quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là nhóm yếu tố rất quan trọng và bao quát rất nhiều vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Một đất nƣớc có nền chính trị ổn định, hệ thống luật pháp phát triển hoàn thiện, các chủ trƣơng chính sách, cơ chế điều tiết rõ ràng, minh bạch, có thể dự đoán đƣợc là điều kiện đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Văn hóa - xã hội: Nhóm yếu tố này có ảnh hƣởng khá mạnh tới hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quy mô, tốc độ tăng trƣởng, cấu trúc dân số qua các tiêu chí (giới, độ tuổi, thành thị - nông thôn), thu nhập của dân cƣ… tác động đến dung lƣợng thị trƣờng, sức mua của thị trƣờng. Bên cạnh đó, phong cách sống, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng… ảnh hƣởng trực tiếp tới hành vi tiêu dùng của khách hàng và qua đó ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu biết về môi trƣờng văn hóa và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với môi trƣờng là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh trong môi trƣờng xa lạ.
Cần lƣu ý rằng, trong điều kiện kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp muốn thành công và đứng vững trên thị trƣờng thì không chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận. Vấn đề trách nhiệm xã hội đƣợc coi là một tiêu chí quan trọng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải hƣớng tới đạt đƣợc lợi ích xã hội và giảm thiểu chi phí xã hội.
- Trình độ nguồn nhân lực: Trong nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong
xu hƣớng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất lƣợng nguồn nhân lực của quốc gia hay của một vùng lãnh thổ là yếu tố đƣợc quan tâm nhất khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tƣ. Trình độ và các điều kiện về nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực, mức lƣơng, hệ thống lƣơng, điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn, đầu tƣ cho đào tạo, vai trò của công đoàn.
39