Khoa Dược-TTB-VTYT trung tâ mY tế huyện Bình Gia

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện bình gia tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 28)

3. vài nét về trung tâ my tế (bệnh viện) huyện Bình Gia Lạng Sơn

3.2. Khoa Dược-TTB-VTYT trung tâ mY tế huyện Bình Gia

3.2.1. Chức năng của khoa Dược-TTB-VTYT:

Khoa Dược-TTB-VTYT là khoa cận lâm sàng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc trung tâm và sự giám sát của phòng Nghiệp vụ Dược - Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn. Khoa Dược-TTB-VTYT có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

3.2.2. Nhiệm vụ của khoa Dược-TTB-VTYT:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc, vật tư y tế bảo đảm đủ số lượng, chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc.

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.

20 - Tham gia chỉ đạo tuyến.

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. - Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi,quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý.

3.2.3. Cơ cấu nhân lực khoa Dược-TTB-VTYT:

Bảng1.5. Cơ cấu nhân lực khoa Dược-TTB-VTYT:

TT Trình độ chuyên môn Số lượng Tỷ lệ %

1 Dược sĩ đại học 2 25

2 Dược sĩ trung học, cao đẳng 5 62,5

3 Khác (Thiết bị y tế) 1 12,5

Tổng số 8 100

3.2.4.Mô hình tổ chức khoa Dược-TTB-VTYT:

Trưởng khoa Dược-TTB-VTYT; chỉ đạo điều hành chung. Các bộ phận:

- Kho chính (Tổng kho) - Kho Nhà thuốc bệnh viện

- Bộ phận Thống kê và dược lâm sàng

- Các kho: gồm kho Kho lẻ cấp điều trị nội trú, Kho lẻ cấp điều trị ngoại trú, kê đơn BHYT, kho Vật tư tiêu hao- Hóa chất, kho thuốc Đông y.

21

Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khoa Dược-TTB-VTYT

Tổ chức khoa phù hợp với mô hình của bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Các vị trí được bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp, phát huy được năng lực, kiến thức của cán bộ, nhân viên.

3.3. Một vài nét về sử dụng thuốc tại trung tâm Y tế huyện Bình Gia

Trong những năm qua, số loại thuốc và tổng giá trị sử dụng thuốc tại bệnh viện ngày một tăng để đáp ứng nhu cầu khám và điều trị cho người bệnh. Chính vì vậy, công tác lựa chọn, cung ứng thuốc cũng gặp những khó khăn nhất định, nhưng vẫn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và phù hợp, để phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh tại đơn vị được tiết kiệm chi phí mà vẫn hiệu quả.

Tuy nhiên, danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện cần được xem xét, đánh giá lại, cần cân nhắc lựa chọn và thay thế những loại thuốc đắt tiền bằng

Kho lẻ cấp điều trị nội trú Kho lẻ cấp điều trị ngoại trú, kê đơn BHYT Kho VTTH Hóa chất Kho thuốc đông y Thống kê báo cáo Dược lâm sàng- thông tin thuốc Kho chính Nhà thuốc Trưởng khoa Thống kê dược Dược lâm sàng

22

những thuốc khác có tác dụng điều trị tương đương, giá thành rẻ hơn đồng thời nên hạn chế những thuốc có tác dụng không rõ ràng, không thật sự cần thiết sử dụng để tiết kiệm nguồn ngân sách.

Cho tới nay, TTYT huyện Bình Gia chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả tốt hơn nữa trong quá trình lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc, cung ứng và quản lý sử dụng thuốc của TTYT huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn; tôi tiến hành đề tài: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm Y tế huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn năm 2019”. Từ đó nhằm giúp việc quản lý, sử dụng thuốc tại đơn vị được hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả điều trị của công tác khám chữa bệnh.

23

Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

1.1. Đối tượng nghiên cứu

Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Bình Gia năm 2019

1. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: từ 1/4/2010 đến 31/12/2020. - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Bình Gia. 2. Phương pháp nghiên cứu

2. 1. Biến số nghiên cứu

Bảng 2.6. Các biến số nghiên cứu.

TT Tên biến số Định nghĩa Loại biến Kỹ thuật thu thập

1

Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc

Căn cứ Danh mục thuốc hóa dược tại TT30 và danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại TT05 để phân

loại các thuốc đã sử dụng

Biến phân loại: - Thuốc tân dược - Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Tài liệu sẵn có 2 Thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Căn cứ theo TT30 chia thuốc thành 27 nhóm như DMT thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT

Biến phân loại:

- Thuốc điều trị KST, chống NK

- Thuốc gây mê, gây tê. - Khoáng chất và vitamin …. Tài liệu sẵn có 3 Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

Thuốc sản xuất trong nước là thuốc có địa chỉ cơ sở sản xuất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Thuốc nhập khẩu là

thuốc có địa chỉ sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu vào Việt Nam

