Một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh điện năng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh điện năng tại công ty điện lực đồng tháp (Trang 25 - 47)

công tơ quá hạn thay định kỳ, bỏ sót bộ khách hàng không đưa vào khai thác để ghi chỉ số, thu tiền.

- Tổn thất điện năng được xác định theo công thức:

𝛥𝐴 = 𝐴𝑑𝑛 − 𝐴𝑡𝑝

- Tỷ lệ tổn thất điện năng được xác định theo công thức:

𝛥𝐴𝑡𝑙 = 𝐴𝑑𝑛 − 𝐴𝑡𝑝

𝐴𝑑𝑛 𝑥 100%

Trong đó:

- ΔA: Sản lượng điện tổn thất điện năng (kWh);

- Adn: Điện nhận đầu nguồn từ hệ thống (kWh);

- Atp:Sản lượng điện thương phẩm (kWh);

- ΔAtl: Tỷ lệ tổn thất điện năng (phần trăm %);

Chỉ tiêu thời gian mất điện (chỉ số đánh giá độ tin cậy cung cấp điện)

Mất điện: Bao gồm mất điện do sự cố, mất điện do ngừng giảm cung cấp điện theo kế hoạch, ngừng giảm cung cấp điện ngoài kế hoạch, mất điện khác từ lưới 110 kV, mất điện từ lưới công ty truyền tải, phân phối.

Trước đây các nhà quản lý hệ thống điện Việt Nam dùng cụm từ suất sự cố lưới điện để miêu tả lưới điện bị ngừng giảm cung cấp điện cho khách hàng do đường dây và thiết bị hư hỏng trong một thời gian nhất định, nhưng hiện nay với khoa học phát triển, áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý vận hành lưới điện nên Việt Nam áp dụng tên gọi cho thời gian ngừng giảm cung cấp điện với nhiều lý do khác nhau là “chỉ số đánh giá độ tin cậy cung cấp điện”, được hiểu là tầng suất, thời gian đường dây và trạm biến áp bị mất điện do nguyên nhân khách quan, chủ quan từ đó không thể cung cấp điện cho khách hàng được liên tục. Có hai chỉ số để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng là SAIDI và SAIFI.

1.4.3.1. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (SAIDI).

𝑆𝐴𝐼𝐷𝐼 =∑ 𝑇𝑖 𝑥 𝐾𝑖 𝐾

- 17 -

Trong đó:

- SAIDI: Thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối;

- Ti: Thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút lần thứ i;

- Ki: Số khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện kéo dài trên 05 phút lần thứ i;

- K: Tổng số khách hàng sử dụng điện của hệ thống (cả Công ty).

1.4.3.2. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (SAIFI)

𝑆𝐴𝐼𝐹𝐼 = 𝑁𝑖 𝐾

Trong đó:

- SAIFI: Số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối;

- Ni: Tổng số khách hàng bị mất điện;

- K: Tổng số khách hàng sử dụng điện của hệ thống (cả Công ty). Chỉ tiêu giá bán điện bình quân

Giá bán điện bình quân là bao gồm các mức gia bán điện khác nhau như cao thế, trung thế, hạ thế, hay mức giá bậc thang sinh hoạt, giá theo mục đích sử dụng, giá bán điện thấp điểm - cao điểm sau đó đưa về một giá theo phương pháp bình quân gia quyền. Giá bán điện bình quân của Công ty Điện lực Đồng Tháp được tính theo công thức: 𝑃𝑏𝑞 = ∑ ( 𝑃𝑖 𝑥 𝐴𝑖 𝐴𝑖 ) ℎ𝑜ặ𝑐 𝐷𝑡 𝐴𝑡𝑝 𝑛 𝑖=1 Trong đó:

- Pbq:Giá bán điện bình quân (đồng);

- Pi:Giá bán điện tại mức giá thứ i; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ai:Sản lượng điện thương phẩm tại mức giá thứ i; - Dt:Doanh thu bán điện (đồng);

- 18 -

Chỉ tiêu doanh thu bán điện

Là số tiền được tính trên sản lượng điện thương phẩm nhân với giá bán điện bình quân, được xác định theo công thức sau:

𝐷𝑡 = ∑(𝑃𝑖 𝑥 𝐴𝑖 ) ℎ𝑜ặ𝑐 𝑃𝑏𝑞 𝑥 𝐴𝑡𝑝 𝑛

𝑖=1

Trong đó:

- Dt:Doanh thu bán điện (đồng);

- Pi:Giá bán điện tại mức giá thứ i;

- Ai:Sản lượng điện thương phẩm tại mức giá thứ i;

- Pbq:Giá bán điện bình quân (đồng);

- Atp:Sản lượng điện thương phẩm (kWh). Lợi nhuận kinh doanh điện

Là số tiền sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí (chi phí mua điện nội bộ và chi phí mua ngoài). Được xác định theo công thức sau:

𝐿𝑛 = 𝐷𝑡 − 𝐶𝑝

Trong đó:

- Ln: Lợi nhuận kinh doanh điện năng (đồng);

- Dt:Doanh thu bán điện (đồng);

- Cp:Chi phí kinh doanh bán điện (đồng).

