Thực trạng đội ngũ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại ninh thuận​ (Trang 58)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.1. Thực trạng đội ngũ Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cấp huyện

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hội đồng nhân các huyện, thành phố và HĐND tỉnh Ninh Thuận bầu ra tổng cộng 176 HTND, trong đó có 30 Hội thẩm TAND tỉnh và 146 HTND của 07 TAND huyện, thành phố thuộc tỉnh. HTND được bầu cơ bản bảo đảm đúng cơ cấu thành phần, số lượng phù hợp với tình hình xét xử thực tế tại địa phương. HTND góp phần quan trọng hoàn thành nhiệm vụ xét xử hàng năm của TAND hai cấp của tỉnh Ninh Thuận trong những năm qua. Hằng năm HTND được tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cơ bản kiến thức về nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, xét xử để thực hiện nhiệm vụ cùng với Tòa án.

52

3.2.2. Một số hạn chế trong xét xử sơ thẩm các vụ án kinh doanh, thƣơng mại có Hội thẩm nhân dân tham giatheo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự

3.2.3.1. Vấn đề tiêu chuẩn, thành phần Hội thẩm nhân dân

Thứ nhất, theo quy định hiện hành HTND chưa thật sự đại diện đầy đủ cho

mọi thành phần xã hội mà việc lựa chọn còn mang nặng tính cơ cấu, thường phải có đại diện tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, ban, ngành quản lý hành chính tại địa phương tham gia.

Pháp luật quy định “tiêu chuẩn Hội thẩm chỉ là những người có hiểu biết xã

hội,có kiến thức pháp luật mà không c n phải có trình độ cử nhân luật ho c làm công việc liên quan đến pháp luật một thời gian nhất định như Thẩm phán”. Điều

này phù hợp với cơ sở lý luận về bản chất HTND tham gia xét xử với tư cách là đại diện của Nhân dân qua những người được HĐND lựa chọn bầu ra như đã trình bày tại Chương 1.

HTND chỉ cần tiêu chuẩn “là những người có uy tín, có hiểu biết xã hội, chuyên môn từng lĩnh vực, có kiến thức pháp luật”. Thực tiễn bầu chọn HTND tại

địa phương thường ưu tiên đến “cơ cấu cứng”53

gồm đại diện các thành phần tổ chức chính trị - xã hội như: Ủy ban Mặt trặn Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan quản lý về gia đình và trẻ em; tiếp theo đó là các ban trực thuộc Đảng, các cơ quan, ngành thuộc hệ thống quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh, cấp huyện tương ứng với HTND từng cấp được giới thiệu để bầu.

Từ danh sách HTND, dễ nhận thấy họ được lựa chọn tiêu biểu cho tất cả các thành phần xã hội và sẽ đại diện cho Nhân dân làm tốt vai trò tham gia xét xử, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Chẳng hạn khi những vụ việc liên quan đến trẻ em sẽ có Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Giáo viên của nhà trường trực tiếp tham gia xét xử vụ án liên quan; đối với người lao động sẽ

53 Từ dùng của tác giả: “ ội thẩm nhân dân trước tiên phải được ưu tiên chọn lựa giới thiệu từ các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội và một số người có tiêu chuẩn bắt buộc về lĩnh vực giáo dục, tâm lý, gia đình và trẻ em, quản lý lao động”.

có HTND thuộc cơ quan, tổ chức về lao động tham gia…Mục đích của quy định này là thông qua hoạt động xét xử các HTND có sự phán xét khách quan, toàn diện, đúng đắn, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người yếu thế trong vụ án. Tuy nhiên khi xem xét kỹ danh sách HTND của từng Tòa án sẽ thấy thiếu vắng những người được giới thiệu từ các hội nghề nghiệp dân sự, kinh tế chẳng hạn như: Hội Nghề nước mắm truyền thống, Hội Doanh nhân, Hội Tiểu thương hoặc những tổ chức quy cũ hơn như Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI)…Vì vậy xét xử những vụ việc liên quan đến tranh chấp dân sự nói chung, KD, TM nói riêng sẽ vắng đi những HTND đại diện cho những cá nhân, tổ chức có tranh chấp. Xét về góc độ lý luận, HTND vẫn chưa thực sự đại diện cho đầy đủ các thành phần xã hội để thực hiện chức năng “người dân làm chủ” mà cụ thể là thực hiện quyền tham gia xét xử tại Tòa án và kiểm tra, giám sát hoạt động tư pháp hiệu quả.

