Câu 26: Qui định về cảng xếp dỡ an toàn, ý nghĩa kinh tế Câu 27: Thế nào là bán FOB, mua CIF. Trách nhiệm?Ý nghĩa trong vận tải

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án môn khai thác tàu (Trang 26 - 28)

quy định trong hợp đồng phải là cảng an toàn (safe port) đối với tàu về mặt hàng hải và chính trị xã hội. Ðể mở rộng quyền hạn của mình về việc thay đổi cảng xếp dỡ khi cần thiết, chủ tàu thường đưa thêm câu: “hoặc nơi nào gần đấy mà tàu có thể đến được một cách an toàn và luôn luôn đậu nổi” vào hợp đồng

*Ý nghĩa kinh tế

- Chủ hàng phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan nếu cảng không đảm bảo an toàn cho tàu như: chi phí chuyển tải hàng (vì lý do hành hải), chi phí ngừng làm hàng (vì lý do pháp lý, chính trị)

Câu 27: Thế nào là bán FOB, mua CIF. Trách nhiệm?Ý nghĩa trong vận tải

Bán FOB: vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của nước nhập khẩu hoặc nước thứ 3 khác., quyền lựa chọn thuộc về người nhập khẩu. Trong TH này, nước xuất khẩu chỉ thu ngoại tệ bằng giá trị hàng hóa đem bán, không có thu nhập về cước vận chuyển.

Trách nhiệm của người bán:

- Giao hàng xuống tàu ở cảng xếp đã được quy định trong hợp đồng. - Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí XK (nếu có).

- Cung cấp các chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã được xếp lên tàu.

- Chịu tất cả các rủi ro và tổn thất về hàng hóa khi hàng chưa qua hẳn lan can tàu tại cảng xếp

Trách nhiệm của người mua:

- Kịp thời chỉ định người chuyên chở.

- Ký kết hợp đồng vận chuyển và trả cước vận chuyển. - Lấy vận đơn.

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng xếp.

Mua CIF: vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện của nước xuất khẩu, quyền lựa chọn phương tiện thuộc về người xuất khẩu. Trong TH này, nước nhập khẩu phải trả ngoại tệ bằng giá trị hàng hóa + chi phí vận chuyển + bảo hiểm.

Đối với người bán:

- Ký kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả tiền cước vận chuyển. - Giao hàng lên tàu.

- Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí XK (nếu có). - Ký hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện FPA.

- Cung cấp cho người mua hóa đơn bán hàng, vận đơn hoàn hảo và giấy chứng nhận BH.

- Trả tiền chi phí xếp hàng lên tàu và chi phí dỡ hàng. • Đối với người mua:

- Nhận hàng theo từng chuyến giao hàng khi có hóa đơn, đơn bảo hiểm và vận đơn đã được giao cho mình.

- Trả tiền chi phí dỡ hàng.

- Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa khi hàng đã qua hẳn lan can thành tàu ở cảng dỡ

Câu 28: Các qui định về trách nhiệm, chi phí xếp dỡ hàng hóa trong hợp đồng thuê tàu chuyến

* Ðiều khoản về chi phí bốc dỡ:

Chi phí bốc dỡ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hoá. Trong trường hợp thuê tàu chuyến bao giờ cũng có điều khoản quy định về phân chia chi phí bốc dỡ giữa chủ tàu và người đi thuê tàu, trong thực tiễn đi thuê tàu, thường áp dụng nhiều công thức mẫu về phân chia chi phí bốc dỡ. Song các điều kiện dưới đây thường được áp dụng phổ biến nhất:

+ Theo điều kiện tàu chợ (Liner terms): Chủ tàu phải chịu chi phí xếp dỡ tại 2 đầu cảng xếp và dỡ

+ Theo điều kiện miễn chi phí bốc dỡ hàng (Free in = FI), tức là chủ tàu được miễn chi phí xếp hàng lên tàu, nhưng chịu chi phí bốc dỡ hàng khỏi tàu. Ðể phân định chính xác và cụ thể hơn đối với chi phí sắp đặt (Stowage) và san hàng (Trimming) trong hầm tàu cần ghi “Free in and Stowage” (FI.S) hoặc “Free in and Trimming” (FI.T)+ Theo “điều kiện miễn chi phí dỡ hàng” (Free out = FO), tức là chủ tàu được miễn chi phí dỡ hàng khỏi tàu, nhưng phải chịu chi phí bốc hàng lên tàu. Người nhận hàng phải chịu toàn bộ chi phí dỡ hàng từ

hầm tàu lớn của cảng. Cụ thể thường ghi “Cargo to be taken by receivers out of ship’s free expense to the vessel”

+ Theo “điều kiện miễn cả chi phí xếp dỡ hàng” (Free in and out - FIO) tức là chủ tàu được miễn chi phí bốc dỡ hàng lên tàu, lẫn chi phí dỡ hàng khỏi tàu.

Ngoài ra còn quy định miễn thêm cả chi phí sắp đặt, san hàng bằng cách ghi: FI.O.S hoặc FI.O.T.Việc lựa chọn điều kiện và chi phí bốc dỡ nào trong hợp đồng thuê tàu, trước hết phải phụ thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Mục đích của việc lựa chọn này là để phân định rõ ràng trách nhiệm của các bên tránh trả chi phí bốc dỡ hàng hai lần (cho người chuyên chở và người bán hàng); trả những chi phí không thuộc trách nhiệm của mình, thuận lợi cho công việc tổ chức bốc dỡ hàng ở cảng.

Câu 29: Qui định thời hạn làm hàng và mốc thời gian tính thời hạn làm hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đề cương và đáp án môn khai thác tàu (Trang 26 - 28)