Biến phân loại: - Thuốc trong nước - Thuốc nhập khẩu

Tài liệu sẵn có

24 4 Đường dùng

của thuốc

Căn cứ vào đường đưa thuốc để phân loại thuốc theo đường dùng

Biến phân loại: - Đường tiêm, tiêm truyền - Đường uống - Đường khác Tài liệu sẵn có 5 Thuốc tân dược sử dụng theo thành phần

Thuốc đơn thành phần là thuốc chỉ có 1 thành phần có tác dụng dược lý. Thuốc đa thành phần là thuốc có từ 2 thành phần có tác dụng dược lý trở lên

Biến phân loại: - Thuốc đơn thành phần - Thuốc đa thành phần Tài liệu sẵn có 6 Thuốc sử dụng theo phân loại VEN

Thuốc nhóm V là thuốc tối cần tại BV. Thuốc nhóm E là các thuốc thiết yếu tại BV. Thuốc nhóm N là thuốc không thiết yếu

Biến phân loại: - V

- E - N

Tài liệu sẵn có

2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.3. Phương pháp thu thập số liệu

2. 3.1. Nguồn thu thập số liệu

Báo cáo xuất nhập tồn kho tại khoa dược năm 2019 từ phần mềm Khoa Dược trung tâm y tế Bình Gia.

2. 3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu và biểu mẫu thu thập

- Thu thập số liệu bằng kỹ thuật hồi cứu số liệu từ phần mềm quản lý xuất - nhập-tồn tại khoa dược, bệnh viện

- Biểu mẫu thu thập là cách thu thập biến số: Phụ lục 2, bao gồm các thông tin cần thu thập như: tên thuốc, tên hoạt chất, nơi sản xuất, đơn vị tính, số lượng xuất, ngày xuất kho, dạng bào chế, đường dùng, đơn giá trúng thầu.

2.3.3. Quá trình thu thập số liệu

Kết xuất toàn bộ các thông tin từ các trường dữ liệu lưu trữ tại khoa dược, tiến hành hoàn thiện, bổ sung các thông tin cần thu thập:

25

- Từ cột hoạt chất của mỗi thuốc, tiến hành tra cứu theo danh mục thuốc hóa dược tại TT 30 và thuốc đông dược tại TT 05 để phân loại thuốc thành 2 nhóm: thuốc tân dược/thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm thuốc”

- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, sử dụng TT 30 để phân loại theo nhóm tác dụng dược lý gồm các nhóm thuốc: thuốc điều trị ký sinh trùng (KST) chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc gây mê và tê…. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm tác dụng”.

- Đường dùng của thuốc là thông tin có sẵn từ phần mềm

- Đối chiếu tên thuốc với danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện theo gói biệt dược và gói generic, tiến hành phân loại thuốc sử dụng theo: thuốc biệt dược gốc, thuốc generic. Kết quả phân loại trả vào cột “BDG/Generic”

- Đối với các thuốc là generic, đối chiếu tên hoạt chất và tên thuốc để phân loại thuốc theo tên gốc, thuốc tên thương mại. Kết quả phân loại trả vào cột “BDG/Generic”

- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, tiến hành căn cứ vào thành phần có tác dụng dược lý của thuốc để phân loại: thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành phần. Kết quả phân loại trả vào cột “Thành phần”.

- Căn cứ vào nước sản xuất của mỗi thuốc để tiến hành phân loại nguồn gốc của thuốc: thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu. Kết quả phân loại trả vào cột “Nguồn gốc”

- Căn cứ vào mức độ cần thiết của thuốc trong điều trị, nhóm dược sĩ khoa dược tiến hành phân loại các thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm VEN. Kết quả phân loại trả vào cột “VEN”

2.3.4. Mẫu nghiên cứu:

Toàn bộ các thuốc đã xuất sử dụng tại các kho của khoa dược bệnh viện huyện Bình Gia trong thời gian từ 1/1/2019 đến hết 31/12/2019 với tổng số là 241 khoản mục

26

2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu 2.3.5.1. Xử lý số liệu: 2.3.5.1. Xử lý số liệu:

Xử lý trước nhập liệu: Làm sạch số liệu từ dữ liệu báo cáo nhập xuất

tồn của bệnh viện, chọn cột số liệu xuất, loại các khoản có xuất = 0, cộng dồn các hàng hóa (cùng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế). Mã hóa các trường thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu, cụ thể như sau:

- Cột “thành phần”: thuốc tân dược đơn thành phần được mã hóa = “1”; thuốc tân dược đa thành phần được mã hóa = “2”

- Cột “đường dùng”: đường tiêm được mã hóa = “1”; đường uống được mã hóa = “2”; đường khác được mã hóa = “3”

- Cột “nguồn gốc”: thuốc sản xuất trong nước được mã hóa = “1”; thuốc nhập khẩu được mã hóa = “2”

Phần mềm nhập liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.