Việc lựa chọn những người có uy tín trong các hội nghề nghiệp để giới thiệu bầu vào HTND ngoài ý nghĩa đại diện cho đầy đủ các thành phần xã hội còn mang tính hiệu quả của công tác xét xử, giáo dục pháp luật. Ví dụ tại địa phương những vùng có nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời ở Ninh Thuận như Cà Ná, Đông Hải54 thì việc lựa chọn người đủ tiêu chuẩn từ các hội này để bầu làm HTND sẽ rất cần thiết, vì phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương và khi tham gia phiên tòa tranh chấp liên quan đến lĩnh vực này thì HTND sẽ có những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp giúp Hội đồng xét xử đưa ra quyết định đúng pháp luật trên cơ sở những tập quán sản xuất kinh doanh mang tính truyền thống của ngành nghề..

Thứ hai, việc không quy định rõ, rộng rãi các thành phần xã hội để UBMTTQ phối hợp với TAND giới thiệu HĐND bầu làm Hội thẩm ở TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh sẽ làm hạn chế chất lượng của HTND khi tham gia xét xử vụ

54 Cà Ná thuộc xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam; Đông Hải là phường ven biển thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm , tỉnh Ninh Thuận

án và thực hiện quyền biểu quyết, dẫn đến chất lượng của các quyết định, bản án chưa hợp tình, hợp lý, thiếu tính thuyết phục.

BLTTDS 2015 quy định một số vụ án xét xử HTND tham gia Hội đồng xét xử phải bảo đảm đúng thành phần như các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi phải có Hội Phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và trẻ em, Đoàn Thanh niên, Nhà giáo; vụ án liên quan đến người lao động khởi kiện về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, yêu cầu bồi thường, sa thải phải có HTND là người đang công tác tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Trong khi đó tranh chấp về hoạt động KD, TM pháp luật không quy định thành phần Hội đồng xét xử bắt buộc là người am hiểu về hoạt động kinh doanh, người làm việc từ các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký, thành lập doanh nghiệp, doanh nhân…Vấn đề đặt ra không phải pháp luật chỉ bảo vệ cá nhân, người yếu thế mà nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức khi quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị người khác xâm phạm. Điều này phù hợp với nguyên tắc

“bình đẳng về quyền, nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật tố tụng dân sự” (Điều 8

BLTTDS 2015) và “Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự”. Đây là một quy định được bổ sung rất tiến bộ về hoạt động lập pháp của

BLTTDS năm 2015 so với BLTTDS năm 2004, đề cao quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia tố tụng dân sự; đồng thời bảo đảm tính đồng bộ với nguyên tắc tự do, tự nguyện và tự chịu trách nhiệm trong tham gia giao dịch dân sự của tất cả các chủ thể trong các quan hệ dân sự, kinh tế.

Một trong những nhiệm vụ của Tòa án bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng dân sự đó là bảo đảm công bằng trong hoạt động xét xử do Hội đồng xét xử tiến hành có sự tham gia của HTND. Vì vậy, trước tiên cần thiết quy định thành phần HTND bắt buộc tham gia vụ án KD, TM trong một số tranh chấp cụ thể như quy định tại một số loại việc hôn nhân gia đình và lao động trong BLTTDS 2015. Bởi vì giao dịch liên quan đến hoạt động KD, TM đa dạng, phức tạp, một số vụ việc mang tính chuyên môn cao, cần sự hiểu biết sâu, có kiến thức thực tiễn liên quan

đến lĩnh vực tranh chấp nên bên cạnh những Thẩm phán của các Tòa chuyên trách tại Tòa án thì quy định thành phần Hội đồng xét xử vụ án KD, TM trong một số loại tranh chấp cần có ít nhất một HTND có chuyên môn về lĩnh vực đó là thật sự cần thiết.

