4.SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH

Một phần của tài liệu Luận văn 2020 nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam (Trang 76 - 93)

ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

2.4.1. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về căn cứ quyết định hình phạt

Mục đích của hình phạt, như đã nhấn mạnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy định các loại hình phạt, các loại chế tài, các khung hình phạt, các cách gối khung hình phạt, xây dựng hệ thống hình phạt, quyết định hình phạt… Quyết định hình phạt là một giai đoạn và là một nội dung rất quan trọng của hoạt động xét xử thể hiện việc Toà án lựa chọn loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội. Loại và mức hình phạt mà Toà án lựa chọn để áp dụng đối với người phạm tội, như đã nhấn mạnh, nếu quá nặng hoặc quá nhẹ, tức không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, với các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, với các đặc điểm nhân thân người phạm tội…sẽ sinh ra ở người phạm tội thậm chí ở những người khác thái độ coi thường công lý, coi thường pháp luật bởi họ không còn tin tưởng vào tính công bằng của pháp luật, sự công minh cũng như sự

khách quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp này, khó mà nói đến việc đạt được mục đích của hình phạt mà Toà án đã tuyên. Và cũng trong trường hợp này, khó mà nói rằng, việc quyết định hình phạt đó của Toà án đáp ứng các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự.

Hình phạt bao giờ cũng được áp dụng đối với những con người cụ thể mà những con người đó lại có những đặc điểm, tính cách khác nhau về địa vị xã hội, hoàn cảnh gia đình…Vì vậy, về nguyên tắc, việc áp dụng hình phạt ở mức độ giống nhau đối với tất cả những người phạm tội có thể đem lại những kết quả khác nhau. Điều đó lý giải vì sao mà các nhà khoa học luật hình sự đều thừa nhận rằng, loại và mức hình phạt áp dụng đối với người phạm tội phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã được thực hiện, với các đặc điểm nhân thân, với các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt. Điều đó cũng lý giải vì sao mà Luật Hình sự dành cho Toà án “khả năng” rộng lớn trong việc lựa chọn các hình thức phản ứng và các biện pháp tác động cụ thể đối với người phạm tội. Vấn đề là ở chỗ, muốn hay không muốn để đáp ứng được các đòi hỏi của các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo, loại và mức hình phạt được tuyên đối với người phạm tội, như đã nhấn mạnh, phải đảm bảo tính xác định, tính lập luận và tính bắt buộc có lý do. Vậy thì, tính xác định của hình phạt được tuyên là gì? Cái gì là tính lập luận và tính bắt buộc có lý do của hình phạt đã được tuyên? Tính xác định của hình phạt trong bản án buộc tội thể hiện ở chỗ, hình phạt được quyết định đó phải cụ thể về loại hình phạt và thời hạn chấp hành. Tính lập luận và bắt buộc có lý do trong bản án được thể hiện ở chỗ, hình phạt chỉ được áp dụng một khi việc áp dụng nó có đầy đủ cơ sở cần thiết và hợp lý. Khi quyết định hình phạt, Toà án phải nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ vụ án, xác định được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặt chúng trong một tổng thể và dựa vào ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của mình để quyết định hình phạt. Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi việc quyết định hình phạt còn phải bảo đảm tính hợp lý, tức Toà án cần lựa chọn loại và mức hình phạt trong số những phương án giải quyết khác mà luật cho phép. Sự lựa chọn đó phải đúng pháp luật. Tính hợp lý ở đây phải được nhìn nhận ở hai khía cạnh: thứ nhất, ở khía cạnh pháp lý của chính các quy định của Bộ luật Hình sự, nhất là của các quy định về quyết định hình phạt; thứ hai, ở nghĩa hợp lý của việc áp dụng pháp luật trong một phạm vi nhất định

do chính luật quy định về sự lựa chọn cách giải quyết. Trong mọi trường hợp không được lấy tính hợp lý để đối lập lại với nguyên tắc nhân đạo.

Nguyên tắc nhân đạo cũng đòi hỏi hình phạt mà Toà án tuyên đối với người phạm tội phải phản ánh một cách đúng đắn dư luận xã hội, ý thức pháp luật và đạo đức xã hội, có sức thuyết phục mọi người bởi tính đúng đắn, tính nhân đạo của nó. Dư luận xã hội, ý thức pháp luật và đạo đức xã hội đòi hỏi Toà án trong giới hạn luật định phải quyết định mức hình phạt nghiêm khắc đối với những người thực hiện những tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những người tái phạm nguy hiểm, đồng thời phải quyết định mức hình phạt nhẹ đối với những người lần đầu thực hiện những tội phạm ít nghiêm trọng, gây nguy hại không lớn cho xã hội để tỏ rõ sự khoan hồng của pháp luật đối với họ.