* Chi phí bao gồm: Chi phí mua điện nội bộ và chi phí mua ngoài.

- Chi phí mua điện nội bộ: Là chí phí mua điện từ các nhà máy phát điện, điện gió, điện năng lượng mặt trời do Tổng công ty giao;

- Chi phí mua ngoài bao gồm: Tất cả các phi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh điện năng (sửa chữa thường xuyên lưới điện, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tiền lương, bảo hiểm các loại…)

Chỉ tiêu năng suất lao động

Năng suất lao động là một trong những chỉ số liên quan trực tiếp đến người lao động đó là sự tương quan giữa hệ số sử dụng lao động so với sản lượng điện thương phẩm, thứ hai là một trong những chỉ số để tính tăng quỹ tiền lương hàng năm. Bởi theo

- 19 -

quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng như ngành điện quy định thì cứ 1% năng suất lao động tăng lên thì tăng 0,8% quỹ tiền lương so với năm trước liền kề. Để tính được năng suất lao động chúng ta cầm tìm lao động bình quân thực tế, cụ thể theo công thức sau:

1.4.7.1. Lao động thực tế bình quân

𝐿𝐷𝑏𝑞 = 𝐿𝐷01/01 + 𝐿𝐷15/01… … + 𝐿𝐷01/12 𝐿𝐷15/12 24

Trong đó:

- LDbq: Lao động thực tế bình quân năm (người);

- LD01/01: Lao động thực tế tại ngày 01 tháng 01, 02, 03…..12; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- LD15/01: Lao động thực tế tại ngày 15 tháng 01, 02, 03…..12;

1.4.7.2. Năng suất lao động theo sản lượng điện thương phẩm

Được xác định theo công thức:

𝑁𝑆𝐿𝐷𝑡𝑝 = 𝐴𝑡𝑝 𝐿𝐷𝑏𝑞

- NSLDtp:Năng suất lao động theo sản lượng điện thương phẩm (kWh);

- Atp:Sản lượng điện thương phẩm (kWh);

- LDbq: Lao động bình quân năm (người);

1.4.7.3. Năng suất lao động theo khối lượng khách hàng

Được xác định theo công thức:

𝑁𝑆𝐿𝐷𝑘ℎ = 𝐾𝑘ℎ31/12 𝐿𝐷𝑏𝑞

Trong đó:

- NSLDkh:Năng suất lao động theo số lượng khách hàng (khách hàng);

- Kkh31/12:Số lượng khách hàng tính đến 31/12;

- 20 -

1.5.Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh điện năng

Các yếu tố ảnh hưởng chung (bên ngoài)

1.5.1.1.Môi trường chính trị, pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiêu thụ điện. Sự ổn định của chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại.

Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì thông qua các công cụ pháp luật chính sách vĩ mô của Nhà nước mà pháp luật tác động tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động đến mặt hàng hoạt động, ngành nghề, phương thức kinh doanh không những thế nó còn tác động đến chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh thuế. Từ những ảnh hưởng này làm cho hoạt động dịch vụ tăng hoặc giảm sản lượng. Như ngành điện toàn bộ giá mua, bán điện đều do Chính phủ quyết định theo khung nhất định, vì khi thay đổi chính sách sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, xã hội, Nhà nước.

1.5.1.2. Thời tiết, khí hậu, theo mùa vụ

Thời tiết, khí hậu, theo mùa vụ cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với từng điều kiện thời tiết nhất định mà các doanh nghiệp phải có những chính sách cụ thể, linh hoạt tạo điều kiện giúp cho doanh nghiệp tránh được những ảnh hưởng tiêu cực, đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh. Cũng như ngành điện khi mùa nắng nóng sẽ giảm cung cấp điện trên hệ thống do lượng nước tại các hồ thủy điện xuống thấp, các tổ máy tạm ngưng hoạt động, trong khi đó nhu cầu sử dụng điện thì tăng lên…

1.5.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Cả doanh nghiệp khai thác lẫn doanh nghiệp sử dụng tài nguyên thiên nhiên đều có lợi nếu nằm trong vùng có vị trí thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và ngược lại. Nếu không có lợi thế này các doanh nghiệp phải có những chính sách khắc phục thích hợp bởi đây là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- 21 -

Như các công ty điện lực nằm trong vùng phù hợp với công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến lương thực xuất khẩu sẽ sử dụng nguồn điện để phục vụ cho hoạt động SXKD…

1.5.1.4. Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có liên quan đến nhiều lĩnh vực quan trọng như hoạt động, giao dịch, vận chuyển hàng hóa mỗi công việc đều tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chi phí tương ứng. Ví dụ như Đồng Tháp không thể so sánh với Bình Dương, Long An địa phương có nhiều khu công nghiệp hay khu chế xuất bên cạnh là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giao thương hàng quá trong nước và quốc tế nhất cả nước thông qua sân bay, cảng biển…. Chính vì vậy sản lượng điện tiêu thụ phục vụ cho những địa phương này chiếm tỷ trọng lớn gấp nhiều lần so với Đồng Tháp.

1.5.1.5. Điều kiện xã hội, dân cư

Đây là nhóm yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp, tác động đến quá trình kinh doanh một cách ngoài ý muốn, ngoài điều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh, pháp luật, giá cả còn có tập quán dân cư, và mức thu nhập bình quân của dân cư, mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp với chính quyền địa phương các cấp... mà doanh nghiệp buộc phải tìm mọi biện pháp để thích ứng.

Các yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là nhóm yếu tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được cũng như có thể điều chỉnh ảnh hưởng của chúng, bao gồm: Lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý trong doanh nghiệp. Mỗi nhân tố có một ảnh hưởng nhất định khác nhau, tuỳ theo mỗi yếu tố mà mức độ ảnh hưởng khác nhau.

1.5.2.1. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động là một nhân tố quan trọng giữ một vị trí then chốt trong mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trình độ, năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó việc tổ chức phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp, việc sử dụng đúng người, đúng việc sao cho tận dụng tốt nhất năng lực sở trường của từng người là yêu cầu không thể thiếu trong mỗi tổ chức nhân lực của các doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu kinh doanh có hiệu quả. Nếu nói rằng "con người là phù hợp" là điều kiện cần để kinh doanh thì "tổ chức lao động hợp lý" là điều kiện đủ để các doanh nghiệp kinh doanh một cách có hiệu quả. Việc bố trí nhân lực trong mỗi doanh

- 22 -

nghiệp đều phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tổ chức quản lý nhân lực phải đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc có sự phân biệt rõ ràng về nhiệm vụ quyền hạn tránh bỏ sót hoặc trùng lặp để đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ đề ra. Đồng thời cần phải khuyến khích được tính độc lập, sáng tạo của người lao động.

1.5.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ

Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ mọi hoạt động sự tồn tại và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lợi của tài sản. Cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp (nhà cửa, kho tàng, đất đai, bến bãi, máy móc thiết bị, công trình…) và còn góp phần đáng kể vào thúc đẩy hoạt động hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay do đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng vòng quay của vốn lưu động tăng lợi nhuận, đảm bảo cho quá trình tái hoạt động mở rộng của mình. Chính vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự ổn định và phát triển vững mạnh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt này.

1.5.2.3. Yếu tố tổ chức quản lý

Yếu tố này là sự biểu hiện của trình độ tổ chức hoạt động đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền hoạt động, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố công nghệ hoạt động. Cụ thể là biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất. Nhân tố này cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn giúp các nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định về chỉ đạo hoạt động kinh doanh một cách hợp lý kịp thời và chính xác, tạo ra những động lực to lớn để kích thích hoạt động phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.5.2.4. Yếu tố tài sản

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối

- 23 -

đầu tư có hiệu quả nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và cơ hội để khai thác. Tài sản còn phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến PC Đồng Tháp

Như đã trình bày các yếu tố chung mà các doanh nghiệp khác cũng như công ty điện lực bị ảnh hưởng, và sau đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh điện năng của PC Đồng Tháp, bao gồm:

1.5.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện thương phẩm

Hệ thống truyền tải điện cung cấp đủ, thiếu điện năng theo nhu cầu phát triển của địa phương; sự cố, cắt điện để thực hiện sửa chữa, cắt điện do quá tải, thiếu nguồn…

Thực hiện thời gian công tác cấp điện cho kách hàng đúng quy định của pháp luật và quy trình kinh doanh của ngành (chỉ số tiếp cận điện năng) càng ngắn càng tốt để đưa công trình vào vận hành, bán điện cho khách hàng, để thu tiền góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

1.5.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng

Tổn thất kỹ thuật: Chất lượng điện năng từ hệ thống, khoảng cách cấp điện vượt quá tiêu chuẩn, thiết bị điện không đạt theo tiêu chuẩn quy định, bị cây và công trình xây dựng va chạm vào đường dây…các yếu tố khác;

Tổn thất thương mại: Lấy cắp điện, ghi sai chữ số, bỏ sót bộ, công tơ quá hạn….

1.5.3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mất điện

Chất lượng điện năng từ hệ thống cao hoặc thấp làm thiết bị điện bật khỏi vị trí vận hành, thiết bị điện không đạt tiêu chuẩn quy định, khách hàng sử dụng điện vượt quá công suất lắp đặt của thiết bị, bị cây và công trình xây dựng, phương tiện giao thông

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh điện năng tại công ty điện lực đồng tháp (Trang 25 - 47)