Thứ ba, cần thiết phải quy định cán bộ, công chức, viên chức trong tất cả các

cơ quan nhà nước không được làm HTND. Một cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại một cơ quan, đơn vị hưởng lương từ ngân sách, chịu sự quản lý hành chính của thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị mình và cấp trên, trong đó có sự quản lý về nhiệm vụ công vụ, thời gian. Việc tham gia phiên tòa của HTND đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị thường gặp khó khăn là phải báo cáo với lãnh đạo, cấp trên của mình; bên cạnh đó biên chế tại các cơ quan, đơn vị hiện nay đang thực hiện tinh giản theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nên việc tham gia của những HTND này ít nhiều ảnh hưởng đến nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị họ đang công tác. Do vậy việc chuẩn bị thời gian nghiên cứu hồ sơ, chú tâm vào nhiệm vụ xét xử và sắp xếp công việc để tham gia phiên tòa sẽ có nhiều hạn chế. Thực tế xét xử cho thấy, số HTND là công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo của các cơ quan tham gia xét xử chiếm t lệ rất ít so với các HTND tại các hội, đoàn thể. Đặc biệt, có trường hợp HTND trong năm không tham gia xét xử vụ án nào55.

3.2.3.2. Vấn đề Hội thẩm nhân dân dự khuyết tham gia xét xử

BLTTDS năm 2015 quy định “trường hợp HTND không thể tiếp tục tham gia vụ án nhưng có Hội thẩm dự khuyết thì người này được xét xử tiếp vụ án nếu họ có m t từ đ u” (Khoản 1 Điều 226). Việc xác định HTND có mặt từ đầu là có mặt

tại phiên tòa từ lúc bắt đầu khai mạc hay chỉ từ khi có tên trong quyết định đưa vụ án ra xét xử với tư cách là HTND dự khuyết. Các phiên tòa xét xử cho thấy HTND dự khuyết được ghi vào quyết định đưa vụ án ra xét xử để phòng trường hợp HTND vì lý do đặc biệt nào đó không thể tham gia xét xử được thì HTND dự khuyết được

55 Theo báo cáo tổng kết năm 2019 tại Tòa án nhân dân huyện Ninh Phước cho thấy:“trong tổng số 185 vụ án xét xử các loại, số Hội thẩm là công chức, viên chức các cơ quan, ban ngành chỉ tham gia xét xử chiếm 20%”

Tòa án yêu cầu thay thế bổ sung vào Hội đồng xét xử để xét xử tiếp vụ án mà không phải hoãn hoặc dừng phiên tòa. Đặt biệt, đối với các phiên tòa phức tạp, dự kiến xét xử trong nhiều ngày thì Thẩm phán phải lập kế hoạch xét xử, dự báo tình hình và những tình huống có thể xảy ra đề xuất với Chánh án phân công HTND dự khuyết là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế việc HTND dự khuyết có phải bắt buộc nghiên cứu hồ sơ đầy đủ trước khi mở phiên tòa hay không; trong thời gian phiên tòa diễn ra thì HTND dự khuyết có bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa để theo dõi hoạt động xét xử hay vẫn làm nhiệm vụ bình thường, có cần phải tham gia ghi chép diễn biến phiên tòa, nắm bắt nội dung vụ án hay không, Hội đồng xét xử có cần phải cập nhật thông tin diễn biến phiên tòa cho HTND dự khuyết trong ngày hay không… để họ sẵn sàng thay thế HTND chính thức ngay khi không thể tiếp tục xét xử được là những nội dung pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định cụ thể. Ngoài ra, một vấn đề đặt ra tuy không trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi HTND dự khuyết là chế độ thù lao chi trả có được thanh toán như HTND tham gia xét xử hay không thì hiện luật và các văn bản liên quan vẫn chưa đề cập đến.

