Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược TTYT Tràng Định

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tràng định, tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 27)

- Vị trí:

Khoa Dược là khoa chuyên môn nằm trong khối cận lâm sàng do Giám đốc TTYT trực tiếp quản lý, điều hành.

- Chức năng

Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc TTYT về toàn bộ công tác dược trong TTYT nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc sử dụng thuốc an

19

toàn, hợp lý của Bộ Y tế quy định tổ chức hoạt động của khoa Dược theo Thông tư 22/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế.

- Nhiệm vụ

Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (dịch bệnh, thiên tai…). Đảm bảo cung ứng thuốc cho khối điều trị và có nhiệm vụ cung ứng thuốc cho 22 trạm y tế xã, thị trấn trực thuộc Trung tâm y tế huyện Tràng Định..

Quản lý theo dõi việc nhập thuốc cấp phát cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của HĐT&ĐT.

Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi báo cáo thông tin liên quan tới phản ứng có hại của thuốc.

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong TTYT.

Nghiên cứu và đào tạo: Là cơ sở thực hành về dược của các trường cao đẳng, trung cấp về dược.

Phối hợp với các khoa lâm sàng theo dõi kiểm tra giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.

Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu.

Tham gia theo dõi kinh phí sử dụng thuốc.

Quản lý hoạt động của nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định. 1.5. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với thực trạng lựa chọn và sử dụng thuốc tại cơ sở cũng còn bất cập, việc phân tích danh mục thuốc sử dụng tại TTYT là thực sự cần thiết. Tại

20

Trung tâm Y tế huyện Tràng Định do nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, chi phí mua thuốc năm sau tăng hơn so với năm trước đó, mô hình bệnh tật đa dạng, danh mục thuốc với nhiều nhóm tác dụng dược lý. Thực tế, tại Trung tâm Y tế chưa có nghiên cứu nào phân tích về danh mục thuốc sử dụng. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách, tiết kiệm chi phí thuốc, xây dựng được DMT hợp lý.

21

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Danh mục thuốc đã được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn trong năm 2019.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ tháng 01/01/2019 đến tháng 31/12/2019.

Địa điểm: Trung tâm y tế huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn.

2.1.3. Phạm vi nghiên cứu

Hiện tại TTYT chủ yếu dùng các thuốc hóa dược và các thuốc có nguồn gốc từ đông y, thuốc từ dược liệu còn các vị thuốc có nguồn gốc dược liệu sử dụng không nhiều. Vì vậy trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ thực hiện phân tích trên danh mục thuốc hóa dược và các thuốc có nguồn gốc từ đông y, thuốc từ dược liệu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Biến số nghiên cứu

Các biến số nghiên cứu, được trình bày trong bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1.Tên biến, định nghĩa/ khái niệm và các giá trị của biến

TT Tên biến

số Định nghĩa Loại biến

Kỹ thuật thu thập 1 Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc

Căn cứ Danh mục thuốc hóa dược tại TT30 và danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu tại TT05 để phân loại các thuốc đã sử dụng

Biến phân loại: - Thuốc tân dược - Thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Tài liệu sẵn có 2 Thuốc hóa dược sử dụng theo

Căn cứ theo TT30 chia thuốc thành 27 nhóm như DMT thuộc phạm vi thanh

Biến phân loại: - Thuốc điều trị KST, chống NK

Tài liệu sẵn có

22

TT Tên biến

số Định nghĩa Loại biến

Kỹ thuật thu thập

nhóm tác dụng dược lý

toán của quỹ BHYT - Thuốc gây mê, gây tê. - Khoáng chất và vitamin …. 3 Thuốc đông y sử dụng theo y lý

Căn cứ theo TT05 chia thuốc thành 11 nhóm như DMT thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Biến phân loại: - Nhóm thuốc giải biểu

- Nhóm thuốc thanh nhiệt giải độc, tiêu ban, lợi thủy …. Tài liệu sẵn có 4 Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

