Cơ cấu thuốc theo đường dùng

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tràng định, tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 62 - 64)

Theo thông tư 23/2011/TT-BYT về Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh thì: "Chỉ dùng đường tiêm khi người bệnh không

54

uống được thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đường tiêm"[3].

Thuốc tiêm có tác dụng rất nhanh và hiệu quả, tuy nhiên cũng chính đặc tính phát huy tác dụng nhanh mà những tai biến hoặc ADR của thuốc tiêm thường rất khó kiểm soát và khắc phục. Mặt khác do tính chất bào chế đặc biệt hơn các dạng dùng khác nên gía thành của thuốc tiêm thường đắt hơn nhiều so với các thuốc có đường dùng khác. Tại Trung tâm Y tế huyện Tràng Định đối với thuốc tân dược: thuốc đường tiêm và đường uống chiếm phần lớn trong danh mục. Qua phân tích số liệu có thể thấy rằng, tỷ lệ thuốc tiêm chiếm 49,92% về giá trị sử dụng và 36,43% về số khoản mục trên tổng giá trị danh mục, tỷ lệ thuốc uống là 44,64% cao hơn so với thuốc tiêm về SKM và giá trị (chiếm tỷ lệ là 39,22%), các thuốc dùng đường khác như: dùng ngoài da, đặt, khí dung, hô hấp… chiếm tỷ lệ về số khoản mục là 9,64% và giá trị khá thấp (1,27%). Riêng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, bệnh viện chỉ sử dụng đường uống với giá trị chiếm 8,21% là phù hợp với mô hình của bệnh viện đa khoa. Theo một số nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyến huyện khác năm 2015 thì tỷ trọng thuốc sử dụng giữa đường uống, tiêm và khác thì tại Trung tâm y tế huyện Tràng Định là trong mức trung bình. Tại BVĐK huyện Thanh Chương năm 2015, thuốc đường uống 51,37% khoản mục; 53,45% GT, thuốc đường tiêm: 40,98% khoản mục; 43,74% GT [21]. Tại BVĐK huyện Phú Bình năm 2017, thuốc dùng theo đường tiêm chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng khoản mục (98 khoản mục) chiếm 49,0% và cả về giá trị tiêu thụ với 77,9% tổng giá trị sử dụng [16].Tại BVĐK huyện Kiến Thụy năm 2017, số lượng số khoản mục thuốc theo đường uống tỷ lệ cao nhất với 176 khoản mục chiếm 62,0%, giá trị sử dụng 6.271.873,1 nghìn đồng chiếm 68,1% về giá trị sử dụng. - Tiếp theo là nhóm thuốc tiêm – tiêm truyền với 89 khoản mục chiếm 31,3% và giá trị sử dụng 2.764.476,0 nghìn đồng chiếm 30,0%. Còn các dạng thuốc khác chiếm tỷ lệ số lượng khoản mục rất nhỏ với 19

55

khoản mục chiếm 6,7% và giá trị sử dụng 170.094,9 nghìn [22]. Tại BVĐK huyện Thanh Miện năm 2017, thuốc tiêm chiếm 27,55% về số khoản mục và 22,17% về giá trị. thuốc uống chiếm 63,77% về số khoản mục và 76,05% về giá trị [14].

Tuy nhiên, qua kết quả phân tích DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tràng Định giá trị sử dụng thuốc tiêm là tương đối cao nên cần phải xem xét lại cơ cấu danh mục thuốc, cần hạn chế hơn nữa thuốc tiêm truyền nhất là thuốc kháng sinh nên cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa dược sỹ lâm sàng với thầy thuốc để việc cân nhắc lựa chọn thuốc trên từng đối tượng bệnh nhân. Hơn nữa đây là nhóm thuốc cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ, cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ, nên nếu có thể thì ưu tiên đường uống tránh việc lạm dụng thuốc tiêm trong điều trị.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tràng định, tỉnh lạng sơn năm 2019 (Trang 62 - 64)