3.2.3.3. Vấn đề phân công Hội thẩm nhân dân và thời gian nghiên cứu hồ

HTND được Tòa án mời nghiên cứu hồ sơ xét xử vụ án sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử do Thẩm phán chủ tọa ký. Từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử chậm nhất là 01 tháng Tòa án phải mở phiên tòa xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn là 02 tháng56

. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn chậm nhất là 03 ngày làm việc, Tòa án phải gửi quyết định kèm theo hồ sơ vụ án đến VKSND cùng cấp để Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ. Sau 15 ngày Viện kiểm sát trả lại hồ sơ cho Tòa án. Trong thời gian 15 ngày còn lại, HTND phải nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi Tòa án khai mạc phiên tòa; đồng thời Tòa án phải sắp xếp lịch để luật sư, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

56

đương sự sao chép, chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ Tòa án đã xây dựng, thu thập. Trong thời gian này, Thẩm phán vẫn còn tiếp tục dành nhiều thời gian cho việc ghi chép, trích yếu, sắp xếp nhóm thông tin, tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, kế hoạch hỏi, đối chất, kiểm tra tài liệu, chứng cứ, dự thảo bản án về phần mở đầu, nội dung, dàn ý, đề cương những vấn đề cần phải xem xét, nhận định, đánh giá, phân tích qua tranh tụng tại phiên tòa. Như vậy quỹ thời gian dành cho HTND nghiên cứu, đọc hồ sơ rất ít. Trong khi đó các tranh chấp KD, TM đa dạng, phức tạp, liên quan nhiều ngành nghề, lĩnh vực mà hiểu biết thực tiễn cũng như kiến thức pháp luật của phần lớn HTND còn hạn chế. Ngoài ra, yêu cầu tìm kiếm, lựa chọn, nghiên cứu luật áp dụng tại thời điểm xét xử là một vấn đề rất quan trọng cần có khoảng thời gian nhất định. Vấn đề đặt ra HTND có quyền tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ từ khi Chánh án có quyết định phân công HTND hay chỉ được quyền tiến hành các hoạt động tố tụng từ khi có tên ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án.

3.2.3.4. Vấn đề Hội thẩm nhân dân thảo luận, biểu quyết khi nghị án

Thảo luận, biểu quyết là hoạt động tố tụng quan trọng thể hiện quyền hạn của HTND và Thẩm phán là ngang nhau. Nguyên tắc “khi nghị án Hội thẩm phát biểu

trước đến Thẩm phán chủ tọa phát biểu sau cùng, sau đó Hội đồng xét xử biểu quyết theo đa số (tức ít nhất có 2/3 ý kiến cùng thống nhất từng vấn đề của vụ án) cho đến khi tất cả các vấn đề của vụ án được Hội đồng xét xử thông qua”. Quy

trình nghị án luật không quy định rõ nhưng thông thường Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người tóm tắt các yêu cầu, vấn đề để gợi ý việc thảo luận. Người có ý kiến thiểu số được lưu lại ý kiến của mình bằng văn bản trong hồ sơ vụ án. Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy khả năng độc lập của HTND rất hạn chế, hầu hết các ý kiến của HTND khi biểu quyết đều theo ý kiến của Thẩm phán, HTND hầu như không đủ kiến thức, thông tin, sự tự tin để thảo luận những vấn đề cần giải quyết cùng Thẩm phán. Dù vậy phân tích quy định của luật, việc nghị án như hiện hành sẽ dẫn đến những vấn đề phát sinh như sau:

Thứ nhất, Thẩm phán chủ tọa đưa ra vấn đề phải xem xét giải quyết của vụ

Một phần của tài liệu Luận văn sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại ninh thuận​ (Trang 58)