Nhé năm 2019 theo phương pháp ABC/VEN
Phân tích giá trị tiêu thụ thuốc theo phân tích ABC sẽ cho thấy mối tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào có tỷ lệ chiếm nhiều trong ngân sách, từ đó có thể lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí đầu vào ít hơn, xây dựng những liệu pháp điều trị tối ưu hơn bổ sung, thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc có giá phù hợp, lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc hàng năm từ đó phát hiện ra những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc và quản lý thuốc, xác định phương thức mua các thuốc hợp lý có trong DMTBV.
Bảng 3.20. Kết quả phân tích ABC tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé năm 2019
TT Nhóm thuốc Số lượng mặt hàng Giá trị sử dụng (VNĐ) Số lượng Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1 A 56 22,67 4.032.184.000 79,52 2 B 55 22,27 765.278.522 15,09 3 C 136 55,06 273.013.706 5,38 Tổng cộng: 247 100 5.070.476.228 100 Nhận xét:
Kết quả phân tích chỉ ra rằng, cơ cấu mua sắm và sử dụng thuốc tại bệnh viện là chưa hợp lý ở nhóm A và nhóm B cụ thể như sau: DMT hạng A bao
gồm 54 khoản mục tương ứng với 21,86% tổng DMT, tỉ lệ 21,86% này không phù hợp với lý thuyết ( hạng A chiếm khoảng 10% đến 20% số khoản mục). Nhóm B gồm 55 khoản tương ứng với 22,27% tổng DMT, chiếm tỷ lệ 15,09% còn lại nhóm C chiếm 55,87% tổng DMT và 5,38% GTSD.
3.2.2. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng theo phương pháp phân tích VEN
Kết quả phân loại thuốc trong danh mục thuốc của Trung tâm dựa vào các nhóm V, E, N được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.23. Kết quả phân tích VEN
Nhóm Khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị ( VNĐ) Tỷ lệ (%) V 57 23,08 152.968.478 3,02 E 121 48,99 3.081.526.499 60,77 N 69 27,93 1.835.981.252 36,21 Tổng cộng 247 100 5.070.476.228 100 Nhận xét: Kết quả phân tích chỉ ra rằng:
+ Nhóm thuốc thiết yếu (nhóm E) có số KM cao nhất với 121 KM chiếm 48,99% về số KM và 60,77% về giá trị sử dụng với 3.081.526.499 đồng.
+ Nhóm thuốc tối cần (nhóm V), với 152.968.478 đồng chiếm 3,02% về giá trị sử dụng và 57 KM chiếm 23,08% về số lượng.
+ Nhóm N là thuốc không cần thiết trong điều trị, có 69 KM chiếm 27,93%, với giá trị sử dụng là 1.835.981.252 đồng chiếm 36,21% tổng giá trị sử dụng thuốc.
3.2.3. Phân tích cơ cấu DMT theo ma trận ABC/VEN
Bảng 3.24. Phân tích ma trận ABC/VEN Nhóm thuốc Khoản mục Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ lệ (%) A V 1 0,40 25.346.160 0,50 E 29 11,74 2.536.858.868 50,03 N 24 9,72 1.469.978.972 28,99 B V 6 2,43 75.435.633 1,49 E 28 11,34 385.118.529 7,60 N 21 8,50 304.724.360 6,01 C V 50 20,24 52.186.685 1,03 E 64 25,91 159.549.102 3,15 N 24 9,72 61.277.920 1,21 Tổng cộng 247 100 5.070.476.228 100 Nhận xét:
Nhóm AV và nhóm BV thuốc sử dụng chiếm tỷ lệ thấp do đơn vị chỉ thực hiện cấp cứu ban đầu. Tại cả 3 nhóm A, B, C số lượng thuốc E chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 29/54 thuốc nhóm A tương ứng với 11,74% các thuốc sử dụng 50,03% tổng giá trị. Thuốc E trong nhóm B có 28/55 thuốc tương ứng với 11,34% các thuốc sử dụng và chiếm 7,60% tổng giá trị. Nhóm AN có 24 thuốc (chiếm 9,72%) thuốc sử dụng với giá trị 1.469.978.972 đồng.
3.2.4. Phân tích cơ cấu các thuốc trong nhóm AN
Nhóm thuốc AN gồm các thuốc không thiết yếu mà giá trị sử dụng lớn nhưng không hợp lý.