Quyết định được loại và mức hình phạt bảo đảm đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo “không phải lúc nào cũng làm việc giản đơn, dễ dàng mà là một tài nghệ lớn của các Thẩm phán và Hội thẩm”. Trong tổng thể các tiền đề đảm bảo cho các Thẩm phán và hội thẩm thực hiện được tài nghệ của mình, có cả tiền đề về pháp luật. Do vậy, nhằm tạo tiền đề pháp luật cho việc quyết định hình phạt đảm bảo được yêu cầu nhân đạo cũng như các yêu cầu khác của Luật Hình sự, tại Điều 45 Bộ luật Hình sự năm 1999, nhà làm luật quy định các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm: các quy định của Bộ luật Hình sự; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự. Việc quyết định hình phạt không thể không dựa vào các quy định của Bộ luật Hình sự như các quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2); nguyên tắc xử lý (Điều 3), trách nhiệm hình sự trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt (các Điều 17,18,52); trách nhiệm hình sự trong đồng phạm (các Điều 20, 53); mục đích của hình phạt (Điều 27), tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50); tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 51), miễn trách nhiệm hình sự (các Điều 19, 25), miễn hình phạt (Điều 54), án treo (Điều 60), các chế tài của điều luật tương xứng với tội phạm cụ thể đã thực hiện được quy định trong phần các tội phạm…bởi chúng cho phép xác định được khung hình phạt để áp dụng hoặc khẳng định có thể áp dụng các biện pháp tha miễn như miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt hay không. Đồng thời, để có thể quyết định được loại và mức hình phạt bảo đảm tính xác định, tính lập luận và tính bắt buộc có lý do, Toà án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tính chất nguy hiểm cho xã hội,

như đã nhấn mạnh là đặc tính về chất của tội phạm, là dấu hiệu đặc trưng của tất cả các tội phạm của một loại tội nhất định được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tính chất nguy hiểm cho xã hội được xác định bởi tất cả các dấu hiệu cần và đủ của cấu thành tội phạm, trong đó có ý nghĩa quan trọng nhất thuộc về tính chất, ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị của những quan hệ xã hội mà tội phạm xâm phạm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội, như đã nhấn mạnh, chính là đặc tính về lượng của từng tội phạm cụ thể có ý nghĩa cho phép phân biệt mức độ nguy hiểm cho xã hội giữa các tội phạm trong cùng một nhóm tội hoặc đối với những trường hợp phạm tội khác nhau trong cùng một tội phạm. Chính trong một tổng thể của các đặc tính về chất và lượng đó, tội phạm thể hiện rõ nét mức độ nghiêm trọng cao hay thấp, nhiều hay ít của tính nguy hiểm cho xã hội của nó. Vì vậy, để có thể áp dụng đối với người phạm tội loại và mức hình phạt tương xứng với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà họ đã thực hiện, Toà án không thể không căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Cũng vì vậy, có thể khẳng định lại rằng, ý nghĩa của hành vi phạm tội không đơn thuần chỉ là dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm mà còn hơn thế bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội có vai trò rất lớn đối với việc quyết định hình phạt. Căn cứ này của việc quyết định hình phạt, cũng vì vậy cho phép khắc phục tình trạng nhìn người mà quyết định hình phạt vốn vẫn tồn tại ở đâu đó trong thực tiễn quyết định hình phạt ở nước ta từ trước đến nay.

Mặc dù không nhìn người để quyết định hình phạt song khi quyết định hình phạt, Toà án không thể không căn cứ vào các đặc điểm nhân thân người phạm tội. Dưới góc độ luật hình sự, nhân thân người phạm tội được hiểu là tổng thể những đặc điểm riêng biệt nói lên tính chất của một con người và có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội vốn không phải là yếu tố của cấu thành tội phạm, chẳng những đòi hỏi Toà án trước hết phải hiểu rõ tính chất của người phạm tội mà mình sẽ quyết định hình phạt, mà còn đòi hỏi Toà án phải đánh giá tường tận khả năng cải tạo giáo dục của họ, từ đó đánh giá được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vừa đánh giá được nguyên nhân và điều kiện phạm tội, để tiến hành cá thể hoá hình phạt nhằm đảm bảo việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội tuân thủ các nguyên tắc công bằng, bình đẳng, dân chủ, nhân đạo. Cũng bởi vậy, khi quyết định hình phạt, Toà án cần cân nhắc những đặc điểm nhân thân có tính chất pháp lý, tức những đặc điểm nhân thân phản ánh được mức độ nguy

