Nghiệp vụ tàu chuyến

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án môn khai thác tàu (Trang 33 - 37)

có lịch trình công bố từ trước mà theo yêu cầu của người thuê tàu trên cơ sở của hợp đồng thuê tàu chuyến

- Hình thức khai thác tàu chuyến là một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Hình thức này đặc biệt có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển có đội tàu còn nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển, nguồn hàng không ổn định

2. Đặc điểm khai thác tàu chuyến

- Số lượng hàng và các loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi

- Sau khi tàu hoàn thành một chuyến đi thì không nhất thiết tàu đó lại phải hoạt động trên tuyến cũ của chuyến đi trước

- Hình thức vận tải của tàu chuyến phục vụ cho các nhu cầu vận tải không thường xuyên. Vì vậy loại tàu dùng cho khai thác tàu chuyến là loại tàu tổng hợp, chở được nhiều loại hàng khác nhau, tàu có tốc độ không cao

- Lịch vận hành của tàu không được công bố từ trước,chỉ có kế hoạch chuyến đi - Giá cước vận tải biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường thuê tàu - Trọng tải tàu trong hình thức khai thác tàu chuyến có các cỡ khác nhau 3. Ưu nhược điểm của vận tải tàu chuyến

* Ưu điểm

- Linh hoạt, thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu không thường xuyên, tàu có cơ hội tận dụng được hết trọng tải trong từng chuyến đi. Nếu nguồn hàng ổn định thì hình thức khai thác tàu chuyến có thể đạt hiệu quả cao

* Nhược điểm

- Khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng cùng các bên liên quan khác. Vì vậy nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả khai thác tàu chuyến thấp. Giá cước vận tải tàu chuyến thấp hơn so với tàu chợ. Đội tàu chuyến không chuyên môn hóa nên việc thỏa mãn nhu cầu bảo quản hàng hóa thấp hơn so với tàu chợ. Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn tàu chợ vì vậy thời gian đưa hàng từ nơi xếp đến nơi dỡ hàng thường lâu hơn so với tàu chợ gây ứ đọng vốn lưu động của chủ hàng 4. Phân loại chuyến đi của tàu chuyến

- Chuyến đi đơn giản:tàu chỉ ghé giữa 2 cảng - Chuyến đi phức tạp: tàu ghé từ 3 cảng trở nên

- Chuyến đi ngoại thương phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa - Chuyến đi chở thuê giữa các cảng nước ngoài

5. Những vấn đề cấn lưu ý khi khai thác tàu chuyến a) Loại tàu và trách nhiệm

Loại tàu thường là các tàu hàng khô tổng hợp (MPP) hoặc các tàu chở hàng rời (Bulk Carrier) nhưng vận chuyển không theo tuyến cố định hoặc không thường xuyên do cung cầu của thị trường vận tải. Các tàu chuyến thường có tốc độ thấp, cỡ trọng tải khác nhau phụ thuộc vào hợ đồng thuê tàu. Các tàu hoạt động độc lập không cần có tàu cùng kiểu dự trữ để thay thế khi cần thiết. Đội tàu đa dạng về kiểu loại tàu. Người vận chuyển không được quyền tùy ý thay thế tàu khác với hợp đồng. Hợp đồng mẫu thường dùng là "GENCON" hoặc các hợp đồng chuyên dùng khác b) Loại hàng vận chuyển

Hàng hóa mặc dù đơn điệu về số lượng mặt hàng nhưng đa dạng về bao gói. Hàng hóa có thể vận chuyển ở dạng có hoặc không bao gói, nếu có thì bao gói cũng không được quy chuẩn,do vậy trở nên phức tạp cho công tác xếp dỡ. Hàng hóa vận chuyển bằng tàu chuyến thường là hàng rời (than, quặng, ngũ cốc), bó kiện (sắt, thép, gỗ xẻ, giấy cuộn), hàng lỏng(dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ), hàng thùng(máy móc thiết bị), hàng quá cỡ, hàng nặng(phương tiện, thiết bị)

c) Số lượng cảng ghé trong mỗi chuyến đi

thuê tàu mà số lượng cảng có thể hai hoặc nhiều hơn, trừ khi thuê nhiều chuyến liên tục

(consecutive Voyage) hoặc hợp đồng C.O.A (contract of affreightment). Do vậy người khai thác tàu phải nắm rõ số lượng cảng ghé hoặc số lượng cầu tàu để đưa ra giá cước cho phù hợp với các khoản chi phí bỏ ra trong từng chuyến đi

d) Thời gian chuyến đi

- Thời gian chuyến đi của tàu chuyến không cố định, phụ thuộc vào điều kiện hành hải, tốc độ của tàu, mức giải phóng tàu và thỏa thuận về thời gian dôi nhật giữa chủ tàu và người thuê tàu. Thời gian chuyến đi của tàu chuyến được xác định kể từ khi hoàn thành việc dỡ trả hàng tại cảng đích. Quan trọng nhất là tàu phải có mặt tại cảng xếp hàng đúng thời gian quy định của hợp đồng vận chuyển. Thời gian tàu ở cảng thường chứa các loại thời gian chờ con nước, chờ hợp đồng và thời gian các tác nghiệp phụ khác. Đây là vấn đề cần lưu ý trong công tác khai thác tàu chuyến, nó liên quan đến việc quyết định kí kết và thực hiện các hợp đồng