Bảng 3.25. Các thuốc thuộc phân nhóm AN T T Tên thuốc Số lượng mặt hàng Giá trị sử dụng (VNĐ) Số lượng Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % I Khoáng chất và Vitamin 4 1,60 213.194.971 4,20 1 Folihem 1 0,40 49.575.561 0,98 2 Hỗn dịch Greenkids 1 0,40 63.483.860 1,25 3 Savi 3B 1 0,40 53.851.550 1,06 4 Siro Snapcef 1 0,40 46.284.000 0,91
II Thuốc đông y, thuốc từ dược
liệu 20 8,10 1.256.784.001 24,79
1 Cảm cúm bảo phương 1 0,40 30.450.000 0,60 2 Mát gan giải độc – HT 1 0,40 51.401.343 1,01
3 Metrad 1 0,40 25.336.860 0,50
4 Kim tiền thảo HM 1 0,40 32.224.000 0,64 5 Hoàn phong thấp 1 0,40 51.894.234 1,02 6 Bổ tỳ BSV (Chai) 1 0,40 158.085.000 3,12 7 Bổ tỳ BSV (Gói) 1 0,40 40.230.000 0,79 8 Bổ tỳ dưỡng cốt Thái Dương 1 0,40 114.900.000 2,27
9 Phalintop 1 0,40 41.496.000 0,82
10 Thuốc uống Suncurmin 1 0,40 55.836.000 1,10 11 Bổ trung ích khí 1 0,40 69.290.000 1,37
T T Tên thuốc Số lượng mặt hàng Giá trị sử dụng (VNĐ) Số lượng Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
12 Tuần Hoàn Não Thái Dương 1 0,40 76.892.004 1,52
13 Cerecaps 1 0,40 55.461.000 1,09
14 Bổ phế chỉ khái lộ (Chai) 1 0,40 27.714.000 0,55 15 Bổ phế chỉ khái lộ (Gói) 1 0,40 133.982.660 2,64 16 Thuốc ho bổ phế chỉ khái lộ 1 0,40 36.432.000 0,72 17 Thuốc ho thảo dược 1 0,40 29.250.000 0,58
18 Vifusinhluc 1 0,40 134.996.400 2,66
19 Thuốc xoa bóp Bảo Phương 1 0,40 61.208.000 1,21
20 Actiso 1 0,40 29.704.500 0,59
Tổng cộng: 24 9,70 1.469.978.972 28,99
Nhận xét:
Kết quả phân tích cụ thể nhóm AN cho thấy 24 thuốc nằm trong 2 nhóm tác dụng dược lý là khoáng chất và vitamin; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Hai nhóm này chiếm tỉ lệ 28,99% giá trị sử dụng thuốc, trong đó thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm đại đa số với tỉ lệ 24,79% GTSD còn nhóm Khoáng chất và vitamin chiếm 4,20% GTSD. Trung tâm cần xem xét cụ thể với các loại thuốc này.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.1. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé năm 2019 Nhé năm 2019
4.1.1. Về cơ cấu danh mục thuốc hóa dược, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu
DMT được sử dụng tại Trung tâm năm 2019 gồm 247 danh mục với thuốc hóa dược với 193 KM (78,14% SKM), chiếm 69,43% về GTSD; thuốc đông y, thuốc từ dược liệu với 54 KM (21,86% SKM), chiếm 30,57% về GTSD. Việc sử dụng nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu (với các loại thuốc như: Tuần hoàn não Thái Dương, Cerecaps, Thuốc ho bổ phế, Thuốc xoa bóp Bảo Phương …) trong kê đơn ngoại trú đối với những trường hợp bệnh về hô hấp, các bệnh liên quan đến tuổi già là để đáp ứng nhu cầu của người bệnh khi đến khám chữa bệnh. Tuy nhiên một số mặt hàng có giá thành cao nên cũng dẫn đến việc gia tăng chi phí KCB tại Trung tâm.
Giá trị sử dụng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé cao hơn của Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên 13,63% về GTSD [15], Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu năm 2018: 22% về GTSD [11].
4.1.2. Về cơ cấu nhóm thuốc điều trị
Cơ cấu nhóm thuốc điều trị gồm: 20 nhóm thuốc hóa dược, 10 nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
+ Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất với 51 KM, giá trị sử dụng 2.147.000.181 đồng, chiếm 42,34% tổng GTSD. Tỷ lệ nhóm thuốc này thấp hơn nhiều so với Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với 52 KM, chiếm 48,27% GTSD [15].
