Sửa đổi cách thức thảo luận, biểu quyết của Hội đồng xét xử khi nghị án

Một phần của tài liệu Luận văn sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại ninh thuận​ (Trang 70)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.4. Sửa đổi cách thức thảo luận, biểu quyết của Hội đồng xét xử khi nghị án

nghị án

Việc nghị án quy định tại khoản 2 Điều 264 của BLTTDS năm 2015 chưa giải quyết được vấn đề trong trường hợp ba thành viên Hội đồng xét xử sau khi thảo luận không có phiếu biểu quyết theo đa số, tức là ba ý kiến đều khác nhau nên việc biểu quyết không thông qua được cho dù đã thảo luận trên các tài liệu chứng cứ đã được xem xét đầy đủ mà không cần phải hỏi hoặc thu thập gì thêm. Đối với tình

huống này cơ quan có thẩm quyền cần phải giải thích hoặc TAND tối cao nên hướng dẫn như sau: Trong trường hợp ý kiến biểu quyết mỗi thành viên Hội đồng

xét xử đều khác nhau thì ý kiến biểu quyết của Thẩm phán chủ tọa là quyết định được thông qua để tuyên án, các thành viên còn lại có ý kiến của mình bằng văn

bản và được lưu tại hồ sơ vụ án.

Cách thức biểu quyết khi nghị án nên thay đổi từ hình thức biểu quyết công

khai như quy định sang hình thức bỏ phiếu kín dưới sự hướng dẫn của Thẩm phán chủ tọa cùng Thư ký phiên tòa. Theo cách thức này, tại phòng nghị án, Thẩm phán

chủ tọa sẽ nêu lên những vấn đề cần giải quyết tại phiên tòa (Thư ký ghi chép lại) để Hội đồng xét xử thảo luận, mỗi thành viên Hội đồng xét xử được phát một phiếu ghi vắn tắt các vấn đề phải thảo luận và biểu quyết. Sau khi từng vấn đề của vụ án thảo luận xong thì các thành viên ghi ý kiến của mình vào phiếu biểu quyết cho đến khi thảo luận biểu quyết xong các nội dung của vụ án. Thẩm phán chủ tọa tập hợp 03 phiếu biểu quyết của các thành viên Hội đồng xét xử công bố ý kiến biểu quyết công khai của từng thành viên và ghi vào biên bản nghị án.

3.3.5. Bồi dƣỡng kỹ năng xét xử, nâng cao nhận thức đúng về quyền hạn, trách nhiệm của Hội thẩm nhân dân

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ: HTND đại diện cho Nhân dân tham gia xét

xử phiên tòa dân sự nói chung, vụ án KD, TM nói riêng là thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân, trong đó có tư pháp trực tiếp tham gia xét xử tại Tòa án. HTND được pháp luật quy định có địa vị pháp lý, trách nhiệm, quyền hạn riêng và khác với Thẩm phán trong hoạt động tố tụng, do vậy việc lập chương trình, kế hoạch, thời hạn bồi dưỡng kiến thức chung và kiến thức xét xử cho từng nhóm HTND (chuyên trách) là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu thực hiện. Chẳng hạn, đối với HTND xét xử về KD, TM thì có chương trình bồi dưỡng về pháp luật chung về tố tụng dân sự, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng hỏi, kỹ năng nghị án bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật căn bản chuyên ngành về kinh doanh, thương mại. Cách thức, thời gian bồi dưỡng HTND cần nghiên cứu nghiêm túc, có đề án, kế hoạch, giáo trình chi tiết phù hợp để thực hiện. Theo đó, người trở thành HTND

chính thức sẽ được TAND tỉnh lập danh sách tổng hợp hàng năm gửi đến TAND dân tối cao để đề nghị tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng tập trung với thời gian ít nhất từ 01 tháng trở lên. Kinh phí học tập của HTND từ nguồn hỗ trợ của ngân sách địa phương61 đối với HTND thuộc Tòa án tại địa phương đó; kinh phí bồi dưỡng đào tạo là kinh phí chi thường xuyên của đơn vị được TAND tối cao giao nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn (ví dụ Học viện Tòa án). Kết thúc lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xét xử về KD, TM cho HTND sẽ được TAND tối cao cấp giấy chứng nhận về chuyên môn, chuyên ngành đã bồi dưỡng. Chứng nhận này là cơ sở để Chánh án Tòa án phân công HTND tham gia xét xử các vụ án kinh doanh, thương mại.

