Trách nhiệm, chế độ, chính sách đối với Hội thẩm nhân dân

Một phần của tài liệu Luận văn sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại ninh thuận​ (Trang 32 - 58)

6. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Trách nhiệm, chế độ, chính sách đối với Hội thẩm nhân dân

1.2.2.1. Trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân

Điều 89 Luật tổ chức TAND quy định HTND có trách nhiệm như sau: - Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật. - Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định21.

- Độc lập, vô tư, khách quan trong xét xử, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân

- Tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

- Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật. - Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử. - Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm

20 Điều 10 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Điều 87 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

21“ ội thẩm nhân dân có quyền từ chối tham gia Hội đồng xét xử” theo Điều 49 và Điều 53 BLTTHS; Điều 52 và Điều 53 BLTTDS; Điều 45 và Điều 46 Luật tố tụng hành chính.

mà bị xử lý k luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Hội thẩm trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Hội thẩm đó thực hiện nhiệm vụ xét xử phải có trách nhiệm bồi thường và Hội thẩm đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa theo quy định của pháp luật.

1.2.2.2. Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm nhân dân

HTND được hưởng các chế độ và chính sách sau:

- Hội thẩm được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án. Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.

- Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chứcthì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.

- Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.

- Hội thẩm được hưởng phụ cấp xét xử22, mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử.

1.2.3. Nội dung nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự

1.2.3.1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn .

Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định việc xét xử sở thẩm của Tòa án có HTND tham gia đã có từ Hiến pháp năm 1946 và được tiếp tục kế thừa, phát triển, khẳng định tại Hiến pháp năm 2013. HTND được bầu lên từ các tầng lớp Nhân dân, đại diện cho Nhân dân trong việc xem xét và giải quyết vụ án dân sự, nhằm bảo vệ

22 Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 “Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự thì, khi tham gia phiên tòa Hội thẩm được bồi dưỡng với mức là 90.000 đồng/ngày thực tế tham gia phiên tòa (kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp)”.

các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. BLTTDS 2015 đã ghi nhận nguyên tắc HTND tham gia xét xử vụ án dân sự thành những quy định cụ thể:

“HTND tham gia xét xử vụ án dân sự với tư cách là người tiến hành tố tụng dân sự; tham gia Hội đồng xét xử s thẩm vụ án dân sự: Thành ph n Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự bao gồm 01 Thẩm phán và 02 HTND, trừ xét xử theo thủ tục rút gọn23. Trong trường hợp vụ án đó phức tạp ho c đ c biệt thì có thể có 02 Thẩm phán và 03 HTND”. Như vậy, quy định này đã làm rõ nguyên tắc HTND tham gia

xét xử vụ án dân sự. Số lượng HTND trong Hội đồng xét xử nhiều hơn Thẩm phán bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, bảo đảm sự giám sát của Nhân dân trong hoạt động xét xử.

Trong hai trường hợp đặc biệt là: Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên và đối với vụ án lao động. BLTTDS năm 2015 đã quy định thêm nội dung mới mà BLTTDS năm 2011 chưa có về tư cách của HTND.

+ Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có HTND là người đã từng ho c đang công tác tại Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, trẻ em. Quy định mới này là một sự tiến bộ, tiệm cận với

luật pháp quốc tế, bảo đảm thực hiện những công ước về quyền con người, quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết. BLTTDS 2015 khẳng định nguyên tắc tiến hành hoạt động tố tụng dân sự đối với người chưa thành niên như việc lấy ý kiến của con chưa thành niên hoặc các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên. Do vậy, việc quy định HTND là những người đã từng hoặc đang làm việc tại các cơ quan nói trên là để nâng cao

23 Điều 11 BLTTDS quy định “các vụ án dân sự có Hội thẩm tham gia bao gồm: các vụ án dân sự, các vụ án hôn nhân và gia đình, các vụ án kinh doanh, thương mại và các vụ án lao động được điều chỉnh b i BLTTDS”.

chất lượng xét xử của Tòa án đối với những loại vụ án mang tính đặc thù và được xét xử bởi các Tòa chuyên trách trong hệ thống TAND.24

+ Đối với vụ án lao động thì HTND phải là người đã ho c đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động ho c người có kiến thức về pháp luật lao động. Với việc quy định này sẽ bảo vệ những người lao động yếu thế. HTND là

người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện của người lao động như công đoàn hoặc là người có thực tiễn, hiểu biết về pháp luật lao động nên khi tham gia xét xử sẽ có cái nhìn chính xác, toàn diện, khách quan hơn, những ý kiến của họ trong hoạt động xét xử, tranh tụng bảo đảm tính khách quan, chính xác và từ đó những quyết định, bản án ban hành có tính thuyết phục bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động - thường là một bên yếu thế hơn so với người sử dụng lao động trong các quan hệ lao động.

1.2.3.2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán

“HTND ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết”25là một quy định mới của BLTTDS năm 2015. Quy định mới này đã khắc phục được hạn chế của quy định cũ do BLTTDS năm 2004 quy định là “Khi xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang

quyền với thẩm phán”. Trước đây, HTND và Thẩm phán sẽ có quyền và nghĩa vụ

như nhau khi xét xử, thì nay HTND và Thẩm phán chỉ còn ngang quyền trong biểu quyết. Từ đó bảo đảm phát huy quyền hạn, trách nhiệm của HTND, đặc biệt nguyên tắc “ngang quyền” này sẽ được thực hiện thực chất thông qua việc biểu quyết, nghị án.