Thuốc sản xuất trong nước là thuốc có địa chỉ cơ sở sản xuất thuộc lãnh thổ Việt Nam. Thuốc nhập khẩu là thuốc có địa chỉ sản xuất tại nước ngoài và nhập khẩu vào Việt Nam

Biến phân loại: - Thuốc trong nước - Thuốc nhập khẩu

Tài liệu sẵn có

6 Tên thuốc generic

Thuốc tên gốc là thuốc có tên là tên chung quốc tế. Thuốc tên thương mại là thuốc có tên do nhà sản xuất đặt

Biến phân loại: - Thuốc tên gốc - Thuốc tên thương mại Tài liệu sẵn có 7 Đường dùng của thuốc

Căn cứ vào đường đưa thuốc để phân loại thuốc theo đường dùng

Biến phân loại: - Đường tiêm, tiêm truyền

- Đường uống

Tài liệu sẵn có

23

TT Tên biến

số Định nghĩa Loại biến

Kỹ thuật thu thập - Đường khác 8 Thuốc tân dược sử dụng theo thành phần Thuốc đơn thành phần là thuốc chỉ có 1 thành phần có tác dụng dược lý. Thuốc đa thành phần là thuốc có từ 2 thành phần có tác dụng dược lý trở lên

Biến phân loại: - Thuốc đơn thành phần - Thuốc đa thành phần Tài liệu sẵn có 9 Số lượng sử dụng của mỗi thuốc

Là số lượng đã xuất ra của mỗi thuốc tính theo đơn vị đóng gói Biến số (ĐVT: lọ, ống, viên…) Tài liệu sẵn có 10 Đơn giá của mỗi thuốc

Là giá tiền thuốc trúng thầu theo đơn vị đóng gói của mỗi thuốc Biến số (ĐVT: VNĐ) Tài liệu sẵn có 11 Thuốc sử dụng theo phân loại VEN

Thuốc nhóm V là thuốc tối cần tại BV. Thuốc nhóm E là các thuốc thiết yếu tại BV. Thuốc nhóm N là thuốc không thiết yếu

Biến phân loại: - V

- E - N

Tài liệu sẵn có

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1. Nguồn thu thập số liệu

Báo cáo xuất kho tại khoa dược năm 2019 từ phần mềm Khoa Dược – Trung tâm Y tế huyện Tràng Định.

24

2.2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu và biểu mẫu thu thập

- Thu thập số liệu bằng kỹ thuật hồi cứu số liệu từ phần mềm quản lý xuất - nhập - tồn tại khoa dược, bệnh viện

- Biểu mẫu thu thập là cách thu thập biến số: Phụ lục 2, bao gồm các thông tin cần thu thập như: tên thuốc, tên hoạt chất, nơi sản xuất, đơn vị tính, số lượng xuất, ngày xuất kho, dạng bào chế, đường dùng, đơn giá trúng thầu.

2.2.3.2Quá trình thu thập số liệu

Kết xuất toàn bộ các thông tin từ các trường dữ liệu lưu trữ tại khoa dược, tiến hành hoàn thiện, bổ sung các thông tin cần thu thập:

- Từ cột hoạt chất của mỗi thuốc, tiến hành tra cứu theo danh mục thuốc hóa dược tại TT30 và thuốc đông dược tại TT05 để phân loại thuốc thành 2 nhóm: thuốc tân dược/thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm thuốc”

- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc tân dược, tiếp tục sử dụng TT 40 để phân loại theo nhóm tác dụng dược lý gồm các nhóm thuốc: thuốc điều trị ký sinh trùng (KST) chống nhiễm khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc gây mê và tê…. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm tác dụng”.

- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc đông y – thuốc từ dược liệu, tiếp tục tra cứu TT05 để phân loại theo y lý bao gồm: nhóm phát tán phong hàn, nhóm phát tán phong nhiệt…. Kết quả phân loại trả vào cột “Nhóm tác dụng”.

