Gia công cơ khí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và xây dựng mô hình phát triển sản phẩm dùng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình thay thế nhập khẩu (Trang 38 - 42)

3. Gia công chế tạo sản phẩm

3.3Gia công cơ khí

Sau khi có bán sản phẩm, chuyển sang công đoạn gia công cơ khí để chế tạo các chi tiết. Do sản phẩm là tinh xảo và kích thước nhỏ có độ chính xác cao nên các thiết bị gia công cơ khí thường cỡ nhỏ có cấp chính xác cao thông thường là các thiết bị chế tạo CNC của các nước G7 như máy phay cắt chi tiết, máy tiện vít, cắt lỗ, tiện ren … của Đức, Nhật Bản. Sau đó là đánh bóng cơ, đánh bóng, điện hóa (nếu cần ), làm sạch, in nhãn mác và tiệt trùng.

-38-

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu đã chế tạo 20 chi tiết bao gồm: nẹp xương cẳng tay kích thước 98 x 10 x 3,7 mm; nẹp xương cẳng chân kích thước 102,7 x 12 x 4,7 mm (hình 10) ; vít xương 4,5 mm dài 4,8 mm (hình 11) và vít xương 3,5 dài 3,8 mm (hình 12).

Kích thước các lỗ, rãnh trên nẹp xương được chế tạo theo tiêu chuẩn: TCVN 6798 : 2001 (ISO 5636 : 1988) Vật cấy ghép trong phẫu thuật -Nẹp xương kim loại - Lỗ và rãnh dùng với vít có bề mặt tựa hình cầu; Vít xương được chế tạo theo tiêu chuẩn: ISO 5835:1991 - Implants for surgery -- Metal bone screws with hexagonal drive connection, spherical under-surface of head, asymmetrical thread –Dimensions

3.3.1 Quy trình gia công cơ khí chế tạo nẹp xương

Bao gồm các công đoạn: Nắn thẳng, kiểm tra, cắt phôi, khoan lỗ, tiện đầu côn, khoan lỗ đầu bằng, khoan lỗ, phay rãnh, cắt dây lỗ ô van, lỗ tròn (trên máy CNC) taro ren đầu côn, taro ren đầu bằng, làm cùn cạnh sắc, đánh bóng sơ bộ, uốn cong, đánh bóng tinh, đánh bóng điện hóa, kiểm tra cơ tính. Trong đó công đoạn đánh bóng gồm các bước như sau:

1. Rung bóng thô - Hợp chất: PM580 - Thời gian: 4 giờ 2. Rửa nước

3. Rung bóng tinh - Hợp chất: AM 702 - Thời gian: 1 giờ 4. Đánh bóng điện hóa - Hóa chất: H3PO4 + H2SO4 + CrO3 - Điện áp: 10V - Thời gian: 10phút 5. Rửa nước 6. Trung Hòa 7. Rửa nước

-39- 8. Đánh bóng hoàn chỉnh: - Bước 1: Đánh bóng bằng phớt gắn bột mài cỡ hạt # 180 - Bước 2: Đánh bóng bằng phớt gắn bột mài cỡ hạt # 240 - Bước 3: Đánh bóng bằng phớt gắn bột mài cỡ hạt # 320 - Bước 4: Đánh bóng bằng phớt vải 9. Kiểm tra

10. Tẩy siêu âm + Bao gói

3.3.2 Quy trình gia công cơ khí chế tạo vít xương

Trước đây, để gia công được các loại vít dùng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình là rất phức tạp, bao gồm các công đoạn: Nắn thẳng, cắt phôi, tiện trụ, tiện ren, mài ren, đánh bóng sơ bộ, tiện đầu mũ, cắt chiều dài bằng sản phẩm, xung lỗ lục lăng đầu mũ vít, phay rãnh, đánh bóng điện hóa, kiểm tra cơ tính, nghiệm thu.

Nhưng hiện nay, để tiện những vít này người ta chỉ cần sử dụng 1 máy tiện vít CNC ( của Nhật Bản) là có thể gia công được các loại vít. Từ phôi đầu vào là thép cây tròn trơn (có đường kính phù hợp với kích thước của vít), qua máy tiện vít CNC, sản phẩm đầu ra là các vít chế tạo, các vít này được đánh bóng điện hóa, làm sạch, kiểm tra cơ tính, nghiệm thu.

-40-

Hình 11: Vít xương 4,5

Hình 12: Vít xương 3,5

Sau khi chế tạo xong, chúng tôi đã đưa sản phẩm đi sử dụng thử ở Bệnh viện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh. Đến nay chưa kết thúc thử nghiệm nhưng các sản phẩm đã được đưa sử dụng thử, chưa có sự cố gì xẩy ra.

-41-

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHI TIẾT DÙNG

TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH

Thực hiện chương trình khảo sát công nghệ sản xuất các chi tiết thép

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và xây dựng mô hình phát triển sản phẩm dùng trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình thay thế nhập khẩu (Trang 38 - 42)