Vấn đề nâng cao trách nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân: HTND không thể

yêu cầu họ chịu trách nhiệm k luật, hành chính như đối với những người giữ chức danh tư pháp của Tòa án, bởi vì họ là những công dân có đủ điều kiện làm HTND để tham gia xét xử mà không chịu sự ràng buộc bởi sự quản lý về con người hoặc tổ chức của Tòa án. HTND thực hiện nhiệm vụ xét xử theo quy định của pháp luật và xử sự theo chuẩn mực đạo đức trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên cần nâng cao rèn luyện ý thức về trách nhiệm công vụ của HTND với ý nghĩa vừa thực hiện nghĩa vụ công dân vừa là niềm tự hào là những công dân gương mẫu được đại diện cho Nhân dân tham gia nhiệm vụ xét xử với Tòa án. Cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của HTND62 làm chuẩn mực thực hiện nhiệm vụ xét xử một cách vô tư, khách quan, thượng tôn pháp luật; xây dựng hình ảnh HTND cùng với Thẩm phán là biểu tượng thực thi công lý.

3.3.6. Chế độ bồi dƣỡng, thù lao đối với Hội thẩm nhân dân

Hiện nay, ngoài chế độ về trang phục, HTND chỉ có chế độ bồi dưỡng phiên tòa với mức 90.000đồng/ngày nghiên cứu hồ sơ hoặc xét xử theo Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012, có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Ngoài ra,

61

Khoản 1 Điều 88 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định: “Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật”.

62 Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 04/7/2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát quốc gia ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.

không được hưởng bất cứ một loại phụ cấp nào khác liên quan đến việc làm HTND. Mức phụ cấp này được đánh giá là quá ít ỏi, không tương xứng với công sức của HTND. Để tham gia phiên tòa, các HTND đều phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc, tìm hiểu các vấn đề liên quan và tham gia từ đầu đến cuối phiên tòa. Đặc biệt là với các vụ án xét xử lưu động, các vụ án hình sự sơ thẩm có tính chất đặc biệt nghiêm trọng... công sức của HTND bỏ ra rất nhiều. Thực tế đã cho thấy, các HTND tham gia phiên tòa, hoàn thành công việc của mình vì tinh thần, trách nhiệm trước dân, trước Đảng, vì sự tín nhiệm bầu ra của HĐND là chính. Trong khi đó, khi tham gia xét xử, HTND ngang quyền với Thẩm phán, nhưng một số chế độ của Thẩm phán như: phụ cấp công vụ, phụ cấp trách nhiệm nghề thì HTND lại không được hưởng là bất hợp lý. Vì vậy để bảo đảm công bằng và khuyến khích HTND tích cực tham gia công tác xét xử, đề nghị cần áp dụng các chế độ này cho HTND.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với các nội dung phân tích nguyên nhân những tồn tại như: tiêu chuẩn, thành phần Hội thẩm nhân dân; Hội thẩm nhân dân dự khuyết; thời gian nghiên cứu hồ sơ; thảo luận, biểu quyết khi nghị án; nghiệp vụ, kỹ năng của Hội thẩm nhân dân và chế độ bồi dưỡng cho Hội thẩm nhân dân giúp có góc nhìn rõ ràng hơn công tác Hội thẩm nhân dân trong thực tế xét xử tại các cấp tòa. Từ đó tác giả đưa ra các đề xuất giải pháp khắc phục.

