Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích abc

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện bình gia tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 56 - 59)

abc và ven

2.1. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC

Phương pháp phân tích ABC là phương pháp tiếp cận hiệu quả để quản lý thuốc, là công cụ hữu ích trong việc lựa chọn, mua và cấp phát, sử dụng thuốc hợp lý cũng như nhận định những vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc.

48

Phân tích ABC giúp phân tích được nhóm thuốc có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp hơn trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường.

Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC của TTYT huyện Bình Gia gồm hạng A có số loại thuốc ít nhất chiếm 19% khoản mục với tổng giá trị sử dụng cao nhất chiếm 79,5%. Hạng B chiếm 24% khoản mục; giá trị sử dụng chiếm 15,4% tổng giá trị. Hạng C có số loại thuốc nhiều nhất chiếm 57%, chiếm tổng giá trị sử dụng thấp nhất 5,04%.

So sánh kết quả nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc hạng A chiếm 8,7% về số lượng khoản mục và 81% về giá trị sử dụng, thuốc hạng B chiếm 15,7% về số lượng khoản mục và 14,1% về giá trị sử dụng, thuốc hạng C chiếm 75,6% về số lượng khoản mục và 4,9% về giá trị sử dụng.

Như vậy, kết cấu phân bố sử dụng thuốc qua kết quả nghiên cứu tại TTYT huyện Bình Gia là tương đối phù hợp với khuyến cáo của WHO và của Bộ Y tế.

2.2. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phương pháp phân tích VEN

Nếu như phân tích ABC chỉ ra các thuốc, nhóm thuốc sử dụng nhiều thì phân tích VEN chỉ ra cơ cấu chi phí hữu ích hoặc chưa hữu ích của bệnh viện trong sử dụng thuốc. Từ kết quả phân tích VEN của TTYT huyện Bình Gia chúng tôi thấy rằng thuốc nhóm E có số loại thuốc cao nhất chiếm 79% khoản mục và có giá trị sử dụng lớn nhất chiếm 86,8% tổng giá trị sử dụng thuốc. Nhóm thuốc N đứng thứ hai chiếm 12% số lượng khoản mục với giá trị sử dụng chiếm 7,9% tổng giá trị sử dụng thuốc. Nhóm thuốc V ít nhất chỉ chiếm 9% số lượng khoản mục và có giá trị sử dụng nhỏ nhất chiếm 5,3% tổng giá trị sử dụng thuốc.

49

Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc nhóm E có số khoản mục chiếm tỷ lệ cao nhất 68,7% và cao nhất về giá trị sử dụng 74,7% . Nhóm V chiếm tỷ lệ 22,4% số khoản mục và chiếm tỷ lệ về giá trị sử dụng 17,7% . Nhóm N chiếm tỷ lệ thấp nhất về khoản mục 8,9% cũng như giá trị sử dụng 7,6%.

Là một bệnh viện đa khoa hạng II, TTYT huyện Bình Gia có mô hình bệnh tật khá đa dạng, yêu cầu về đáp ứng mức độ chuyên khoa cao.

Nên với cơ cấu số lượng chủng loại thuốc của TTYT huyện Bình Gia như vậy là tương đối phù hợp với thực tế điều kiện để duy trì công tác khám chữa bệnh và thu hút người bệnh của bệnh viện. Tuy nhiên cần lưu ý với nhóm N có tỷ lệ 7,9% giá trị sử dụng thuốc và 12% số lượng khoản mục, đây là điều mà HĐT&ĐT cần lưu ý để những năm sau có tiêu chí lựa chọn và loại bỏ những thuốc không cần thiết trong điều trị nhưng chiếm giá trị sử dụng cao, vì vậy cần giảm thêm thuốc của nhóm này để giảm chi phí cũng như quỹ KCB của đơn vị.

2.3. Về phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Qua phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy bệnh viện đã ưu tiên sử dụng nhiều loại thuốc V, E và cũng phân bổ ngân sách lớn vào 2 loại thuốc này ở cả 3 nhóm A-B-C. Tuy nhiên nhóm N chiếm tỷ lệ còn cao (cao hơn cả nhóm V).

Trong đó, nhóm AE là nhóm cần thiết cho điều trị sử dụng nhiều ngân sách nhất gồm 39 khoản mục chiếm 70,4% tổng giá trị sử dụng thuốc. Phân tích các thuốc trong nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, có 4 thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ 5,3% tổng giá trị sử dụng thuốc. Theo nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn năm 2014, thuốc nhóm AE chiếm 65,1% về giá trị sử dụng, thuốc nhóm AN chiếm 1,5% về giá trị sử dụng.

50

Với mong muốn giảm chi phí ở các thuốc nhóm A, sau khi phân tích sâu vào các nhóm thuốc AE, AN theo nhóm tác dụng điều trị, cho thấy nhóm thuốc AE gồm có 10 nhóm thuốc tác dụng dược lý, 2 nhóm có tỷ lệ lớn hơn cả về giá trị sử dụng là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virut, kháng nấm chiếm 48,8% và nhóm thuốc tim mạch chiếm 14,4% giá trị sử dụng. Như vậy bệnh viện đã phân bổ ngân sách chủ yếu vào các thuốc nhóm này và phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Tuy nhiên, bệnh viện cần xem xét việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch đã thực sự hợp lý hay chưa để giảm thiểu chi phí.

Về cơ cấu nhóm AN gồm có 03 nhóm thuốc tác dụng dược lý, gồm có 4 thuốc thuộc nhóm khác (thuốc bào chế từ đông dược) và thuốc hướng tâm thần (thuốc cải thiện trí nhớ ở người già) chiếm 5,3% gái trị sử dụng.

Nhóm AN là nhóm chi phí cao nhưng không cần thiết cho điều trị, bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các nhóm thuốc này, tránh lựa chọn cung ứng các thuốc có giá thành cao để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tránh lãng phí ngân sách, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện bình gia tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 56 - 59)