Cho thuê tàu định hạn là việc chủ tàu cho người thuê thuê con tàu vào mục đích chuyên chở hàng hóa, hoặc người thuê khai thác con tàu để kinh doanh tàu lấy cước trong 1 thời
gian nhất định.
1. Đặc điểm của phương thức cho thuê tàu định hạn
- Mối quan hệ giữa người thuê và chủ tàu được điều chỉnh bằng 1 văn bản là hợp đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party).
- Đây là hình thức cho thuê tàu tài sản. Trong suốt thời gian cho thuê, quyền sở hữu con tàu vẫn thuộc chủ tàu. Chủ tàu chỉ chuyển quyền sử dụng cho người thuê.
- Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu từ khi hiệu lực hợp đồng có tác dụng và đảm bảo khả năng đi biển của tàu trong suốt thời gian thuê.
- Hết thời hạn thuê, người thuê phải trả lại tàu cho chủ tàu trong tình trạng kĩ thuật bảo đảm tại 1 cảng nhất định theo thời gian qui định.
- Cước phí cho thuê tàu được tính theo đơn vị thời gian (USD/ngày, VND/ngày)
2. Các hình thức cho thuê định hạn
- Thuê tàu định hạn (Thuê tàu định hạn phổ thông/time charter):Là hình thức cho thuê tàu định hạn gồm cả thuyền viên. Trong suốt thời gian thuê, thuyền trưởng và toàn bộ thuyền viên trên tàu, chịu sự quản lý cảu người đi thuê. Tất cả các chi phí liên quan đến khai thác con tàu do người thuê tàu chịu, trừ tiền lương, tiền ăn và phụ cấp của thuyền viên.
+ Là phương thức cho thuê tài sản, tàu của chủ tàu cho người thuê thuê 1 con tàu cùng với thuyền bộ thích hợp
+ Quyền sở hữu tàu thuộc về chủ tàu
+ Hết thời hạn thuê chủ tàu sẽ đòi lại tàu để kinh doanh.
+ Chủ tàu có trách nhiệm đảm bảo cho con tàu luôn ở tình trạng kĩ thuật tốt đủ khả năng đi biển trong suốt thời gian cho thuê
+ Người thuê có trách nhiệm hoàn trả lại con tàu với tình trạng kĩ thuật tốt được ghi nhận sau khi hết hợp đồng thuê tạu nơi và thời điểm quy định
+ Thuyền trưởng, sĩ quan và thủy thủ trên tàu đó phải thực hiện mệnh lệnh của người thuê tàu
+ Người thuê sẽ thực hiện chức năng của người chuyên chở ++ Thuê định hạn theo thời gian (period T/C)
++ Thuê định hạn theo chuyến (trip T/C)
- Thuê tàu định hạn trần (Bare boat charter): Là hình thức chỉ cho thuê con tàu (vỏ, máy, các trang thiết bị cần thiết) không cho thuê thuyền viên. Với hình thức này, người thuê tàu phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con tàu, đồng thời phải bỏ chi phí thuê thuyền viên, cũng như lương, tiền ăn và phụ cấp của họ hàng tháng. Các chi phí liên quan đến khai thác con tàu gồm: chi phí nhiên liệu, nước ngọt, cảng phí, đại lý phí, hoa tiêu phí, BHTNDS của chủ tàu và các chi phí liên quan đến việc xếp dỡ hàng hóa nếu có
Tình huống dẫn đến việc cho thuê tàu định hạn.
Đối với chủ tàu:
·Có khó khăn tạm thời trong việc tìm kiếm nguồn hàng để chuyên chở.
·Có mục đích kinh doanh về cho thuê tàu định hạn với tư cách là chủ tàu thuần túy. ·Giá cước trên thị trường thuê tàu chuyến có xu hướng giảm lâu dài.
Đối với chủ hàng:
thuê tàu chuyến hoặc đi thuê tàu định hạn để tự chuyên chở. ·Tạo thế chủ động trong việc vận chuyển hàng hóa của mình.
·Giảm chi phí vận chuyển trên cơ sở so sánh giữa thuê tàu định hạn và thuê tàu chuyến. ·Tránh việc giá cước vận chuyển tăng lâu dài trên thị trường.
·Những người kinh doanh khai thác con tàu thuê để lấy cước kiếm lời. Trong thuê tàu định hạn, chủ tàu phải thanh toán các chi phí sau: ·Chi phí khấu hao.
·Trích trước về sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên cho tàu. ·Mua bảo hiểm cho thân tàu và TNDS (Hull & P and I)
·Chi phí quản lý. ·Chi phí dầu nhờn.
·Lương thuyền viên và các khoản khác cho thuyền viên (tàu thuê định hạn phổ thông).
