Trong những năm qua Đảng và Nhà Nước luôn khuyến khích người dân Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, trong đó Bộ Y tế cũng có đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” và đã có Thông tư số 10/2016/TT-BYT ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp. Các đề án, Thông tư trên đã
51
hỗ trợ thuốc sản xuất trong nước tiếp cận gần hơn đến với người dân. Việc ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước cũng là một trong những nguyên tắc được Bộ Y tế đặt ra trong lựa chọn thuốc thành phẩm sử dụng trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, với chức năng là một bệnh viện tuyến cuối của huyện, đa phần bệnh nhân đến khám và điều trị trong tình trạng bệnh nặng, cần thuốc điều trị đặc trị trong khi ngành công nghiệp dược trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu. Do vậy, với kết quả phân tích, trong năm 2019 tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tràng Định chiếm 67% về SKM và 52% về GTSD. Tỷ lệ này cho thấy giá thành của thuốc nhập ngoại là tương đối cao vì số khoản mục thì chênh lệch nhau nhưng GTSD thì tương đương nhau. So sánh với một số nghiên cứu khác về số khoản mục và GTSD của thuốc sản xuất trong nước của một số nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyến tỉnh khác năm 2015, 2016 có tỷ lệ nằm trong khoảng 30 đến 48% về SKM và 18 đến 22% GTSD thì vấn đề sử dụng thuốc sản xuất trong nước là cần thiết. Hơn nữa việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước sẽ giảm chi phí điều trị, đồng thời còn góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dược trong nước phát triển. Do đó các cơ sở khám chữa bệnh nói chung, Trung tâm Y tê huyện Tràng Định nói riêng cần thay đổi cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại, cân nhắc sự thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội để tiết kiệm ngân sách và giúp giảm gánh nặng về tài chính cho người bệnh. Tại nhiều BVĐK huyện đều có tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước cao, tại TTYT huyện Phú Tân năm 2017, thuốc tân dược sản xuất trong nước chiếm nhiều hơn so với thuốc nhập khẩu. Thuốc sản xuất trong nước với 277 SKM, tỷ lệ 69,60% chiếm về giá trị sử dụng tổng tiền thuốc là 66,17%. Thuốc nhập khẩu với 121 SKM, tỷ lệ 30,40 chiếm 33,83% tổng giá trị tiền sử dụng thuốc [17]. Tại BVĐK huyện Thanh Chương năm 2015, thuốc SXTN sử dụng 121 khoản (66,1%) tiền 11,537 tỷ đồng (53,1%) [21]. Tại BVĐK huyện Nam Đàn năm 2015, thuốc SXTN chiếm 67,73% khoản mục; 70,75% GT [13]. Tại BVĐK
52
huyện Triệu Sơn, thuốc có nguồn gốc trong nước được sử dụng với tỷ lệ cao về cả số khoản mục và GTSD – 172 khoản mục chiếm 57,53% tổng số khoản mục sử dụng tương đương 59,59% GTSD thuốc của toàn viện [19].