e) Khối lượng hàng yêu cầu vận chuyển

Khối lượng hàng giữa các chuyến đi không ổn định, phụ thuộc vào các hợp đồng hay các đơn hàng. Tàu có thể tận dụng tối đa hoặc lãng phí sức chở tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Chủ tàu có thể xem xét nhiều phương diện để ra quyết định nên hay không ký kết các hợp đồng vận chuyển. Các tàu có thể chờ đợi một cơ hội thích hợp hơn về nguồn hàng và giá cước để có một khoản thu nhập cao hơn. Vấn đề ở đây là phải tìm hiểu thị trường để có quyết định hợp lý nhất

6. Các bước tổ chức một chuyến đi cho tàu chuyến

B1: Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất các phương án bố trí tàu chuyến

Khi các thu nhập được các nhu cầu thuê tàu của các chủ hàng (các đơn chào hàng), chủ tàu/người vận chuyển phải đề xuất các phương án bố trí tàu theo các yêu cầu vận chuyển, để đề xuất các phương án bố trí tàu cần dựa trên cơ sở sau

- Đặc trưng của tàu phải phù hợp với đặc tính vận tải của hàng hóa - Loại tàu phải phù hợp với loại hàng cần vận chuyển

- Sức nâng của cần trục tàu phù hợp với trọng lượng mã hàng

- Dung tích chứa hàng của tàu đủ để xếp hết lô hàng hóa yêu cầu, có thế xét đến khả năng xếp hàng trên boong nếu cho phép

- Cấp tàu phải phù hợp với tuyến đường vận chuyển của đơn chào hàng

- Trọng tải thực chở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng cần vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tàu phải đến cảng nhận hàng đúng theo yêu cầu về thời gian (laycan) của hợp đồng thuê tàu. Tức là phải thỏa mãn bất đẳng thức

Thời điểm tự do của tàu+Thời gian chạy không hàng từ cảng tự do của chuyến đi trước tới cảng xếp hàng của chuyến đi tới+Thời gian tàu làm thủ tục cần thiết để thực hiện chuyến đi mới <= thời hạn cuối cùng của tàu phải có mặt để làm hàng, là ngày mà người thuê sẽ hủy hợp đồng thuê tàu nếu tàu không có mặt tại cảng xếp hàng

Dựa vào các nguyên tắc trình bày ở trên chủ tàu sẽ đề xuất các phương án bố trí tàu. Phương án bố trí tàu là phương án điều hành của chủ tàu để thỏa mãn mọi yêu cầu của người thuê tàu nhưng chưa để ý gì tới lợi ích của chủ tàu(người có tàu cho thuê). Người ta còn gọi đó là phương án khả dĩ hay phương án bố trí tàu có thể

Trong số các phương án bố trí tàu đã đề xuất, người khai thác tàu phải chọn lấy một phương án bố trí tàu có lợi là phương án bố trí tàu thỏa mãn mọi yêu cầu của người thuê tàu, mặt khác nó cũng thỏa mãn tiêu chuẩn tối ưu của người khai thác tàu

B2: Lập sơ đồ luồng hàng, sơ đồ luồng tàu, sơ đồ công nghệ chuyến đi

tàu hay các lô hàng mà chủ tàu kiếm được), người khai thác tàu căn cứ vào khối lượng, cự ly giữa cảng xếp và cảng dỡ của từng lô hàng để lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ luồng tàu

- Luồng hàng được quy định bởi: tên hàng, khối lượng vận chuyển và cự ly giữa các cảng theo quy định của các đơn chào hàng

- Luồng tàu thể hiện tên tàu, hành trình từ nơi tự do đến cảng xếp và dỡ hàng, nó là cơ sở chọn tàu thực hiện chuyến đi

- Sơ đồ công nghệ chuyến đi thể hiện các quá trình tacnnttaccsnghieepj của tàu, nó là cơ sở để xác định chi phí thời gian và chi phí khai thác cho chuyến đi của từng tàu trên từng tuyến

B3: Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu và tính toán các phương án

Tiêu chuẩn tối ưu trong bài toán lựa chọn tàu chuyến trong hình thức khai thác tàu chuyến thường là một trong số những chỉ tiêu kinh tế sau

- Chi phí nhỏ nhất:C->min; khi giá cước không biến động đáng kể hoặc vận chuyển theo kế hoạch dài hạn theo kiểu cơ chế kế hoạch hóa hoặc ký hợp đồng thuê nhiều chuyến liên tục hoặc ký hợ đồng C.O.A (vận chuyển dầu, than..)

