tội phạm tội mới, hoặc cố tình trốn tránh và có lệnh truy nã. Việc không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những loại tội phạm nhất định cũng được nhà làm luật nước ta quy định rõ tại Điều 24 Bộ luật hình sự hiện hành. Khoảng cách giữa thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và mức hình phạt mà Bộ luật Hình sự quy định đối với loại tội phạm tương ứng để một người đã thực hiện tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự cũng đã được rút ngắn một cách đáng kể. An ninh quốc gia là lợi ích lần đầu tiên được Bộ luật hình sự đặt ngang hàng với nền hoà bình và an ninh của nhân loại khi quy định không áp dụng thời hiệu đối với cả các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Đặc biệt, khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, lần đầu tiên được ghi nhận về mặt pháp lý trong Bộ luật Hình sự. Tất cả những quy định đó, không cần phải lập luận sâu hơn cũng cho thấy rõ chúng đáp ứng các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.

Việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 là minh chứng cho sự đánh giá chính xác hơn về mặt pháp luật đối với toàn bộ hoặc đối với một số loại hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật Hình sự coi là tội phạm. Đó cũng là quá trình phát triển biện chứng của Luật Hình sự gắn với sự phát triển biện chứng của các quan hệ xã hội cũng như sự thay đổi của tình hình tội phạm. Như chúng ta đã biết, trong pháp luật hình sự tồn tại nguyên tắc mà theo đó, điều luật được áp dụng đối với hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực pháp luật tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Theo nguyên tắc đã được thừa nhận chung đó, các quy định của Bộ luật Hình sự chỉ có thể được áp dụng đối với hành vi phạm tội xảy ra sau khi Bộ luật Hình sự có hiệu lực pháp luật và trước khi Bộ luật Hình sự đó hết hiệu lực thi hành. Điều đó xuất phát từ yêu cầu của nguyên tắc pháp chế là tội phạm và hình phạt phải được quy định trong Bộ luật Hình sự. Dĩ nhiên, yếu tố không có luật không đồng nhất với yếu tố không biết luật. Vì vậy, về nguyên tắc, Luật Hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 1999, thì điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người

phạm tội thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đã có hiệu lực thi hành. Điều đó có nghĩa là, trong những trường hợp khi có điều luật mới quy định các hậu quả pháp lý có lợi hơn đối với hành vi phạm tội của người phạm tội thì hành vi đó được áp dụng theo điều luật mới. Không cần lập luận sâu hơn cũng có thể thấy rằng, quy định tại khoản 3 Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 1999 đã trích dẫn trên đây thấm đượm tinh thần nhân đạo của Luật Hình sự nước ta, kế thừa có chọn lọc giá trị lập pháp của ông cha ngày trước và đặc biệt thể hiện sự tin tưởng mạnh hơn của Luật Hình sự hiện nay vào khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội. Cần bổ sung rằng, so với những quy định tại điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự năm 1985, những quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành có tính nhân đạo cao hơn bởi đã mở rộng chẳng những phạm vi áp dụng mà còn mở cả diện đối tượng được áp dụng điều luật mới có lợi đối với người phạm tội. Điều đó phản ánh trình độ nhận thức cao hơn và chính xác hơn về quan hệ pháp luật hình sự “không phải bị chấm dứt từ khi đưa ra bản án mà là chấm dứt sau khi người bị kết án đã chấp hành xong hình

Một phần của tài liệu Luận văn 2020 nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam (Trang 52 - 58)