Xử lý sau nhập liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác

của các thông tin thông qua việc thử nghiệm phân tích lần 1 để có thể phát hiện ra sự chưa chính xác của thông tin, ví dụ cách phân loại thuốc theo thành phần, theo đường dùng…Khi phát hiện tính chưa hợp lý của số liệu sẽ làm sạch lần 2 và tiến hành phân tích lần 2, làm như vậy cho đến khi được danh mục thuốc đã sạch đưa vào phân tích.

2.3.5.2.Phân tích số liệu:

- Phương pháp tính tỉ trọng: tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối tượng nghiên cứu trên tổng số.

- Phương pháp phân tích ABC Các bước tiến hành:

Bước 1: Kết xuất từ phần mềm quản lý kho các thuốc đã xuất kho trong

thời gian năm 2019 gồm các thông tin: tên thuốc nồng độ hàm lượng; tên hoạt chất, đơn vị tính, số lượng xuất (bao gồm cả nội trú và ngoại trú), đơn giá

27

Bước 2: Tiến hành làm sạch số liệu theo mã hàng hóa của thuốc (mỗi mặt hàng thuốc là có cùng tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, nhà sản xuất.

Bước 3: Tính tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng

sản phẩm. Tổng tiền thuốc sử dụng trong năm 2018 bằng tổng tiền của các sản phẩm.

Bước 4: Tính tỷ trọng tiền của mỗi thuốc bằng cách chia số tiền của mỗi

thuốc cho tổng tiền rồi nhân với 100.

Bước 5: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần của

giá trị tiền.

Bước 6: Tính % giá trị tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm: bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 80% tổng giá trị tiền.

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% tổng giá trị tiền.

- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 5% tổng giá trị tiền.

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C.

- Phương pháp phân tích VEN.

28

Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện bình gia năm 2019 gia năm 2019

1.1. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu dược liệu

Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

TT Nhóm thuốc

Khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Giá trị (Nghìn đ) Tỉ lệ (%)

1 Thuốc tân dược 211 87,5 3.139.954 91,0

2 Thuốc đông y, thuốc từ

dược liệu 30 12,5 309.331 9

Tổng 241 100,0 3.449.286 100,0

Năm 2019, trung tâm y tế chủ yếu là thuốc tân dược về khoản mục cũng như giá trị 88% khoản mục, 91% giá trị). Các thuốc chế phẩm đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng không đáng kể về giá trị (9%), tuy nhiên với số khoản mục lên tới 12% tương ứng 30 khoản.

29

1.2. Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm TDDL

TT Nhóm thuốc Số khoản mục % khoản mục

Giá trị (Nghìn đ) % giá trị

1

Thuốc điều trị ký sinh

trùng, chống nhiễm

khuẩn 40 16,6 1.304.716 37,826

2 Thuốc tim mạch 15 6,2 369.860 10,723

3 Thuốc đường tiêu hóa 23 9,5 270.774 7,850

4 Thuốc tác dụng với máu 3 1,2 21.647 0,628

5 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 9 3,7 71.630 2,077 6 Hóc môn và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 12 5,0 238.617 6,918 7 Dung dịch điều chính nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung

dịch tiêm truyền khác 11 4,6 147.187 0,000

8

Thuốc giảm đau, hạ sốt

chống viêm không

steroid, thuốc điều trị gut

và các bệnh xương khớp 32 13,3 251.926 4,267

9

Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường

hợp ngộ độc 1 0,4 95 0,000

10 Thuốc gây tê, mê 9 3,7 26.119 7,304

30 TT Nhóm thuốc Số khoản mục % khoản mục

Giá trị (Nghìn đ) % giá trị

về mắt, tai mũi họng

12 Vitamin và khoáng chất 12 5,0 12.120 0,757

13

Thuốc giãn cơ và chất ức

chế cholinesterase 4 1,7 10.984 0,147 14 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 2 0,8 39.498 0,351 15

Huyết thanh và globin

miễn dịch 1 0,4 12.527 0,318

16 Thuốc lợi tiểu 2 0,8 1.356 1,145

17 Thuốc hướng tâm thần 29 12,0 350.562 0,363

18 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 3 1,2 11.671 0,039 19 Nhóm khác (Thuốc đông

y, thuốc từ dược liệu) 30 12,4 302.993 10,163

Tổng 241 100 3.449.286 100

Kết quả phân tích theo nhóm tác dụng dược lý của các thuốc tân dược sử dụng cho thấy bệnh viện đã sử dụng 19 nhóm tác dụng dược lý phân loại theo TT 30. Trong đó nhóm có tổng số khoản mục và tổng giá trị cao nhất đã chiếm tới hơn 16,6% khoản mục là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 37,8 % tổng giá trị. Thuốc tim mạch chiếm 6,2 % khoản mục và 10,7% giá trị. Nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 9,5% khoản mục, 7,9% giá

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện bình gia tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)