- Lợi nhuận lớn nhất: L->max; khi vận chuyển trên nhiều tuyến có giá cước khác nhau theo cơ chế thị trường

B4:So sánh chỉ tiêu hiệu quả và chọn phương án có lợi Phương án có lợi là phương án có L max hoặc C min B5: Lập kế hoạch tác nghiệp

Sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi, chủ tàu phải nhanh chóng đàm phán và ký kết hợp đồng vận chuyển với người thuê tàu để giành hàng vận chuyển. Để có thể tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký thì chủ tàu phải tiến hành lập kế hoạch tác nghiệp chuyến đi cho các tàu. Các thành phần thời gian này được xác định dựa vào định mức về chất tải, hao phí thời gian. Định mức chất tải dựa vào sơ đồ xếp hàng

B6: Dự tính kết quả kinh doanh của chuyến đi

Kết quả kinh doanh của chuyến đi bao gồm: chi phí, giá thành, lợi nhuận

7. Nghiệp vụ thuê tàu

7.1 Đối tượng chuyên chở của tàu chuyến- Tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối lượng lớn, tính chất của hàng hóa chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy tàu - Các loại hàng được chuyên chở bằng tàu chuyến như: các loại quặng, dầu mỏ, ngũ cốc, than đá, gỗ, đường, phân bón...

- Tàu vận chuyển theo hình thức chở chuyến thường có cấu tạo một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng. Tàu chuyến có thể là tàu chuyên dùng (dùng để chở một loại hàng nào đó), có thể là tàu tổng hợp. Tốc độ trung bình của tàu chuyến thường khoảng 14-16 HL/h. Các tàu trong đội tàu chuyến có trọng tải từ 10 vạn tấn đến 20 vạn tấn chiếm tỉ lệ cao

7.2 Điều kiện chuyên chở

- Đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên chở, cước phí dỡ hàng hóa lên xuống ... được quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu do người thuê và người vận chuyển thỏa thuận

- Cước tàu chuyến do người thuê và người vận chuyển thỏa thuận trong hợp đồng, nó có thể bao gồm cả phí xếp dỡ hoặc tùy quy định như Liner Term, Fios, Fi/Lo, Li/Fo. Cước tàu chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ

7.3 Các hình thức thuê tàu chuyến

- Thuê chuyến đơn (single voyage): Với hình thức này chủ hàng thuê chở hàng từ một cảng xếp đến một số cảng dỡ. Sau khi hàng được giao đến người nhận ở cảng đến thì hợp đồng thuê tàu hết hiệu lực

- Thuê chuyến khứ hồi (round voyage) Với hình thức này chủ hàng thuê tàu chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác rồi lại chuyên chở hàng ngược lại cảng ban đầu hoặc cảng lân cận - Thuê tàu chuyến liên tục (consecutive voyage): Với hình thức này, chủ hàng thuê tàu chuyên chở hàng liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Chủ hàng dùng hình thức này khi có khối lượng hàng lớn, nhu cầu chuyên chở hàng thường xuyên

- Thuê khoán (C.O.A) với hình thức này chủ hàng cắn cứ vào nhu cầu chuyên chở của hàng hóa để khoán cho tàu vận chuyển trong thời gian nhất định

- Thuê bao (lumpsum):Với hình thức này, chủ hàng thuê tàu trong một thời gian nhất định để chuyên chở hàng hóa. Mục đích của chủ hàng khi áp dụng hình thức thuê định hạn để tránh sự biến động của thị trường tàu, đồng thời chủ động trong vận chuyển hàng hóa

7.4 Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến

B1: Người thuê tàu trực tiếp hoặc thông qua người môi giới (Broker) đi tìm tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình, ở bước này người thuê tàu phải cung cấp tất cả thông tin cần thiết về hàng hóa như: tên hàng, bao bì đóng gói, số lượng hàng, hành trình của hàng... để người môi giới có cơ sở tìm tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B2: Người môi giới chào hỏi (tìm) tàu trên cơ sở những thông tin về hàng hóa do người thuê tàu cung cấp, người môi giới sẽ tìm tàu bằng việc liên hệ với các hãng tàu để tìm tàu phù hợp với đặc tình vận tải của hàng hóa

B3: Người môi giới đàm phán với chủ tàu: Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các điều khoản của hợp đông thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi phí xếp dỡ...

B4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán với người thuê tàu: Sau khi có kết quả đàm phán với chủ tàu, người môi giới sẽ thông báo kết quả đàm phán để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc kí kết hợp đồng thuê tàu

B5: Người thuê tàu với chủ tàu kí kết hợp đồng: Trước khi kí kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản của hợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thỏa thuận cho phù hợp, vì hợp đồng mẫu thuê tàu chuyến mới chỉ nêu những nét chung

B6: Thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã kí kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện

- Người thuê tàu vận chuyển hàng hóa ra cảng để xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đạillyý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party)

- Người thuê tàu sẽ trả cước vận chuyển trước khi kí phát B/L hoặc trước khi nhận hàng tùy theo thỏa thuận, đồng thời phải trả tiền phạt làm hàng chậm (nếu có)

B7: Thanh lý hợp đồng (xem điều khoản cụ thể của hợp đồng)

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án môn khai thác tàu (Trang 33 - 37)