1.1. Đối tượng nghiên cứu
Danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Bình Gia năm 2019
1. 2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/4/2010 đến 31/12/2020. - Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế huyện Bình Gia. 2. Phương pháp nghiên cứu
2. 1. Biến số nghiên cứu
Bảng 2.6. Các biến số nghiên cứu.
TT Tên biến số Định nghĩa Loại biến Kỹ thuật thu thập
1
Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc
Căn cứ Danh mục thuốc hóa dược tại TT30 và danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại TT05 để phân
loại các thuốc đã sử dụng
Biến phân loại: - Thuốc tân dược - Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu Tài liệu sẵn có 2 Thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Căn cứ theo TT30 chia thuốc thành 27 nhóm như DMT thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT
Biến phân loại:
- Thuốc điều trị KST, chống NK
- Thuốc gây mê, gây tê. - Khoáng chất và vitamin …. Tài liệu sẵn có 3 Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ
Thuốc sản xuất trong nước là thuốc có địa chỉ cơ sở sản xuất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Thuốc nhập khẩu là
thuốc có địa chỉ sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu vào Việt Nam
Biến phân loại: - Thuốc trong nước - Thuốc nhập khẩu
Tài liệu sẵn có
24 4 Đường dùng
của thuốc
Căn cứ vào đường đưa thuốc để phân loại thuốc theo đường dùng
Biến phân loại: - Đường tiêm, tiêm truyền - Đường uống - Đường khác Tài liệu sẵn có 5 Thuốc tân dược sử dụng theo thành phần
Thuốc đơn thành phần là thuốc chỉ có 1 thành phần có tác dụng dược lý. Thuốc đa thành phần là thuốc có từ 2 thành phần có tác dụng dược lý trở lên
Biến phân loại: - Thuốc đơn thành phần - Thuốc đa thành phần Tài liệu sẵn có 6 Thuốc sử dụng theo phân loại VEN
Thuốc nhóm V là thuốc tối cần tại BV. Thuốc nhóm E là các thuốc thiết yếu tại BV. Thuốc nhóm N là thuốc không thiết yếu
Biến phân loại: - V
- E - N
Tài liệu sẵn có
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
2. 3.1. Nguồn thu thập số liệu
Báo cáo xuất nhập tồn kho tại khoa dược năm 2019 từ phần mềm Khoa Dược trung tâm y tế Bình Gia.
2. 3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu và biểu mẫu thu thập
- Thu thập số liệu bằng kỹ thuật hồi cứu số liệu từ phần mềm quản lý xuất - nhập-tồn tại khoa dược, bệnh viện
- Biểu mẫu thu thập là cách thu thập biến số: Phụ lục 2, bao gồm các thông tin cần thu thập như: tên thuốc, tên hoạt chất, nơi sản xuất, đơn vị tính, số lượng xuất, ngày xuất kho, dạng bào chế, đường dùng, đơn giá trúng thầu.
2.3.3. Quá trình thu thập số liệu
Kết xuất toàn bộ các thông tin từ các trường dữ liệu lưu trữ tại khoa dược, tiến hành hoàn thiện, bổ sung các thông tin cần thu thập:
25
- Từ cột hoạt chất của mỗi thuốc, tiến hành tra cứu theo danh mục thuốc hóa dược tại TT 30 và thuốc đông dược tại TT 05 để phân loại thuốc thành 2 nhóm: thuốc tân dược/thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm thuốc”
- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, sử dụng TT 30 để phân loại theo nhóm tác dụng dược lý gồm các nhóm thuốc: thuốc điều trị ký sinh trùng (KST) chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc gây mê và tê…. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm tác dụng”.
- Đường dùng của thuốc là thông tin có sẵn từ phần mềm
- Đối chiếu tên thuốc với danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện theo gói biệt dược và gói generic, tiến hành phân loại thuốc sử dụng theo: thuốc biệt dược gốc, thuốc generic. Kết quả phân loại trả vào cột “BDG/Generic”
- Đối với các thuốc là generic, đối chiếu tên hoạt chất và tên thuốc để phân loại thuốc theo tên gốc, thuốc tên thương mại. Kết quả phân loại trả vào cột “BDG/Generic”
- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, tiến hành căn cứ vào thành phần có tác dụng dược lý của thuốc để phân loại: thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành phần. Kết quả phân loại trả vào cột “Thành phần”.