- Đường dùng của thuốc là thông tin có sẵn từ phần mềm

- Đối chiếu tên thuốc với danh mục thuốc trúng thầu của bệnh viện theo gói tên gốc và tên thương mại, tiến hành phân loại thuốc sử dụng theo: thuốc biệt tên gốc, thuốc thương mại. Kết quả phân loại trả vào cột “tên gốc/tên thương mại”

25

- Đối với các thuốc là generic, đối chiếu tên hoạt chất và tên thuốc để phân loại thuốc theo tên gốc, thuốc tên thương mại. Kết quả phân loại trả vào cột “tên gốc/Generic”

- Đối với các thuốc được phân loại là thuốc hóa dược, tiến hành căn cứ vào thành phần có tác dụng dược lý của thuốc để phân loại: thuốc đơn thành phần, thuốc đa thành phần. Kết quả phân loại trả vào cột “Thành phần”.

- Căn cứ vào nước sản xuất của mỗi thuốc để tiến hành phân loại nguồn gốc của thuốc: thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu. Kết quả phân loại trả vào cột “Nguồn gốc”

- Căn cứ vào mức độ cần thiết của thuốc trong điều trị, nhóm dược sĩ khoa dược tiến hành phân loại các thuốc sử dụng tại bệnh viện theo nhóm VEN. Kết quả phân loại trả vào cột “VEN”

2.2.4 Mẫu nghiên cứu:

Toàn bộ các thuốc đã xuất kho tại khoa dược Trung tâm y huyện Tràng Định trong thời gian từ 01/01/2019 đến hết 31/12/2019 với tổng số là 280 khoản mục

2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu

a. Xử lý số liệu:

Xử lý trước nhập liệu: Làm sạch số liệu từ dữ liệu kết xuất số liệu nhập

xuất tồn của bệnh viện, chọn cột số liệu xuất, loại các khoản có xuất = 0, cộng dồn các hàng hóa (cùng tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế). Mã hóa các trường thông tin để đảm bảo chất lượng số liệu, cụ thể như sau:

- Cột “thành phần”: thuốc tân dược đơn thành phần được mã hóa = “1”; thuốc tân dược đa thành phần được mã hóa = “2”

- Cột “đường dùng”: đường tiêm được mã hóa = “1”; đường uống được mã hóa = “2”; đường khác được mã hóa = “3”

- Cột “nguồn gốc”: thuốc sản xuất trong nước được mã hóa = “1”; thuốc nhập khẩu được mã hóa = “2”

26

Phần mềm nhập liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel.

Xử lý sau nhập liệu: Tiến hành rà soát, kiểm tra tính thống nhất và chính xác của các thông tin thông qua việc thử nghiệm phân tích lần 1 để có thể phát hiện ra sự chưa chính xác của thông tin, ví dụ cách phân loại thuốc theo thành phần, theo đường dùng…Khi phát hiện tính chưa hợp lý của số liệu sẽ làm sạch lần 2 và tiến hành phân tích lần 2, làm như vậy cho đến khi được danh mục thuốc đã sạch đưa vào phân tích.

b. Phân tích số liệu:

- Phương pháp tính tỉ trọng: tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối tượng nghiên cứu trên tổng số.

- Phương pháp phân tích ABC Các bước tiến hành:

Bước 1: Kết xuất từ phần mềm quản lý kho các thuốc đã xuất kho trong

thời gian năm 2019 gồm các thông tin: tên thuốc nồng độ hàm lượng; tên hoạt chất, đơn vị tính, số lượng xuất (bao gồm cả nội trú và ngoại trú), đơn giá

Bước 2: Tiến hành làm sạch số liệu theo mã hàng hóa của thuốc (mỗi

mặt hàng thuốc là có cùng tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói, nhà sản xuất

Bước 3: Tính tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng

sản phẩm. Tổng tiền thuốc sử dụng trong năm 2019 bằng tổng tiền của các sản phẩm

Bước 4: Tính tỷ trọng tiền của mỗi thuốc bằng cách chia số tiền của mỗi thuốc cho tổng tiền rồi nhân với 100

Bước 5: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần của giá trị tiền

Bước 6: Tính % giá trị tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm: bắt

đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 80% tổng giá trị tiền - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% tổng giá trị tiền - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 5% tổng giá trị tiền

27

B chiếm 10 – 20% và 60 – 80% còn lại là hạng C. - Phương pháp phân tích VEN

- Phương pháp phân tích ABC/VEN

c. Phương pháp phân tích VEN

Các bước phân tích VEN trong nghiên cứu gồm các bước sau: - Tổng hợp danh mục thuốc sử dụng tại TTYT

- Khoa Dược dựa trên mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị phổ biến tại TTYT, phân loại danh mục theo V,E,N.