+ Nhóm thuốc đường tiêu hóa với 25 KM (10,12%), có giá trị sử dụng 390.942.065 đồng, chiếm 7.71%, điều này hoàn toàn tương ứng với
MHBT tại TTYT chủ yếu là bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa.Tỷ lệ nhóm thuốc này cao hơn so với Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với 15 KM, chiếm 5,78% GTSD [15], và Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La với 18 KM, chiếm 6,44% GTSD [11].
+ So sánh với các nghiên cứu khác, tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại các bệnh viện thì tỷ lệ sử dụng kháng sinh tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé là (42,34% GTSD). Kết quả sử dụng kháng sinh tại Trung tâm thấp hơn nhiều so với Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên – tỉnh Sơn La với 52 KM chiếm 48,27% GTSD và Bệnh viện đa khoa huyện Phú Bình – Thái Nguyên năm 2017 với 37 KM chiếm 51,30% GTSD, cao hơn Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận năm 2018 với 100 KM chiếm 29,79% GTSD, kết quả nghiên cứu của Ds. Vũ Thị Thu Hương năm 2009 tại 38 bệnh viện kinh phí sử dụng kháng sinh trung bình từ 32,3 đến 32,5% [12].
Thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị luôn chiếm nhiều kinh phí và được quan tâm đặc biệt. Việc tập trung một tỷ lệ lớn thuốc cũng như kinh phí sử dụng cho nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là do nhu cầu điều trị một tỷ lệ lớn các bệnh nhiễm trùng, bệnh về hô hấp trong mô hình bệnh tật của Việt Nam nói chung cũng như mô hình của Trung tâm nói riêng. Mặt khác thuốc kháng sinh còn được sử dụng trong nhiều bệnh khác như các trường hợp tai nạn thương tích, phòng nhiễm khuẩn trước và sau phẫu thuật. Tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé bên cạnh điều trị những bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện còn tiếp nhận nhiều ca cấp cứu tuyến dưới chuyển lên, phần nào giải thích cho nhu cầu sử dụng nhiều kháng sinh điều trị tại Trung tâm.
Danh mục thuốc tại đơn vị đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu điều trị, cũng như các bác sĩ trong việc lựa chọn thuốc. Nhưng cũng gây ra khó khăn cho Khoa dược khi phải cung ứng nhiều mặt hàng cùng một lúc, kèm theo đó là các vấn đề liên quan đến việc mua sắm, thủ tục hồ sơ, theo dõi, bảo quản và cấp phát.
4.1.3. Về cơ cấu nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
Trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thì nhóm Beta-lactam chiếm số lượng nhiều nhất với 24 KM (47,06%), với GTSD 94,02% tổng kinh phí sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ này cao hơn so với bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu với 32 KM, giá trị sử dụng là 91,43% [11] và Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc với 60 KM, giá trị sử dụng là 93,51% [16].
4.1.4. Về cơ cấu nhóm Beta-lactam sử dụng
Nhóm thuốc Beta-lactam là nhóm có giá trị đứng đầu tại Trung tâm Y tế Mường Nhé. Trong đó Penicilin là nhóm được sử dụng nhiều nhất chiếm 50% số khoản mục và 56,39 % giá trị sử dụng.
Cephalosporin thế hệ 1,3 chiếm tỷ lệ sử dụng 77,84% trong các kháng sinh nhóm Cephalosporin. Đây là kháng sinh phổ rộng, nhiều thuốc còn nhạy với vi khuẩn nên đáp ứng hiệu quả điều trị, một phần do thói quen kê đơn và ưu tiên sử dụng nhóm này của bác sĩ. Hiện nay việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin là một trong những nguyên nhân dẫn tới ngày càng gia tăng vi khuẩn kháng thuốc.
4.1.5. Về cơ cấu thuốc theo nguồn gốc, xuất xứ
Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc nội trong DMT của các Bệnh viện chiếm khoảng 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.
Tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé thuốc sản xuất trong nước 219 KM (88,66%), giá trị sử dụng 4.296.639.499 đồng (84,74%), thuốc nhập khẩu với 28 KM (11,34%), kinh phí sử dụng (15,26%). Như vậy tỷ lệ thuốc nội
trong DMT của Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé đã đạt yêu cầu, mục tiêu của BYT đề ra. Tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước cao hơn so
với Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La thuốc nội chiếm 220 KM (63,04%), giá trị sử dụng là 34,7% [11].
Việc sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ cao thể hiện việc thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc. Điều này cho thấy rằng khi xây dựng DMT Hội đồng thuốc và điều trị đã chú trọng ưu tiên các thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước nhằm tiết kiệm chi phí dành cho thuốc, giảm thiểu giá thành điều trị, giảm gánh nặng cho bệnh nhân.
