Kết hợp phương pháp phân tích ABC và VEN để phân tích danh mục thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu sử dụng năm 2019.
3.2.4.1. Phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ma trận ABC/ VEN
Bảng 3.14. Phân tích ma trận ABC/VEN Nhóm Số khoản mục % Số khoản mục Giá trị sử dụng (triệu đồng) % giá trị sử dụng A V 12 2,42 6.257 7,21 E 76 15,36 56.695 65,35 N 6 1,21 6.359 7,33 Tổng A 94 18,99 69.311 79,89 B V 20 4,04 1.966 2,27 E 70 14,14 9.807 11,30 N 10 2,02 1.296 1,49 Tổng B 100 20,20 13.069 15,06 C V 32 6,46 561 0,65 E 246 49,70 3.582 4,13 N 23 4,65 239 0,27 Tổng C 301 60,81 4.382 5,05 Tổng 495 100 86.762 100 Nhận xét
Nhóm thuốc A bao gồm (AV+AE+AN) có giá trị sử dụng cao nhất chiếm 79,89% nhưng số lượng thuốc lại ít nhất chỉ chiếm 18,99%. Trong đó nhóm AE chiếm cao nhất về số lượng thuốc 15,36% và giá trị sử dụng chiếm 65,35%. Nhóm AN có 6 thuốc chiếm 1,21% và chiếm 7,33% giá trị tiền thuốc sử dụng, thấp hơn nhóm AV chiếm 2,42% về số thuốc và cao hơn nhóm AV chiếm 7,21% giá trị sử dụng. Từ đó cho thấy bệnh viện vẫn chưa kiểm soát tốt
48
về thuốc nhóm A từ đó để lựa chọn và sử dụng hợp lý đồng thời sẽ tiết kiệm được chi phí dùng thuốc.
Nhóm thuốc B bao gồm (BV+BE+BN) có giá trị tiền thuốc chiếm 15,06% và số thuốc chiếm 20,20%.
Nhóm thuốc C bao gồm (CV+CE+CN) có giá trị tiền sử dụng thấp nhất chiếm 5,05% nhưng về số lượng thuốc là cao nhất chiếm 60,81%.
Mặc dù nhóm thuốc B và C chiếm giá trị không cao nhưng cũng cần được quan tâm để hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc tương xứng với nguồn kinh phí của bệnh viện.
Từ phân tích ma trận ABC/VEN thuốc nhóm A cần quan tâm chật chẽ nhất, để thấy được rõ hơn cần phân tích nhóm AN có những thuốc nào không thiết yếu và nhóm AE đang chiếm giá trị tiền sử dụng cao nhất là nhóm thuốc thiết yếu từ đó cân đối nguồn quỹ sử dụng hợp lý.
3.2.4.2. Phân tích các thuốc thuộc nhóm AN
Có 6 thuốc thuộc nhóm AN chiếm 1,21% về số thuốc và chiếm 7,33% về giá trị sử dụng, các thuốc được đưa vào bảng sau:
Bảng 3.15. Các thuốc nhóm AN ST T Hoạt chất Đơn vị tính Thành tiền (triệu đồng) Tỷ lệ % 1 Galantamin Ống 3.029 3,49 2
Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Cam thảo, Xích thược, Sài hồ,
Chỉ xác, Ngưu tất, Bạch quả
Viên 1.336 1,54
3 Choline alfoscerat Ống 1.234 1,43 4 Actiso, Cao mật lợn, khô Tỏi , Than hoạt
tính Viên 262 0.30 5 Nhũ dịch lipid Chai 255 0,29 6 Famotidin Lọ 243 0,28
49
Nhận xét
Các thuốc nhóm AN có giá trị tiêu thụ lớn, hiệu quả điều trị chưa khẳng định rõ ràng, thuốc lại có giá thành cao chưa tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc, mang tính chất hỗ trợ và có thể thay thế được. Ta thấy thuốc có hoạt chất Galantamin chiếm tỷ lệ cao nhất 3,49% giá trị tiền sử dụng, hoạt chất Choline alfoscerat chiếm 1,43% giá trị tiền. Ngoài ra có 2 thuốc đông y, thuốc từ dược liệu là Cerecaps (Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Sinh địa, Cam thảo, Xích thược, Sài hồ, Chỉ xác, Ngưu tất, Bạch quả) và Chorlatcyn (Actiso, Cao mật lợn, khô Tỏi, Than hoạt tính) chiếm lần lượt là 1,54% và 0,30% về giá trị tiền. Hơn nữa có 4 thuốc đều có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài về nên giá thành cao. Bệnh viện cần xem xét các thuốc này để giảm chi phí và sử dụng hiệu quả, tối ưu nguồn kinh phí bệnh viện. Từ đó có thể cân đối nguồn quỹ để đảm bảo nguồn dự trữ cho các thuốc cần thiết cho hoạt động của đơn vị.
50
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019 ĐA KHOA TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2019
4.1.1. Danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý
Danh mục thuốc được sử dụng tại bệnh viện năm 2019 được ban hành kèm theo Quyết định số 147/QĐ-BV ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Giám đốc bệnh viện dựa trên kết quả trúng thầu tập trung năm 2019-2020, trên cơ sở căn cứ theo thông tư TT 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 và thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015. Trong đó danh mục thuốc hóa dược chiếm 96,77% số lượng thuốc và 97,62% về giá trị sử dụng; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chỉ chiếm 3,23 về số lượng thuốc và 2,38 về giá trị tiền.
Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang gồm 495 thuốc được chia làm 26 nhóm thuốc theo tác dụng dược lý của thuốc hóa dược và 7 nhóm của thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. So với các bệnh viện khác, số lượng thuốc ít hơn nhiều so với các bệnh viện tuyến tỉnh khác như Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh có 680 thuốc được sử dụng năm 2017, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh có 932 thuốc được sử dụng năm 2016 [19], [13].
Trong 26 nhóm thuốc thì 3 nhóm đều có số lượng thuốc nhiều nhất và giá trị tiền sử dụng cũng nhiều nhất là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; thuốc tim mạch; hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn sử dụng nhiều nhất, chiếm 19,19% về số lượng thuốc và chiếm 34,48% tổng giá trị tiền thuốc; tiếp thứ 2 là thuốc tim mạch với 10,91% giá trị tiền thuốc. So sánh với một số nghiên cứu khác như Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cũng có sự tương đồng: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ lớn nhất cả về số lượng khoản mục và giá trị sử dụng. Theo nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm
51
2017 thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 21,76% số lượng thuốc và chiếm 28,38% giá trị sử dụng; Thuốc tim mạch đứng thứ 2 chiếm 12,55 giá trị tiền [19]. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 94 số lượng thuốc chiếm 47,90% giá trị sử dụng, thứ 2 nhóm thuốc tác dụng đối với máu với 11,14% giá trị tiền [13]. Nhìn chung so với hai bệnh viện cùng tuyến tỉnh thì chi phí cho các thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn của bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang thấp hơn bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhưng cao hơn bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh tính ra là nằm trong khoảng giữa trung bình. Điều này chứng tỏ bệnh viện cũng đã có biện pháp đưa kháng sinh vào quản lý chặt chẽ hơn (những năm gần đây sử dụng các loại kháng sinh như Imipenem, Meropenem phải được duyệt bởi ban lãnh đạo bệnh viện) để tránh được tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị.
Danh mục thuốc kháng sinh theo các phân nhóm
Tiếp theo, xét các phân nhóm kháng sinh trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Kết quả cho thấy nhóm thuốc beta-lactam được sử dụng nhiều nhất chiếm 50,00% về số lượng thuốc và 68,79% về giá trị tiền, tiếp theo là nhóm quinolon chiếm 18,12% giá trị tiền sử dụng nhưng về số lượng thuốc lại đứng thứ 3 chiếm 11,25% sau nhóm aminoglycosid chiếm 13,75% về số lượng thuốc, đứng thứ 3 về giá trị tiền sử dụng lại là nhóm nitroimidazol chiếm 6,31%. Thấp nhất là nhóm lincosamid với 1,25% về số lượng thuốc và 0,05% về giá trị tiền. Kết quả này cũng gần giống với bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 nhóm kháng sinh dùng nhiều nhất là nhóm beta-lactam với 43,54% về số thuốc và 64,41% về giá trị tiền, tiếp theo lần lượt là các nhóm quinolon và nhóm thuốc khác chiếm lần lượt là 18,04% và 10,14% về giá trị [13]. Cũng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh năm 2017 sử dụng nhiều nhất là nhóm beta-lactam với 49,21% về số thuốc và 71,50% về giá trị tiền, tiếp theo nhóm Quinolon chiếm 16,24% giá
52
trị tiền rồi đến nhóm nitroimidazol chiếm 5,51% về giá trị tiền thuốc [19]. Thuốc nhóm beta-lactam vẫn là nhóm kháng sinh được cho là khá an toàn khi sử dụng, vì vậy kết quả tại các bệnh viện đồng hạng tương đối giống nhau về số lượng thuốc và phần trăm giá trị tiền sử dụng.
Danh mục thuốc kháng sinh theo đường dùng
Xét về đường dùng của các thuốc kháng sinh thì nhận thấy bệnh viện sử dụng về số lượng thuốc và giá tiền của đường tiêm tiêm truyền là rất lớn, số lượng thuốc sử dụng theo đường tiêm, tiêm truyền (62,50%) gấp đôi đường uống (30,00%), về giá trị tiền sử dụng của đường tiêm, tiêm truyền chiếm 92,48% gấp gấp 13,2 lần đường uống chỉ có 7,03%. Giá trị và số lượng thuốc theo đường tiêm, tiêm truyền lớn như vậy bệnh viện cần sự quan tâm chặt chẽ trong việc lựa chọn sử dụng thuốc khi mà tình trạng bệnh đã đáp ứng được qua đường uống thì chuyển sang đường uống của cùng một kháng sinh cho phù hợp, vừa giảm được các yếu tố nguy cơ và giảm được chi phí trong lần điều trị. Điều này do bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, bệnh nhân thường nặng nên bác sỹ có tâm lý e ngại thuốc sử dụng theo đường uống không nhanh và hiệu quả như đường tiêm, tiêm truyền. Ngoài ra công nghệ sản xuất thuốc đường tiêm, tiêm truyền đòi hỏi khắt khe và nghiêm ngặt hơn đường uống nên giá thành cao hơn. Quyết định 772/QĐ- BYT ngày 04/3/2016 ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, tại phụ lục 2 của quyết định 772/QĐ-BYT quy định rõ các tiêu chí xác định đường dùng kháng sinh của bệnh nhân, việc này tránh được lạm dụng kháng sinh đường tiêm. Hiện đã được bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang triển khai tới các khoa lâm sàng nhưng thực sự chưa có hiệu quả nhiều. Hy vọng trong thời gian tiếp theo bệnh viện cần giám sát chặt chẽ hơn trong vấn đề này.
53