Với các đề xuất khắc phục tương ứng về sửa đổi bổ sung các quy phạm hoặc quy chế hiện nay để khắc phục các tồn tại hạn chế nêu trên. Tác giả hy vọng, nếu các đề xuất được quan tâm tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ và triệt để sẽ sớm đưa công tác Hội thẩm nhân dân đi vào thực chất, góp phần vào thành công của công tác xét xử tại TAND các cấp trên phạm vi cả nước.

KẾT LUẬN CHUNG

Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước đều chịu sự giám sát của Nhân dân. Chế định HTND tham gia xét xử sơ thẩm được ghi nhận qua các Hiến pháp và tiếp tục kế thừa khẳng định tại Hiến pháp năm 2013. Theo đó HTND tham gia xét xử sơ thẩm các loại vụ án theo pháp luật tố tụng, trừ thủ tục rút gọn. HTND, Thẩm phán xét xử các vụ án hình sự, hành chính và dân sự đều thực hiện theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; HTND, Thẩm phán ngang quyền khi biểu quyết. HTND là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. HTND do HĐND cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của UBMTTQ Việt Nam cùng cấp, đồng thời, cũng do HĐND cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án TAND cùng cấp sau khi thống nhất với UBMTTQ Việt Nam nơi có HTND được bầu. Nhiệm kỳ của HTND theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp.

Xét xử tranh chấp KD, TM theo thủ tục tố tụng dân sự chung như các loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động nhưng có một số đặc điểm riêng như: thời hiệu, thời hạn giải quyết vụ án, đặc điểm chuyên biệt của loại việc tranh chấp, chủ thể tranh chấp, luật chuyên ngành áp dụng… Có thể nói, đội ngũ hội thẩm trong nhiều năm vừa qua đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng thẩm phán xét xử các vụ án KD, TM theo đúng quy địn của pháp luật tố tụng dân sự. Việc tham gia của HTND và hoạt động xét xử các tranh chấp KD, TM của Tòa án bảo đảm xử đúng luật, đúng thực tế khách quan của vụ án, bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt góp phần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức trong các quan hệ kinh tế...

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm còn có một số tồn tại, thiếu sót nhất định làm cho HTND chưa phát huye hết vai trò của mình, làm ảnh hưởng đến chất lượng

hoạt động xét xử trong xét xử vụ án KD, TM như vấn đề tiêu chuẩn, thành phần HTND; vấn đề HTND dự khuyết tham gia xét xử; vấn đề phân công HTND và thời gian nghiên cứu hồ sơ; vấn đề HTND thảo luận, biểu quyết khi nghị án; vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng xét xử; vấn đề chế độ, chính sách và trách nhiệm của HTND. Từ đó, trên cơ sở phân tích những hạn chế, Luận văn đã đề xuất các biện pháp mới như thay đổi tiêu chuẩn, cách thức bổ nhiệm, tăng số lượng HTND; sắp xếp, phân công HTND tham gia Hội đồng xét xử, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án hợp lý; thêm quy định HTND tham gia phiên tòa bắt buộc trong một số vụ án kinh doanh, thương mại; sửa đổi cách thức thảo luận, biểu quyết của Hội đồng xét xử khi nghị án; bồi dưỡng kỹ năng xét xử, nâng cao nhận thức đúng về quyền hạn, trách nhiệm của HTND; tăng chế độ bồi dưỡng, thù lao đối với HTND.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo công tác xét xử ngành TAND năm 2012 của TANDTC;

2. Báo cáo số 64/BC-UBND ngày 07/3/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình quản lý nhà nước đối doanh nghiệp sau đăng ký thành lập năm 2018; 3. Báo cáo tổng kết năm 2019 tại Tòa án nhân dân huyện Ninh Phước; 4. Báo cáo thống kê hàng năm của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Thuận;

5. Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, 2004. Ấn phẩm của Chương trình Thông tin Quốc tế; 6. Cao Việt Thăng, 2010. “Bàn về vai trò của chế định hội thẩm nhân dân nước

ta hiện nay”. Nhà nước và pháp luật, Viện Nhà nước và pháp luật, số 9 (269),

tr. 27-30;

7. Danh sách Hội thẩm nhân dân Tòa án 2 cấp tỉnh tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2015 – 2020;

8. Hoàng Hồng Phương, 2011. “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội;

9. Hoàng Thị Minh Phương và Thái Thị Thu Trang, 2018. “Chế định Hội thẩm

theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014”. Tạp chí Tòa án nhân dân, số

14, trang 37;

10.Hoàng Trí Lý, 2015. “Chế định hội thẩm nhân dân trong luật tố tụng hình sự”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Quốc gia Hà Nội;

11.Huỳnh Tất Ngọc Trân, 2009. “Hòa giải vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa

án”. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

12.Khổng Hương Giang, 2010. “Hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

13.Lê Tự, 2007.“Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường

tòa án trong điều kiện hiện nay”. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

14.Lê Thu Phương, 2018. “Quy tắc hành xử trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại”. Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, số 9 (55),

15.Nghị quyết Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam; 16.Nguyễn Đức Vinh, 2018. “Quyền lựa chọn pháp luật trong hoạt động kinh

doanh thương mại”. Luận án Tiến sĩ. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

17.Nguyễn Minh Mẫn và Lê Thị Châu, 1988. “Tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh”. Tạp chí Lao động, tr. 12;

18.Nguyễn Phú Cường, 2009. “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong

kinh doanh – thương mại”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

19.Phạm Hồng Đức, 2013.“Một số ý kiến qua thực tiễn thi hành án dân sự trong

lĩnh vực kinh doanh thương mại”. Dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp, số 11

(260), tr. 41-46,50;

20.Quản Thị Ngọc Thảo, 2017. “Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc

lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”. Tạp chí Tòa án nhân dân,

số 18, trang 30;

21.Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2005;

22.Quyết định 120/QĐ-TANDTC 2017 Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp;

23.Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 04/7/2018 của Hội đồng tuyển chọn, giám sát quốc gia ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán;

24.Tham luận về tình hình thụ lý và giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại năm 2010 của Tòa kinh tế -Tòa án nhân dân tối cao;

25.Trần Văn Kiểm, 2011.“Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm

nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Tạp chíNghiên cứu Lập pháp,

Văn phòng Quốc hội, số 1 (186), tr.30-32;

26.Triệu Thị Huỳnh Hoa, 2012. “Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết các

tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án”. Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa

án nhân dân tối cao, số 19, tr. 25-27;

27.Ủ Thị Bạch Yến, 2015.“Giải quyết các yêu c u về kinh doanh thương mại tại

Nam”. Tạp chí Khoa học pháp lý, trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, số 09 (94),

tr. 53-63;

28.Viện Ngôn ngữ học, 1988. Từ điển Tiếng Việt. Tái bản năm 2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa;

29.Võ Xuân Sơn, 1999. “Chế định hội thẩm nhân dân trong pháp luật tố tụng Việt

Nam”. Đề tài tham gia hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên lần thứ nhất.

Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh;

30.Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm, 2016. “Cải cách để bảo đảm tính độc lập

của thẩm phán, hội thẩm nhân dân”. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20,

trang 324;

31.Vũ Công Giao và Nguyễn Minh Tâm, 2016.“Cải cách để bảo đảm tính độc lập

của thẩm phán, hội thẩm nhân dân”. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Việc

Nghiên cứu Lập pháp, số 20 (324), tr. 3-9;

Một phần của tài liệu Luận văn sự tham gia của hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử các tranh chấp kinh doanh thương mại và thực tiễn tại ninh thuận​ (Trang 70)