4.1.6. Về cơ cấu thuốc đơn thành phần, đa thành phần trong DMT Hóa dược dược
Thuốc đơn thành phần được sử dụng Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé chiếm tỷ lệ khá lớn về số lượng mặt hàng gồm 161 KM (83,42%), với GTSD 2.365.671.276 đồng (67,20%). Thấp hơn kết quả nghiên cứu tại các Bệnh viện tuyến huyện, số KM thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ từ 85% đến 93% [5], tại Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu chiếm 77,65 % KM, GTSD 74,49% [11]. Thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ 16,58% tổng số thuốc, cao hơn so với số liệu sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Mê năm 2016 là 13,17% [13].
4.1.7. Về cơ cấu thuốc biệt dược gốc và thuốc Generic trong DMT hóa dược
Các thuốc Generic chiếm tỷ lệ 98,44% số KM trong DMTSD, chiếm 99,77% tổng GTSD. Kết quả này cao hơn kết quả của Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu – Sơn La với số KM là 96,63% [11], cao hơn kết quả của Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Yên – Sơn La 96,06% tổng số KM [15]. Điều này nói lên Trung tâm đã ưu tiên số chủng loại thuốc generic là chủ yếu trong DMTSD, phù hợp với yêu cầu điều trị của tuyến huyện.
Trong khi đó các thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ 1,56% số KM, chiếm 0,23% tổng GTSD. Trong năm tới đơn vị cần bổ sung một số biệt dược để điều trị ca bệnh khó.
Theo kết quả cho thấy tỷ lệ số lượng thuốc dùng theo đường uống chiếm chủ yếu về số lượng lẫn GTSD với 58,70% số KM và 75,16% về GTSD. Thuốc tiêm, tiêm truyền chiếm 29,96% số KM và 21,45% tổng kinh phí sử dụng thuốc. Như vậy tỷ lệ sử dụng thuốc tiêm, tiêm truyền là thấp, điều đó cho thấy các Bác sỹ của Trung tâm phần nào đã chấp hành thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Thuốc tiêm, tiêm truyền chỉ sử dụng trong các bệnh cấp tính để đạt hiệu quả cao trong điều trị. Trung tâm cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc đưởng tiêm, tiêm truyền để hạn chế tai biến và tiết kiệm chi phí điều trị. So với nghiên cứu của Ds. Vũ Thị Thu Hương tại các Bệnh viện tuyến huyện, số thuốc tiêm chiếm tỷ lệ từ 51,7% đến 61% [156
4.2. Về phân tích DMTSD tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé năm 2018 theo phương pháp phân tích ABC/VEN 2018 theo phương pháp phân tích ABC/VEN
4.2.1. Phân tích ABC
Thông thường theo phân tích ABC, các sản phẩm của nhóm A chiếm 10 - 20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10 - 20%, nhóm C chiếm 60 - 80%. Qua phân tích thấy cơ cấu mua sắm của Trung tâm năm 2019 chưa thật sự hợp lý.
Tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé kết quả phân tích ABC cho thấy thuốc nhóm A gồm 54 thuốc, chiếm 21,86% số lượng KM thấp hơn so với Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc 25,77% năm 2018 [16]; Nhóm B gồm 55 thuốc, chiếm 22,27% số lượng KM cao hơn Bệnh viện huyện Bắc Yên 21,49% năm 2018 [15]; Nhóm C gồm 138 thuốc, chiếm 55,87% số lượng KM thấp hơn Bệnh viện huyện Thuận Châu 57,88 năm 2018 [11]; 79,52% kinh phí được phân bổ cho nhóm A, 15,09% kinh phí được phân bổ cho nhóm B; thuốc nhóm C chỉ chiếm tỷ lệ 5,38% kinh phí cao hơn Bệnh viện huyện Thuận Châu 5,01% [11]. Trong nhóm A với tổng số 54 KM với giá trị sử dụng 4.032.184.000 đồng. Chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm A vẫn là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 37,82% GTSD; Đứng thứ hai là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm không Steroid; Thuốc điều trị gút và
các bệnh cơ xương khớp chiếm 5,32% GTSD. Điều này cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn vẫn đang là gánh nặng của Trung tâm, đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa và cần có biện pháp quản lý, giám sát chống nhiễm khuẩn để hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cường hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn.
Ta thấy rằng nhóm thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, nhóm khoáng chất và vitamin, nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không Steroid; thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp không nên xuất hiện nhóm A, việc phân bổ cho những thuốc này là chưa hợp lý như vậy có tình trạng lạm dụng thuốc không thật