Trong hệ thống pháp luật tố tụng hiện nay ở nước ta, chế định HTND tham gia xét xử sơ thẩm là một nguyên tắc bắt buộc, có ảnh hưởng đến các quyết định, bản án sơ thẩm trong hoạt động xét xử. Bởi vì, hầu hết bản án sơ thẩm đều yêu cầu

24“Để phù hợp với Luật tổ chức Tòa án nhân về chức năng nhiệm vụ của các Tòa chuyên trách, nhất là đối với Tòa gia đình và người chưa thành niên”.Xem Điều 36 và Điều 38 BLTTDS quy định “về thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân nhân dân cấp huyện và thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh”.

25

phải có sự tham gia của số lượng tối thiểu 2/3 thành viên của Hội đồng xét xử là các HTND. Cùng với số lượng đó là tính quyết định của HTND trong Hội đồng xét xử đối với các quyết định, bản án sơ thẩm. Với vai trò quan trọng như vậy, việc nâng cao chất lượng, tìm ra những giải pháp trong quá trình hoạt động thực tiễn để hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo đảm hiệu quả hoạt động của đội ngũ HTND tham gia xét xử tại TAND là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu, kiến nghị nhằm hoàn thiện về mặt pháp luật, đồng thời bảo đảm thực chất, hiệu quả trong hoạt động xét xử.

1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI

1.3.1. Tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại thuộc thẩm quyền của Tòa án

1.3.1.1. Khái niệm kinh doanh, thương mại

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005): “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số ho c

tất cả các công đoạn của quá trình đ u tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ho c cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005: “ oạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đ u tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Theo tiểu mục 3.3 mục 3 Phần I Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì, “ oạt động kinh doanh thương mại là việc thực hiện một ho c nhiều hành vi thương mại. Hoạt động kinh doanh, thương mại không chỉ là hoạt động trực tiếp theo đăng ký kinh doanh, thương mại mà còn bao gồm cả các hoạt động khác phục vụ thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động, kinh doanh thương mại”.

Theo những quy định trên, có thể khái quát KD, TM là việc thực hiện một hoặc nhiều hành vi trong toàn bộ quá trình hoạt động KD, TM nhằm mục đích sinh lợi.

1.3.1.2. Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp KD, TM là những mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động KD, TM.

Một số đặc điểm của tranh chấp KD, TM:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật tranh chấp về KD, TM có thể được xác lập giữa

các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân nhưng chủ thể chủ yếu là thương nhân26. Như vậy, tranh chấp KD, TM được xác lập khi có ít nhất một bên là thương nhân. Trong một số trường hợp đặc biệt, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp KD, TM, ví dụ tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chia, tách, bàn giao tài sản công ty.27

Thứ hai,căn cứ phát sinh tranh chấp KD, TM là hành vi vi phạm hợp đồng

hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động của một hoặc các bên trong quan hệ KD, TM. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp KD, TM phát sinh do các bên vi phạm hợp đồng hoặc xâm phạm quyền, lợi ích của nhau. Nội dung của tranh chấp KD, TM là những xung đột về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hoạt động KD, TM. Các quan hệ KD, TM có bản chất là các quan hệ tài sản, nên nội dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên.

Thứ ba, về các phương thức giải quyết tranh chấp KD, TM: Tranh chấp KD,

TM đòi hỏi được giải quyết nhanh chóng, kịp thời nhằm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên, giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, ngăn ngừa sự vi phạm pháp luật trong hoạt động KD, TM, bảo đảm trật tự pháp luật, k cương xã hội, góp phần ổn định môi trường kinh doanh, đầu tư. Hiện nay tranh chấp KD, TM được giải quyết bằng các phương thức theo sự lựa chọn của một hoặc các bên như:

26Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

27

thương lượng, hòa giải28, trọng tài thương mại và tòa án, mỗi phương thức có sự khác nhau về trình tự, thủ tục, nội dung tiến hành.

Trong luận văn này chỉ đề cập đến các tranh chấp (vụ án) KD, TM thuộc thẩm quyền thụ lý, giải quyết của TAND theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thông qua những quy định của BLTTDS năm 2015.

Thứ tư, thời hạn giải quyết tranh chấp KD, TM ngắn hơn so với các loại vụ

án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính.

1.3.2. Thẩm quyền, thời hạn giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại của Tòa án nhân dân

1.3.2.1 Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp KD, TM của TAND

Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án

Theo quy định tại Điều 30 BLTTDS năm 2015 thì những tranh chấp về KD, TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm29:

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

- Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty;

- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên

28 Tòa án nhân dân tối cao đang hoàn thiện “Đề án tổng thể về đổi mới, tăng cường hòa giải trong giải quyết các tranh chấp dân sự, hành chính” và trình Quốc hội thông qua Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

29BLTTDS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung “(không liệt kê loại việc như BLTTDS năm 2011) nhằm làm rõ các tranh chấp về kinh doanh thương mại phù hợp với Luật Thương mại năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014, phân biệt giữa tranh chấp thương mại với tranh chấp dân sự”.

của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty30;

- Các tranh chấp khác về KD, TM, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trong những trường hợp theo quy định tại Điều 40 BLTTDS 2015, người khởi kiện có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo sự lựa chọn của nguyên đơn.

1.3.2.2. Thời hạn giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại ninh thuận​ (Trang 32 - 58)