- Phân loại danh mục thuốc đã phân tích VEN theo ABC

Kết quả phân tích VEN kết hợp với phân tích ABC để phân loại danh mục thuốc.

d. Phân tích ma trận ABC/VEN

Từ kết quả phân tích ABC, VEN ma trận ABC/VEN được thể hiện qua bảng 2.2 sau:

Bảng 2.2.Kết quả phân tích VEN/ABC

Nhóm V E N

A AV AE AN

B BV BE BN

28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tràng định tỉnh lạng sơn năm 2019.

3.1.1. Cơ cấu thuốc tân dược - thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

Cơ cấu thuốc được phân loại tân dược - thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được trình bày ở bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Phân loại hóa dược - thuốc đông y, thuốc từ dược liệu

TT Nhóm thuốc Số khoản mục Giá trị sử dụng

SKM TL (%) GT(1000đ) TL(%)

1 Thuốc hóa dược 254 90,7 3.935.049 90,4

2 Thuốc đông y, thuốc từ

dược liệu 26 9,3 417.559 9,6

Tổng cộng 280 100 4.352.608 100

Nhận xét:- Nhóm thuốc hóa dược có 254 khoản mục chiếm tới 90,7%

tổng số khoản mục sử dụng trong TTYT, GTSD của nhóm thuốc này là 3.935.049 nghìn đồng tương ứng 90,4% GTSD thuốc toàn TTYT.

- Nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có 26 khoản mục tương ứng 9,3 % tổng số khoản mục tiêu thụ toàn TTYT, GTSD là 417.559 nghìn đồng tương ứng với 9,6% GTSD thuốc TTYT.

3.1.2. Cơ cấu thuốc hóa dược theo nhóm tác dụng

Danh mục thuốc hóa dược sử dụng tại TTYT được sắp xếp theo các nhóm tác dụng được trình bày ở bảng 3.2 sau:

29

Bảng 3.2 Phân loại các thuốc hóa dược theo tác dụng dược lý

TT Nhóm tác dụng dược lý

Số khoản mục Giá trị sử dụng

SKM TL% GT(1000đ) TL%

1 Thuốc điều trị ký sinh

trùng, chống nhiễm khuẩn 53 20,9 1.464.795 37,2 2 Insulin và nhóm thuốc hạ đường huyết 6 2,4 422.797 10,7 3 Thuốc điều trị tăng huyết

áp 13 5,1 353.924 9,0

4 Thuốc giảm đau, hạ sốt,

chống viêm không steroid 26 10,2 313.525 8,0 5 Thuốc đường tiêu hóa 27 10,6 247.969 6,3

6

Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải, cân bằng acid-base và các dung dịch tiêm truyền khác

13 5,1 228.383 5,8

7 Nhóm thuốc khác 26 10,2 207.366 5,3

8 Thuốc tác dụng đối với

máu 5 2,0 156.916 4,0

9 hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết 9 3,5 148.096 3,8 10 Khoáng chất và Vitamin 17 6,7 142.516 3,6 11 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 14 5,5 109.839 2,8 12 Thuốc tác dụng lên hệ

thần kinh 9 3,5 47.683 1,2

13 Thuốc gây tê, gây mê 19 7,5 45.926 1,2 14

Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn.

10 3,9 26.857 0,7

15 Thuốc điều trị suy tim 7 2,8 18.457 0,5

Tổng 254 100 3.935.049 100

30

Kết quả phân tích theo nhóm tác dụng dược lý của các thuốc hóa dược sử dụng cho thấy bệnh viện đã sử dụng 15 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó 3

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tràng định, tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)