- Căn cứ vào nước sản xuất của mỗi thuốc để tiến hành phân loại nguồn gốc của thuốc: thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu. Kết quả phân loại trả vào cột “Nguồn gốc”
- Căn cứ vào mức độ cần thiết của thuốc trong điều trị, nhóm dược sĩ khoa dược tiến hành phân loại các thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm VEN. Kết quả phân loại trả vào cột “VEN”
2.3.4. Mẫu nghiên cứu:
Toàn bộ các thuốc đã xuất sử dụng tại các kho của khoa dược bệnh viện huyện Bình Gia trong thời gian từ 1/1/2019 đến hết 31/12/2019 với tổng số là 241 khoản mục
26
2.3.5. Xử lý và phân tích số liệu 2.3.5.1. Xử lý số liệu: 2.3.5.1. Xử lý số liệu:
Xử lý trước nhập liệu: Làm sạch số liệu từ dữ liệu báo cáo nhập xuất
tồn của bệnh viện, chọn cột số liệu xuất, loại các khoản có xuất = 0, cộng dồn các hàng hóa (cùng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế). Mã hóa các trường thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu, cụ thể như sau:
- Cột “thành phần”: thuốc tân dược đơn thành phần được mã hóa = “1”; thuốc tân dược đa thành phần được mã hóa = “2”
- Cột “đường dùng”: đường tiêm được mã hóa = “1”; đường uống được mã hóa = “2”; đường khác được mã hóa = “3”
- Cột “nguồn gốc”: thuốc sản xuất trong nước được mã hóa = “1”; thuốc nhập khẩu được mã hóa = “2”
Phần mềm nhập liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.
Xử lý sau nhập liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác
của các thông tin thông qua việc thử nghiệm phân tích lần 1 để có thể phát hiện ra sự chưa chính xác của thông tin, ví dụ cách phân loại thuốc theo thành phần, theo đường dùng…Khi phát hiện tính chưa hợp lý của số liệu sẽ làm sạch lần 2 và tiến hành phân tích lần 2, làm như vậy cho đến khi được danh mục thuốc đã sạch đưa vào phân tích.
2.3.5.2.Phân tích số liệu:
- Phương pháp tính tỉ trọng: tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối tượng nghiên cứu trên tổng số.
- Phương pháp phân tích ABC Các bước tiến hành:
Bước 1: Kết xuất từ phần mềm quản lý kho các thuốc đã xuất kho trong
thời gian năm 2019 gồm các thông tin: tên thuốc nồng độ hàm lượng; tên hoạt chất, đơn vị tính, số lượng xuất (bao gồm cả nội trú và ngoại trú), đơn giá
27
Bước 2: Tiến hành làm sạch số liệu theo mã hàng hóa của thuốc (mỗi mặt hàng thuốc là có cùng tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, nhà sản xuất.
Bước 3: Tính tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng
sản phẩm. Tổng tiền thuốc sử dụng trong năm 2018 bằng tổng tiền của các sản phẩm.
Bước 4: Tính tỷ trọng tiền của mỗi thuốc bằng cách chia số tiền của mỗi
thuốc cho tổng tiền rồi nhân với 100.
Bước 5: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần của
giá trị tiền.
Bước 6: Tính % giá trị tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm: bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 80% tổng giá trị tiền.
- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% tổng giá trị tiền.
- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 5% tổng giá trị tiền.
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C.
- Phương pháp phân tích VEN.
28
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế huyện bình gia năm 2019 gia năm 2019
1.1. Cơ cấu DMT sử dụng theo thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu dược liệu
Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc tân dược và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
TT Nhóm thuốc
Khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Giá trị (Nghìn đ) Tỉ lệ (%)
1 Thuốc tân dược 211 87,5 3.139.954 91,0
2 Thuốc đông y, thuốc từ
dược liệu 30 12,5 309.331 9
Tổng 241 100,0 3.449.286 100,0
Năm 2019, trung tâm y tế chủ yếu là thuốc tân dược về khoản mục cũng như giá trị 88% khoản mục, 91% giá trị). Các thuốc chế phẩm đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng không đáng kể về giá trị (9%), tuy nhiên với số khoản mục lên tới 12% tương ứng 30 khoản.
