Mô hình phát triển sản xuất chi tiết cấy ghép dùng cho ngành chấn thương chỉnh hình và trang thiết bị y tế vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý nghĩa về mặt xã hội.
Về mặt kinh tế: Nó sẽ tạo công việc cho hàng trăm lao động. Đây là sản phẩm mới trong nước chưa sản xuất được, có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi nhuận hàng năm hàng chục tỷ đồng và không phải nhập khẩu.
Sản phẩm thép hợp kim có giá trị cao hơn nhiều so với thép thường. Nếu sản xuất thép không gỉ dùng cho Ngành Chấn thương Chỉnh hình qua các bước gia công chế tạo các chi tiết đánh bóng, tiệt trùng, bao gói thì giá trị của sản phẩm tăng lên rất nhiều có chi tiết đến giá trị đến hàng triệu đồng.
So sánh sơ bộ như vậy đã chứng tỏ lợi ích rất lớn nếu biến bán sản phẩm thành các chi tiết hàng hoá.
Về mặt xã hội: nếu dự án được thực hiện, bước đầu sẽ giảm được việc phải mua của nước ngoài, sau đó tiến đến tự giải quyết toàn bộ. Chế tạo được các chi tiết cho ngành chấn thương chỉnh hình thì chúng ta không phải mua của nước ngoài, vừa đắt vừa không phù hợp với kích thước của người Việt Nam và chắc chắn giá cả rẻ hơn, có lợi cho người sử dụng.
Tự chế tạo được, chúng ta sẽ cung cấp kịp thời cho các bệnh viện cả về số lượng và chủng loại. Như vậy, các ca mổ sẽ được tiến hành đúng kỳ hạn, không phải chờ đợi. Việc thiếu phương tiện đã gây ra nhiều hậu quả đau đớn cho bệnh nhân.
Dự án được triển khai ngoài ý nghĩa kinh tế, xã hội và tính chất nhân đạo ra nó còn đánh dấu một bước tiến bộ của công tác nghiên cứu khoa học – gắn liền với nhu cầu cấp bách của xã hội và giải quyết được các vấn đề cấp bách đó.
Tuy nhiên để có thể được chấp nhận đưa vào sử dụng trong các bệnh viện trong cả nước, cần phải tiếp tục sản xuất một số lượng sản phẩm nhất
-48-
định và đưa ra sử dụng thử ở một số bệnh viện nữa và có kết quả tốt mới được Bộ Y tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên thị trường.
2. Nhu cầu các sản phẩm dùng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và dự báo trong 5 đến 10 năm tới.
Do điều kiện thời gian và kinh phí, nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ tìm hiểu ở một số Bệnh viện ở miền Bắc và Miền Nam, làm việc với một số nhà cung cấp trang thiết bị y tế cũng như trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế, nên những số liệu đưa ra đây về nhu cầu thị trường Việt Nam cũng chưa được chi tiết và đầy đủ. Trong cả nước tổng số các bệnh viện đa khoa có khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình trên 500 bệnh viện. Các bệnh viện có khoa hoặc viện chấn thương chỉnh hình lớn khoảng trên 100. Tiêu thụ các sản phẩm chấn thương chỉnh hình hàng năm ở các trung tâm phẫu thuật lớn như Viện 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Sanh paul … hàng năm từ 2 – 3 tỷ đồng cho các loại chi tiết cấy ghép. Các khoa và trung tâm phẫu thuật chấn thương chỉnh hình nhỏ thì nhu cầu từ 300 triệu đến khoảng 1 tỷ cho các loại chi tiết cấy ghép.
Giá các loại chi tiết cấy ghép trên thị trường hiện nay cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào xuất xứ như của Đức, Pháp, Hàn quốc, Thổ nhĩ kỳ hoặc Pakistan …, giá cũng rất khác nhau. Sau đây là giá một số chi tiết cấy ghép của Pakistan:
Vít xương các loại: 50.000 đ/chiếc ( các loại) Nẹp xương nhỏ 350.000 – 450.000 đ/chiếc
Nẹp xương lớn và phức tạp 450.000 – 800.000 đ/chiếc Đinh nội tủy xương đùi: 1.000.000 đ/chiếc.
Cổ xương đùi: 40 – 45 triệu / chiếc…
Giá các chi tiết cấy ghép của Đức và của Pháp gấp 2 lần của Pakistan. Dựa vào những khảo sát thực tế và số các trung tâm và bệnh viện có khoa phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, nhóm nghiên cứu ước tính nhu cầu các chi tiết dùng cho phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của Việt nam như sau:
-49-
- Đinh Steinmann các loại Φ3 ÷ Φ5 , L125 ÷ 300. Số lượng 500.000 cây - Kim Kirshner các loại Φ 0,8÷ Φ3, L70 ÷ 310. Số lượng 300.000 cây - Vít xương cứng Φ3,5÷Φ4,5: Số lượng 600.000 cái
- Đinh vít xốp Φ4 ÷ Φ6,5: Số lượng 400.000 cái - Nẹp xương loại 6 lỗ, 8 lỗ, 10 lỗ: Số lượng 100.000 bộ - Đinh nội tủy xương đùi 300.000 cây
- Đinh nối cẳng chân, cẳng tay 40.000 cây - Đinh nối 2 xương cánh tay 30.000 cây
- Cổ xương đùi: 1.000 cái - Khung nẹp cột sống: 2.000 cái - Đinh Ender 7.000 cái - Đinh Gamma 16.000 cái - Nẹp DHS 18.000 cái
- Móc và thanh giữ cột sống: 5.000 cái - Dây buộc xương từ Φ 0,5÷ Φ 1,2 mm: 25 kg - Các dụng cụ dùng cho phẫu thuật như tuốc nơ vit, kìm, panh …
Số lượng đưa ra trên đây là số lượng ước tính, ngoài ra số lượng dự trữ thay thế, số lượng ở các khoa tại các Bệnh viện ở các tỉnh nhỏ, miền núi chưa tính đến. Vì vậy nhu cầu thực tế về số lượng cũng như về chủng loại sẽ còn lớn hơn nhiều.
Các chi tiết chế tạo trong ngành chấn thương chỉnh hình hiện chưa có đơn vị nào sản xuất. Khi sản xuất thành công thì chúng ta sẽ giảm nhập khẩu, hơn nữa nhập khẩu thì giá đắt, không đồng bộ và nhất là không phù hợp về kích cỡ.
Mặt hàng này không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt mà lâu dài chắc chắn vẫn còn giá trị cao. Trước mắt sản xuất những chi tiết đơn giản dễ làm, sau một thời gian có thể đầu tư phát triển thêm các chi tiết phức tạp hơn.