3. Các công việc tiến hành cho thuê tàu định hạn
a) Phân tích, dự báo thị trường cước vận chuyển (freight market) Có 4 giai đoạn phát triển
- GĐ1: TROUGH (cực tiểu)
Khi thị trường rơi vào giai đoạn này thì sẽ rất bất lợi cho người khai thác tàu. Giá cước có thể thấp hơn so với điểm hòa vốn, thậm chí thấp hơn so với chi phí biến đổi. Nguyên nhân do tốc độ thương mại hàng hóa giảm xuống, cung về vận tải dư thừa quá nhiều. Để duy trì đội tàu của mình, các chủ tàu chuyển từ tốc độ khai thác sang tốc độ kinh tế để giảm bớt chi phí về nhiên liệu. Nếu tiềm lực tài chính hạn hẹp, các hãng tàu buộc phải bán bớt tàu để trang trải các khoản làm cho thị trường mua bán tàu trở lên sôi động. Nhiều người bán ít người mua, giá tàu có thể rớt xuống bằng giá sắt vụn. Đây cũng là cơ hội tốt cho 1 số ít các nhà đầu tư tàu chờ cơ hội kinh doanh
- GĐ2: Phục hồi
Khi cung và cầu có xu thế cần bằng thì giá cước có biểu hiện phục hồi, tiếp cận đến điểm hòa vốn và dần lên vượt quá chi phí bình quân. Nguyên nhân là do thương mại tăng và sự giảm mạnh về trọng tải tàu. Khi thị trường cước nằm ở trong giai đoạn này, các chủ tàu tiếp tục đưa tàu vào khai thác. Họ sẽ phải rút tàu từ các hợp đồng cho thuê định hạn, chuyển từ thị trường thuê định hạn sang thị trường chuyên chở
- GĐ3: Cước cực đại
Khi cầu tăng mạnh sẽ dẫn tới giá cước tăng nhanh thậm chí cước có thể cao 2-3 lần chi phí khai thác của tàu. Giai đoạn này có thể kéo dài 2-4 năm. Khi đó thị trường mua bán tàu kém sôi động. Tất cả những người kinh doanh tàu cầm giữ tàu để khai thác, giá thuê tàu định hạn rất cao, đội tàu chuyến sẽ được khai thác triệt để với tốc độ tối đa. Giá tàu cũ có thể được đẩy lên ngang bằng giá đóng mới
- GĐ : Cước suy giảm
Do cung vượt cầu, chủ yếu là do lượng tàu mới bổ sung, bàn giao quá nhiều vào thị trường, thêm vào đó là sự khan hiếm về hàng hóa. Thị trường cước ở giai đoạn này tiếp tục suy giảm cho đến giai đoạn 1. Nhà khai thác lại có chiến lược chuyển hình thức khai thác trực tiếp thông thường sang hình thức khác để duy trì hợp đồng, tìm các hợp đồng vận chuyển dài hạn, thầu khoán và cho chuê định hạn
Tóm lại
Trích từ: Diễn đàn Hàng Hải-Logistics http://vietmarine.org/forum/showthread.php? t=968
Để đưa ra các quyết định đúng đắn cho các phương án kinh doanh tàu trong từng giai đoạn, ngoài việc tăng cường công tác marketing thì bộ phận khai thác tàu cần phải dự tính chi phí đầy đủ trên các tuyến nhằm làm cơ sở cho việc kí kết các hợp đồng thuê tàu, tranh thủ thời cơ chủ động trong việc kinh doanh trước những biến động bất thường của thị trường vận tải, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và phát triển đội tàu
b) Chào tàu, giao dịch, đàm phán kí kết hợp đồng
- Cung cấp thông tin về tàu (đặc trưng kĩ thuật-khai thác) - Đàm phán kí kết hợp đồng
Trích từ: Diễn đàn Hàng Hải-Logistics http://vietmarine.org/forum/showthread.php? t=968
- Bàn giao tàu, thực hiện hợp đồng
4. Quyền hạn, trách nhiệm của các bên
a) Đối với chủ tàu *Trách nhiệm
- Cung cấp thuyền bộ cùng với 1 con tàu dành cho chuyên chở - Giao tàu đúng thời gian, địa điểm quy định
- Trả lương đúng thời gian, địa điểm quy định
- Trả lương cho thuyền bộ trong suốt thời gian thuê tàu
- Chịu trách nhiệm sửa chữa tàu trong phạm vi trách nhiệm của mình - Chịu trách nhiệm duy trì tàu đủ khả năng đi biển
- Yêu cầu thuyền trưởng thực hiện theo mệnh lệnh * Quyền
- Thu tiền người thuê tàu
- Đòi lại tàu trước hợp đồng nếu người thuê tàu không sử dụng tàu đúng mục đích trong hợp đồng
b) Đối với người thuê tàu (charterer)
- Thực hiện đúng quy định của hợp đồng, không cho tàu chạy vượt quá quy định của hợp đồng
- Có quyền trả tàu trước thời hạn hợp đồng
- Có quyền cho thuê lại tàu nếu trong hợp đồng không cấm
* Chủ tàu phải chịu các chi phí
+ Chi phí khấu hao.
+ Trích trước về sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên cho tàu. + Mua bảo hiểm cho thân tàu và TNDS (Hull & P and I)
+ Chi phí quản lý. + Chi phí dầu nhờn.