29
1.2. Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc tân dược sử dụng theo nhóm TDDL
TT Nhóm thuốc Số khoản mục % khoản mục
Giá trị (Nghìn đ) % giá trị
1
Thuốc điều trị ký sinh
trùng, chống nhiễm
khuẩn 40 16,6 1.304.716 37,826
2 Thuốc tim mạch 15 6,2 369.860 10,723
3 Thuốc đường tiêu hóa 23 9,5 270.774 7,850
4 Thuốc tác dụng với máu 3 1,2 21.647 0,628
5 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 9 3,7 71.630 2,077 6 Hóc môn và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 12 5,0 238.617 6,918 7 Dung dịch điều chính nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung
dịch tiêm truyền khác 11 4,6 147.187 0,000
8
Thuốc giảm đau, hạ sốt
chống viêm không
steroid, thuốc điều trị gut
và các bệnh xương khớp 32 13,3 251.926 4,267
9
Thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường
hợp ngộ độc 1 0,4 95 0,000
10 Thuốc gây tê, mê 9 3,7 26.119 7,304
30 TT Nhóm thuốc Số khoản mục % khoản mục
Giá trị (Nghìn đ) % giá trị
về mắt, tai mũi họng
12 Vitamin và khoáng chất 12 5,0 12.120 0,757
13
Thuốc giãn cơ và chất ức
chế cholinesterase 4 1,7 10.984 0,147 14 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 2 0,8 39.498 0,351 15
Huyết thanh và globin
miễn dịch 1 0,4 12.527 0,318
16 Thuốc lợi tiểu 2 0,8 1.356 1,145
17 Thuốc hướng tâm thần 29 12,0 350.562 0,363
18 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn 3 1,2 11.671 0,039 19 Nhóm khác (Thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu) 30 12,4 302.993 10,163
Tổng 241 100 3.449.286 100
Kết quả phân tích theo nhóm tác dụng dược lý của các thuốc tân dược sử dụng cho thấy bệnh viện đã sử dụng 19 nhóm tác dụng dược lý phân loại theo TT 30. Trong đó nhóm có tổng số khoản mục và tổng giá trị cao nhất đã chiếm tới hơn 16,6% khoản mục là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 37,8 % tổng giá trị. Thuốc tim mạch chiếm 6,2 % khoản mục và 10,7% giá trị. Nhóm thuốc đường tiêu hóa chiếm 9,5% khoản mục, 7,9% giá trị. Thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm chiếm 13,3% khoản mục nhưng chỉ chiểm 4,27% giá trị. Thuốc y học cổ truyrnf, thuốc từ dược liệu chiếm 14,2% khoản mục, 10,2% tổng giá trị. Ngoài ra nhóm Vitamin cũng chiếm tỉ lệ khoản mục cao 5,% nhưng có 0,76% tổng giá trị.
31
Các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ từ 1-7% khoản mục bao gồm nhóm thuốc tác dụng với máu, thuốc tác dụng trên đường hô hấp, dung dịch điều chính nước, điện giải, hóc môn, thuốc gây tê, mê... Còn lại các nhóm chiếm dưới 1% khoản mục như thuốc giải độc và các thuốc dùng trong trường hợp ngộ độc, huyết thanh và globin miễn dịch, Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non, thuốc lợi tiểu
1.3. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ
Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu đã sử dụng Bảng 3.9. Cơ cấu DMT sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ
TT Nguồn gốc
Khoản mục Giá trị sử dụng
SL TL % GT
(Nghìn đ) TL %
1 Thuốc nhập khẩu 72 30 1.709.368 49,5
2 Thuốc sản xuất trong
nước 169 70 1.739.917 50,5
Tổng 241 100,0 3.449.286 100,0
Với 241 khoản mục thuốc đã sử dụng tại bệnh viện năm 2019, thuốc nhập khẩu có 72 khoản mục với giá trị sử dụng là 49,5% giá trị, thuốc sản xuất trong nước có 169 khoản mục tương ứng với hơn 50,4% giá trị. Như vậy phù hợp với Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
1.4.Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng
32
Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng
STT Đường dùng
Khoản mục Giá trị sử dụng
SL TL % GT
(Nghìn đ) TL %
1 Đường tiêm truyền 79 33 1.422.566 41
2 Đường uống 134 56 1.978.015 57
3 Đường dùng khác 28 11 48.704 1,4
Tổng 241 100,0 3.449.286 100,0
Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng Nhóm thuốc đường uống có số loại thuốc sử dụng nhiều nhất với 143 khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ 56%, giá trị sử dụng chiếm 57%,nhóm thuốc sử dụng nhiều thứ hai là Thuốc đường tiêm, truyền với 79 khoản mục thuốc chiếm 33%, giá trị sử dụng chiếm 41%. Nhóm thuốc sử dụng ít nhất là nhóm thuốc đường dùng khác (gồm đặt, hít, bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, thụt, xịt…) chỉ có 28 khoản mục chiếm 11%, giá trị sử dụng chiếm 1,4%. Điều đó cho thấy bệnh viện đã chấp hành thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Thuốc tiêm chỉ sử dụng trong các bệnh có tính cấp tính để đạt hiệu quả cao và hạn chế các tai biến trong điều trị.
