II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.5. Giải pháp 5: Giáo viên cần chú trọng phát triển văn hóa đọc cho học
học sinh.
Như chúng ta đã biết, về mặt tâm lý, đọc sách có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của tư duy, nhận thức xã hội và tinh thần của trẻ. Đọc sách một cách chủ động và hứng thú sẽ giúp HS có được kĩ năng, nhận thức và kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống sau này. Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với con người nói chung và lứa tuổi HS nói riêng. Duy trì, phát triển văn hóa đọc giúp các em lĩnh hội các giá trị văn hóa xã hội, hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp thông tin, tiếp nhận tri thức, hình thành nên nhân cách cho các em.
Chính vì vậy người giáo viên cần phải nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc cho HS. Hơn nữa, bản thân người giáo viên cũng phải có niềm đam mê và thói quen đọc sách, coi việc đọc sách là một nhu cầu, một món ăn tinh thần hàng ngày. Và điều quan trọng là giáo viên phải có năng lực phân tích, cảm nhận được cái hay, cái đẹp, những giá trị nhân văn cao cả qua từng trang sách. Bởi lẽ, chính niềm đam mê sẽ thôi thúc giáo viên định hướng tốt cho học sinh của mình. Giáo viên có thể thổi bùng lên ngọn lửa đam mê đọc sách cho học sinh bằng nhiều cách khác nhau như:
+ Xây dựng thư viện lớp học. Điều này rất quan trọng bởi vì có thư viện thì lớp sẽ có nhiều loại sách phong phú, bổ ích, hấp dẫn từ đó sẽ tạo tiền đề để phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
+Tuyên truyền về lợi ích của việc đọc sách, tổ chức giới thiệu những cuốn sách hay đến các em học sinh.
+ Cho các em thi kể chuyện, đóng tiểu phẩm, đóng kịch, vẽ theo sách,… Ngoài ra, tôi luôn chú trọng hướng dẫn HS thể hiện cảm nhận của mình với từng nội dung bài đọc, câu chuyện. không yêu cầu HS nào cũng phải viết hay đòi hỏi HS viết quá nhiều và hay mà chỉ cần các em viết lại được cảm xúc hay nội dung, suy nghĩ, tình cảm hay tính cách của các nhân vật trong truyện bằng 1- 2 câu ngắn gọn. Bởi nếu HS đọc mà không suy ngẫm, không tư duy để hiểu được giá trị của sách thì việc đọc ấy không mang lại hiệu quả cao. Đây là yêu cầu khó nhưng nó liên quan mật thiết với việc đọc sách. HS có am hiểu về
sách, các em sẽ ham muốn đọc sách; khi đã ham muốn đọc sách, các em lại càng muốn tìm đọc nhiều sách hơn nữa. Khi đã hình thành cho HS thói quen viết cảm nhận thì chính là các em đã hình thành được khả năng cảm thụ.
Như vậy, việc phát triển văn hóa đọc giúp các em có kĩ năng đọc thầm, đọc lướt, đọc nhanh và hiểu được cái hay, cái đẹp của từng văn bản. Gieo vào lòng các em lòng say mê văn học. Điều này sẽ giúp ích cho các em trong tiết tập đọc.
Dưới đây là một số hình ảnh về văn hóa đọc của lớp tôi: