Vai trò của “không gian làng” đối với mạng lưới quan hệ

Một phần của tài liệu Luận văn vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại hà nội trường hợp chung cư bắc linh đàm​ (Trang 32)

6. Bố cục luận văn

1.4.2 Vai trò của “không gian làng” đối với mạng lưới quan hệ

Có thể nói, đối với người Việt trong quá khứ, làng như là điểm hội tụ của cả ba định chế nhà nước – thị trường – xã hội dân sự.

Nếu nhìn từ quan điểm “Khế ước xã hội”, với người Việt mang tâm thức “phép vua thua lệ làng” thì hương ước có thể còn mang tính “khế ước” cao hơn rất nhiều so với những điều luật chính thức. Xã hội Việt Nam trong quá khứ không khuyến khích việc giao thương buôn bán. Những người làm thương mại thường không được trọng thị trong xã hội theo quan niệm “sĩ – nông – công – thương‟‟. Trong một xã hội tiểu nông tự cung tự cấp, những phân tích thị trường mang tính lý thuyết về “bàn tay vô hình‟‟ hầu như là vô nghĩa. Tuy nhiên, các yếu tố mang tính “xã hội dân sự” lại được gieo mầm và có nhiều ảnh hưởng, nhất là trong quá trình di cư. “Hội đồng hương những người cùng làng” có lẽ là hội nhóm phổ biến nhất và hoạt động hiểu quả của những người lao động phổ thông di cư từ nông thôn ra thành thị.

Không phải vô cớ mà người Việt có câu “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Điều này phản ánh một niềm tin mạnh mẽ của người Việt với những người hàng xóm. Niềm tin này bắt nguồn từ quá trình sống chung và làm việc chung đòi hỏi sự gắn kết mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, quan niệm “giữ đất” và “trở về” vốn ăn sâu vào tiềm thức của những người nông dân, cũng là một cơ sở để mỗi người an tâm hơn từ đó gia tăng niềm tin trong quá trình xây dựng mối quan hệ, dù là mối quan hệ giữa chủ nhà với người lao động, chủ nhà với những chủ nhà khác và đặc biệt là giữa những người lao động với nhau.

Tiểu kết chƣơng 1

Những khảo sát về mặt lý thuyết ở trên giúp chúng ta đi đến một số phát hiện cơ bản như sau:

Có nhiều cách hiểu khác nhau về “Vốn xã hội”, nhưng những cách hiểu này có liên quan với nhau và có thể được sử cùng nhau để phân tích ảnh hưởng của “Vốn xã hội” – nói chung tới đối tượng nghiên cứu

Mạng lưới quan hệ là biểu hiện rõ ràng nhất của “Vốn xã hội”, tuy nhiên phân tích về mạng lưới phải được gắn kết với những giá trị và những định chế để tạo thành một thực tại - tổng thể

Đặc thù của xã hội Việt và đặc thù của đối tượng nghiên cứu ít nhiều cho thấy ưu thế của định chế như gia đình, làng xã, hội nhóm và những “chuẩn mực phi chính thức” so với những định chế khác (“nhà nước” và “thị trường”) và những “chuẩn mực chính thức”.

Những chương tiếp theo, qua những khảo sát thực tế tại không gian chung cư và quá trình khai thác điền dã với những người đang làm việc tại Khu đô thị Linh Đàm, sẽ làm rõ hơn ảnh hưởng của Vốn xã hội đối với quá trình tìm kiếm việc làm của người giúp việc gia đình.

CHƢƠNG 2.

CHUNG CƢ LINH ĐÀM VÀ NGƢỜI GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH 2.1 Chung cƣ Linh Đàm và nhu cầu về lao động giúp việc gia đình

2.1.1 Khái niệm nhà chung cư và căn hộ chung cư:

Khái niệm nhà chung cư có từ rất lâu ở cả phương Tây và phương Đông. Đây là giải pháp tận dụng được tối đa quỹ đất, giải quyết được bài toán tập trung dân số ở các đô thị lớn. Từ thời La Mã cổ đại, thế kỷ thứ VI trước công nguyên đã sử dụng khái niệm “nhà chung cư” (condominium), trong tiếng Latin “con” có nghĩa là “của chung” và “dominium” là “quyền sở hữu” hay “sử dụng”. Ngày nay, “condominium” (được viết tắt là “condo”) là một hình thức quyền sở hữu chứ không phải là hình thức tài sản nguyên vẹn. Một condominium được tạo ra dưới một khế ước về quyền sở hữu, đồng thời với việc ghi nhận khuôn viên khu đất và mặt bằng công trình trên vị trí xây dựng. Các căn hộ ở được tạo ra đồng thời và nằm bên trong khuôn viên khu đất nhà chung cư.

Ở Việt Nam trước đây, vào thời kỳ chiến tranh hay những năm đầu thống nhất đất nước, nhà chung cư được biết dưới một cái tên khác là: khu tập thể. Các khu tập thể được xây dựng theo phương châm “nhanh, bền, tốt, rẻ” để phục vụ cán bộ công nhân viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Mặc dù có những công trình xây dựng xen kẽ, phục vụ cho cán bộ của một cơ quan, đơn vị nhưng chủ yếu các nhà ở tập thể này được xây dựng thành các khu vực quần thể riêng biệt, tạo thành các tiểu khu nhà ở như các Khu tập thể: Kim Liên, Trung Tự, Thành Công, Giảng Võ, Văn Chương...

Hình 2.1: Chung cư truyền thống. Nguồn: Internet

Hình 2.2: Chung cư hiện đại. Nguồn: Internet

phần ổn định đời sống của cư dân. Dưới cơ chế bao cấp, việc sử dụng nhà ở tập thể hoàn toàn không mất tiền. Nhà chung cư được coi như là giải pháp tối ưu cho các bài toán về nhà ở của các tầng lớp lao động có thu nhập cố định ở ngưỡng từ trung bình tới thấp (như giáo viên, viên chức, công chức nhà nước…) trong điều kiện sự gia tăng dân số cơ học khiến giá đất trở nên ngày càng đắt đỏ.

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triểnvề kinh tế. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi tốc độ phát triển ở nông thôn rất chậm đã kéo theo các vấn đề xã hội như: việc làm, môi trường, quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… Vì thế, Nhà nước chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở đặc biệt là phát triển nhà ở chung cư theo dự án.

Đến nay đã xuất hiện nhiều mô hình nhà chung cư mới, nhiều kiểu dáng đáp ứng một phần nhu cầu ngày càng tăng lên về chất lượng của nhân dân. Sự phát triển chung cư để tiết kiệm diện tích sử dụng đất, giảm giá thành xây dựng, tạo cơ hội nhà ở cho nhiều người ở các tầng lớp khác nhau, làm đa dạng hóa các loại hình nhà ở như: chung cư cao cấp và chung cư cho người thu nhập thấp, chung cư thấp tầng và chung cư cao tầng, chung cư hỗn hợp… Sự hình thành của nhà chung cư trong các khu đô thị mới không chỉ giải quyết được chỗ ở mà còn tạo nên diện mạo mới cho đô thị văn minh với sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, đồng bộ về cảnh quan môi trường.

2.1.2 Khu đô thị Linh Đàm: vị trí và đặc điểm

Được khởi công xây dựng từ năm 1997, khu Linh Đàm vốn trước đây là đầm lầy và ruộng trũng. Đầu lối vào KĐT là Làng Đại Từ. Địa phận của KĐT trải dài trên hai phường Đại Kim và Hoàng Liệt. Khu đô thị mới có diện tích đất dân dụng và chia thành nhiêu khu, bao gồm: Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ Linh Đàm Khu nhà ở Bắc Linh Đàm Khu nhà ở Bán đảo Linh Đàm,

Khu Bắc Linh Đàm mở rộng (X1,X2). Ngày 22/1/2009, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã chính thức ký Quyết định số 74/QĐ-BXD công nhận Khu đô thị mới Linh Đàm là Khu đô thị mới kiểu mẫu.

Hình 2.3: Bản đồ Khu đô thị Bắc Linh Đàm (Nguồn: Google Map)

Tuy nhiên, ở giai đoạn tiếp theo, khu đất ở trung tâm bán đảo dự kiến xây dựng văn phòng đã bị chuyển đổi thành đất ở, trong đó tòa nhà VP3 và VP5 với hệ số chiếm đất chiều cao 33 tầng. Thêm vào đó, khu đất 5ha của trung tâm dịch vụ tổng hợp kết nối giữa bắc Linh Đàm, bán đảo Linh Đàm, khu Tây nam Linh Đàm và cả khu Nam Linh Đàm trong tương lai đã nhường chỗ cho khu nhà ở giá rẻ gồm 12 tòa chung cư cao 36 – 42 tầng có ký hiệu

bán đảo Linh Đàm, hơn gấp đôi so với dân số dự kiến trong quy hoạch đầu tiên. Cho tới thời điểm hiện tại, dân số tại KĐT Linh Đàm khoảng 70.000 người, bằng quy mô dân số một khu đô thị loại 3, có 90% cư dân cư trú trong các căn hộ chung cư cao tầng.

Song hành với những bổ sung về dân số là sự đa dạng của các hình thức hỗ trợ tài chính khiến việc sở hữu nhà tại KĐT Linh Đàm trở nên dễ dàng hơn. Điều này thúc đẩy nhiều cặp vợ chồng trẻ đã tham gia các hình thức mua trả góp, mua nhà dự án để sớm có thể ổn định cuộc sống. Dự án HH do tập đoàn Mường Thanh (màu đỏ trên hình) hướng tới phân khúc giá rẻ. Chính vì vậy đây là mục tiêu vừa sức với những gia đình trẻ mà cả vợ lẫn chồng đều là những người nhập cư tìm việc bám trụ sau khi học đại học hoặc sau quá trình buôn bán tích lũy ở thủ đô. Hầu hết trong số họ đều cần đến sự hỗ trợ của cả hai bên gia đình trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ tài chính với chủ đầu tư.

Việc người nhiên cứu lựa chọn KĐT Linh Đàm làm không gian nghiên cứu xuất phát từ hai nguyên nhân chính mang tính chủ quan và khách quan. Về mặt chủ quan, do người làm luận văn cũng là cư dân cư trú tại khu đô thị này và có nhiều mối quan hệ họ hàng bạn bè nên thuận tiện hơn trong việc di chuyển và tiếp cận đối tượng trong quá trình điền dã. Về mặt khách quan, KĐT Linh Đàm là một dự án lớn với một quá trình hình thành lâu dài và vẫn đang được tiếp tục phát triển chính là một trong những điển hình phản ánh xu hướng định cư tại các đô thị lớn, đặc biệt là ở Hà Nội.

2.1.3 Nhu cầu về lao động giúp việc gia đình

Những thay đổi về quy hoạch tại KĐT Linh Đàm đã khiến phần lớn cư dân ở đây là những người nhập cư. Bản thân những căn hộ chung cư hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là những gia đình hạt nhân với một cặp vợ chồng và từ 1 đến 3 người con, vì diện tích phổ biến nằm trong khoảng 65 – 90m2, với 2 – 3 phòng ngủ và 1 – 2 nhà tắm. Quá trình phỏng vấn điền dã cho

thấy hầu hết các hộ gia đình đều có trẻ con và những cặp vợ chồng có người thân ở cùng (thường là bà nội hoặc bà ngoại) thể hiện một tâm thức khác hẳn so với những cặp vợ chồng không nhận được sự hỗ trợ này. Những nhu cầu về lao động giúp việc gia đình về cơ bản xuất phát từ những yếu tố thiết yếu sau đây:

Nhu cầu trông trẻ nhỏ

Tình huống khó khăn nhất mà các cặp vợ chồng trẻ phải đối mặt là giai đoạn con nhỏ sau khi người vợ hết thời gian nghỉ thai sản 06 tháng. Nếu không có sự hỗ trợ của người thân thì họ ở một thế kẹt rất khó khăn và việc thuê người giúp việc gia đình gần như là bắt buộc. Câu chuyện của chị Nguyễn T. L. (25 tuổi, quê Ninh Bình), hiện đang cư trú tại tổ 37 (nay là tổ 13) KĐT Linh Đàm mở rộng là tình huống điển hình: “Nhà em còn ruộng. Mẹ em làm hàng seo nên ngoài việc tự nuôi lợn, mổ và bán lẻ ngoài chợ thì bố mẹ em còn nhập lại để đi trả cho một số quan ăn ở quê. Số lượng cũng không nhiều, lời lãi chả bao nhiêu nhưng nếu nghỉ làm là mất mối làm ăn. Người khác sẽ lấy mất mối ngay. Mẹ chồng em thì bị tiểu đường biến chứng, hai mắt rất yếu nên không thể trông trẻ dù rất thương em. Đợt vợ chồng em mua nhà thì bố mẹ cũng cắm cả sổ đỏ nhà ở quê cho ngân hàng để hỗ trợ. Ông bà cũng lo mất nhà. Con em mới 6 tháng tuổi nên các nhà trẻ không nhận. Thường các nhà trẻ có sớm cũng chỉ nhận trẻ 12 tháng, có sớm thì cũng phải 10 tháng. Nhận trẻ bé tuổi quá các cô phải bế không quản được lớp. Cũng thương con và xót tiền khi thuê người lắm nhưng không biết làm thế nào” (Tài liệu thực địa).

Khi khảo sát những thông tin về những trung tâm giới thiệu việc làm có cung cấp dịch vụ môi giới người giúp việc gia đình trên Facebook, chị L. không ngạc nhiên chút nào nhưng tỏ ra ngần ngại. Đồng thời, cô cũng cho

biết là chồng và cả hai bên phụ huynh đều không đồng tình việc thuê người qua môi giới.

Những khảo sát thực tế tại các cơ sở trông trẻ cho thấy một câu chuyện khó khăn từ phía những người quản lý. Mức học phí cao hơn đối với trẻ ít tháng không đủ bù cho rủi ro khiến giáo viên (các cô trông trẻ) nghỉ việc. Ngay cả những nơi nhận trẻ 10 tháng tuổi (cá biệt có 1 nơi nhận 6 tháng tuổi) cũng hạn chế số lượng mỗi trẻ bé tuổi ở các lớp và tùy thuộc vào số lượng trẻ đang có ở lớp đó. Động cơ lớn nhất khiến các quản lý chấp nhận việc trông trẻ nhỏ, ngoại trừ những lợi ích kinh tế, là hi vọng các phụ huynh truyền tai nhau về sự nhiệt tình của nhà trường để nhanh chóng lấp đầy các lớp học. Nếu căn cứ theo các quy định của pháp luật, các nhà trẻ có nghĩa vụ nhận trẻ từ 03 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất hiếm nhà trẻ chấp nhận độ tuổi này, ở KĐT Linh Đàm là không hề có.

Các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ có một sự lựa chọn thay thế trong tình huống này là gửi con về quê cho ông bà nội ngoại trông. Những cặp vợ chồng không lựa chọn giải pháp này có những lý do rất cụ thể:

- Sự gắn bó tình cảm bố mẹ - con và kiến thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ ở những năm đầu là những lựa chọn được ưu tiên. Vì vậy, nếu giải quyết được các vấn đề về chi phí, người mẹ luôn ưu tiên lựa chọn giữ con bên mình.

- Sự tự trọng của những cặp vợ chồng trẻ vốn là niềm tự hào trong mắt dòng họ và chòm xóm. Việc có thể bám trụ ở thủ đô và mua được nhà chung cư không phải là việc dễ dàng và làm được việc này đem lại một “hào quang” khá lớn cho cả vợ lẫn chồng. Chính vì vậy, đôi lúc bản thân họ cảm thấy ái ngại khi gửi con về quê và để bà con chòm xóm nhìn thấy việc đó.

- Sự thiếu thống nhất giữa hai bên gia đình thông gia khiến cho việc gửi về bên nào cũng không thể hài hòa được mọi chuyện. Tình huống hai bên gia

định nêu quan điểm: “bên ngoại không trông được thì gửi về để bên nội trông cho” là khá phổ biến. Khi đó, các đôi vợ chồng thường đưa ra quyết định cuối cùng là giữ lại để không làm mất lòng bên nào.

Ở một khía cạnh khácviệc những lao động giúp việc gia đình thường gắn bó trong khoảng 1 – 3 năm là khá tương ứng với quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Độ tuổi các gia đình thường gửi nhà trẻ là 18 tháng và các trường mẫu giáo công lập nhận trẻ từ 03 tuổi trở lên.

Nhu cầu chăm sóc người già

Một trong những lý do các gia đình lựa chọn hình thức cư trú là chung cư là việc có người già không thể tự phục vụ trong gia đình. Những thiếu hụt về năng lực tự phục vụ của người già khá đa dạng như mất ý thức sống thực vật, ngễnh ngãng đến mức độ bị lẫn, quá yếu đến độ không thể tự di chuyển... Tựu chung lại là cần thiết sự hỗ trợ của người khác để duy trì việc sinh hoạt thường ngày.

Trong tình huống này, không gian sống chung cư tỏ ra có nhiều ưu thế so với nhà đất vì người già sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển qua các tầng của nhà đất bằng cầu thang. Trong khi đó, khi sống tại một căn hộ chung cư, mọi thành viên đều cảm nhận được sự hiện diện của những thành viên khác trong gia đình một cách rõ ràng hơn bởi cùng chung sống trên một mặt sàn, ngay cả khi mỗi người một phòng đóng kín cửa. Ngoài ra, các tầng của chung cư thường có từ 6 – 30 hộ, là nơi những người già có môi trường để giao lưu

Một phần của tài liệu Luận văn vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại hà nội trường hợp chung cư bắc linh đàm​ (Trang 32)