1.5. Cơ cấu DMT sử dụng theo thành phần thuốc
33
Bảng 3.12. Cơ cấu DMT tân dược theo thành phần thuốc
TT Nội dung Số KM Giá trị sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) GT (ngìn đ) Tỉ lệ (%) 1 Thuốc đa thành phần 21 10,0 198.908 6,3 2 Thuốc đơn thành phần 190 90,0 2.941.046 93,7 Tổng 211 100,0 3.139.954 100,0
Do thuốc đa thành phần có một số loại có giá thành khác cao như; Metronidazol+ Clarithromycin+ Pantoprazol giá 16.989/ viên, Amoxicilin + Bromhexin giá 2.499/ viên, Amlodipin + Atorvastatin giá 3.002/ viên. Trong đó thuốc đơn thành phần cùng hoạt chất có giá thành thấp hơn. Năm 2019, bệnh viện đã tập trung sử dụng chủ yếu các thuốc tân dược đơn thành phần với 90% khoản mục và 93,7% giá trị, thuốc tân dược đa thành phần chỉ sử dụng 21 khoản mục (tương ứng với 10%), và 6,3% giá trị.
1.5.2. Cơ cấu các thuốc đa thành phần đã sử dụng
Bảng 3.13. Cơ cấu thuốc đa thành phần đã sử dụng
TT Thành phần phối hợp Sử dụng Giá trị SL TL (%) GT (Nghìn đ) TL (%) 1 ranitidine: 75 mg, bismuth: 100 mg, sucralfate: 300 mg 2.286 2,84 19.431 10,4 2 Acetaminophen, Codein 1.210 1,5 2.360 1,3 3 Acid amin 4 0,005 380 0,2 4 Amlodipin + Atorvastatin 7.070 8,87 21.223 11,3
34 TT Thành phần phối hợp Sử dụng Giá trị SL TL (%) GT (Nghìn đ) TL (%)
5 Amoxicilin + Bromhexin (hydroclorid) 4.500 5,59 11.249 6,0
6 Amoxicilin + Cloxacilin 8.539 10,6 22.414 12,0
7 Camphor Eucalyptol 30 0,037 887 0,5
8 Glimepirid + Metformin 5.093 6,3 15.279 8,2
9 Glucose/Dextrose, Natri clorid 798 0,99 7.960 4,3
10 L-ornithin L-aspartat 800 0,99 23.990 12,8
11 Losartan 50mg + Hydrochlorothiazid
12.5mg 4.480 5,56 22.108 11,8
12 Metronidazol+ Clarithromycin+
Pantoprazol 16.989 21,1 15.629 8,3
13 Natri clorid+kali clorid+ natri citrat +
glucose khan 5.483 6,81 9.654 5,2
14
Neomycin sulfat 34000UI + Dexamethasone natri phosphate 10mg/10ml
250 0,31 3.000 1,6
15 Paracetamol + codein phosphat 10 0,01 35 0,02
16 Paracetamol+Loratadin+Dextromethorph
an 2.087 2,6 1.669 0,9