hiểm khác nhau của tội phạm và của người thực hiện nó cũng như phản ánh được khả năng cải tạo giáo dục của họ như phạm tội lần đầu, phạm tội do lạc hậu, do trình độ nghiệp vụ non kém, tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội, là người chưa thành niên hoặc là tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp…Đối với những đặc điểm nhân thân khác không mang tính chất pháp lý như người phạm tội là người dân tộc, người phạm tội là người có công với đất nước, nhân sĩ, trí thức có cống hiến lớn và có tên tuổi, người phạm tội là người già yếu, phụ nữ có thai… cũng cần được cân nhắc để quyết định hình phạt, nhằm thực hiện đầy đủ chính sách hình sự trừng trị kết hợp với giáo dục cải tạo người phạm tội, xử lý kết hợp với khoan hồng, tin tưởng vào khả năng cải tạo giáo dục của người phạm tội.

Khi quyết định hình phạt nếu chỉ căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, Toà án vẫn chưa có thể quyết định được loại và mức hình phạt đảm bảo được yêu cầu nhân đạo và các yêu cầu khác của Luật Hình sự. Do vậy, khi quyết định hình phạt, Toà án cần cân nhắc đến các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự bởi trong một tổng thể chúng có ý nghĩa đối với việc tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt trong một khung hình phạt nhất định. Cần lưu ý rằng, tất cả những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đều thuộc về các căn cứ thứ hai và thứ ba đã phân tích trên đây, song được nhà làm luật cụ thể hoá tại Điều 46 “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự” và Điều 48 “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự” nhằm định hướng cho các Toà án khi xem xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như cân nhắc các đặc điểm nhân thân người phạm tội tránh được sự tuỳ tiện và thiếu thống nhất trong khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự vào việc xét xử các vụ án cụ thể. Trong phạm vi một khung hình phạt nhất định, những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự cho phép cá thể hoá hình phạt. Cũng như phân hoá trách nhiệm hình sự, cá thể hoá hình phạt vừa là nhu cầu vừa là phương thức thực hiện các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó có nguyên tắc nhân đạo. Vấn đề là ở chỗ, thông qua việc cá thể hoá hình phạt, toà án có thể quyết định được loại và mức hình phạt “cần” và “đủ”, không mang tính dự trữ, tức quá nặng hoặc quá nhẹ để áp dụng đối với người phạm tội. Cả hai trạng thái: quá nặng hoặc quá nhẹ, như đã nhấn mạnh, đều không đáp ứng yêu cầu nhân đạo và các yêu cầu khác của Luật Hình sự mà trước hết là công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, nhìn từ góc độ nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình

sự, việc đánh giá quá cao vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dĩ nhiên là đúng nhưng chưa thoả đáng, bởi như đã phân tích, không chỉ các tình tiết giảm nhẹ mà cả các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng là căn cứ để Toà án quyết định được loại và mức hình phạt “cần” và “đủ” để cải tạo giáo dục được người phạm tội và làm cho dư luận xã hội đồng tình với phán quyết của Toà án. Vì vậy, khi nói đến giá trị nhân đạo của những tình tiết cho phép quyết định mức hình phạt đúng đắn đó, không nên chỉ nói về vai trò của các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cần nhắc lại rằng, mặc dù đã có tới bốn lần sửa đổi, bổ sung và chỉnh lý, song một số quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 - Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta vẫn được coi là sự phản ánh tức thời của Luật Hình sự trước thực trạng và diễn biến phức tạp của tội phạm, chứ chưa được xây dựng trên một nền tảng thống nhất trong nhận thức về các yêu cầu của Luật Hình sự. Bộ luật Hình sự năm 1999 của nước ta mặc dù đã khắc phục rất nhiều khiếm khuyết cả về mặt nội dung lẫn về mặt kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự năm 1985, song vẫn còn những hạn chế dẫn đến tình trạng xử nặng quá hoặc nhẹ quá, áp dụng không chính xác các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng án treo một cách tuỳ tiện…Thiết nghĩ, quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó “khi quyết định hình phạt, ngoài những tình tiết nêu trên, Toà án có thể coi những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng phải ghi rõ trong bản án” cũng cần được nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật hình sự.

2.4.2. Sự thể hiện của nguyên tắc nhân đạo trong các quy định về quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt

Quyết định hình phạt trong những trường hợp đặc biệt là một trong những nội dung quan trọng của chế định quyết định hình phạt thể hiện được các đòi hỏi của nguyên tắc nhân đạo trong Luật Hình sự. Nội dung đó cũng rất đa dạng và phong phú bởi các

Một phần của tài liệu Luận văn 2020 nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự việt nam (Trang 76 - 93)