Nhu cầu về lao động giúp việc gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại hà nội trường hợp chung cư bắc linh đàm​ (Trang 38)

6. Bố cục luận văn

2.1.3 Nhu cầu về lao động giúp việc gia đình

Những thay đổi về quy hoạch tại KĐT Linh Đàm đã khiến phần lớn cư dân ở đây là những người nhập cư. Bản thân những căn hộ chung cư hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu là những gia đình hạt nhân với một cặp vợ chồng và từ 1 đến 3 người con, vì diện tích phổ biến nằm trong khoảng 65 – 90m2, với 2 – 3 phòng ngủ và 1 – 2 nhà tắm. Quá trình phỏng vấn điền dã cho

thấy hầu hết các hộ gia đình đều có trẻ con và những cặp vợ chồng có người thân ở cùng (thường là bà nội hoặc bà ngoại) thể hiện một tâm thức khác hẳn so với những cặp vợ chồng không nhận được sự hỗ trợ này. Những nhu cầu về lao động giúp việc gia đình về cơ bản xuất phát từ những yếu tố thiết yếu sau đây:

Nhu cầu trông trẻ nhỏ

Tình huống khó khăn nhất mà các cặp vợ chồng trẻ phải đối mặt là giai đoạn con nhỏ sau khi người vợ hết thời gian nghỉ thai sản 06 tháng. Nếu không có sự hỗ trợ của người thân thì họ ở một thế kẹt rất khó khăn và việc thuê người giúp việc gia đình gần như là bắt buộc. Câu chuyện của chị Nguyễn T. L. (25 tuổi, quê Ninh Bình), hiện đang cư trú tại tổ 37 (nay là tổ 13) KĐT Linh Đàm mở rộng là tình huống điển hình: “Nhà em còn ruộng. Mẹ em làm hàng seo nên ngoài việc tự nuôi lợn, mổ và bán lẻ ngoài chợ thì bố mẹ em còn nhập lại để đi trả cho một số quan ăn ở quê. Số lượng cũng không nhiều, lời lãi chả bao nhiêu nhưng nếu nghỉ làm là mất mối làm ăn. Người khác sẽ lấy mất mối ngay. Mẹ chồng em thì bị tiểu đường biến chứng, hai mắt rất yếu nên không thể trông trẻ dù rất thương em. Đợt vợ chồng em mua nhà thì bố mẹ cũng cắm cả sổ đỏ nhà ở quê cho ngân hàng để hỗ trợ. Ông bà cũng lo mất nhà. Con em mới 6 tháng tuổi nên các nhà trẻ không nhận. Thường các nhà trẻ có sớm cũng chỉ nhận trẻ 12 tháng, có sớm thì cũng phải 10 tháng. Nhận trẻ bé tuổi quá các cô phải bế không quản được lớp. Cũng thương con và xót tiền khi thuê người lắm nhưng không biết làm thế nào” (Tài liệu thực địa).

Khi khảo sát những thông tin về những trung tâm giới thiệu việc làm có cung cấp dịch vụ môi giới người giúp việc gia đình trên Facebook, chị L. không ngạc nhiên chút nào nhưng tỏ ra ngần ngại. Đồng thời, cô cũng cho

biết là chồng và cả hai bên phụ huynh đều không đồng tình việc thuê người qua môi giới.

Những khảo sát thực tế tại các cơ sở trông trẻ cho thấy một câu chuyện khó khăn từ phía những người quản lý. Mức học phí cao hơn đối với trẻ ít tháng không đủ bù cho rủi ro khiến giáo viên (các cô trông trẻ) nghỉ việc. Ngay cả những nơi nhận trẻ 10 tháng tuổi (cá biệt có 1 nơi nhận 6 tháng tuổi) cũng hạn chế số lượng mỗi trẻ bé tuổi ở các lớp và tùy thuộc vào số lượng trẻ đang có ở lớp đó. Động cơ lớn nhất khiến các quản lý chấp nhận việc trông trẻ nhỏ, ngoại trừ những lợi ích kinh tế, là hi vọng các phụ huynh truyền tai nhau về sự nhiệt tình của nhà trường để nhanh chóng lấp đầy các lớp học. Nếu căn cứ theo các quy định của pháp luật, các nhà trẻ có nghĩa vụ nhận trẻ từ 03 tháng tuổi. Tuy nhiên, rất hiếm nhà trẻ chấp nhận độ tuổi này, ở KĐT Linh Đàm là không hề có.

Các cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ có một sự lựa chọn thay thế trong tình huống này là gửi con về quê cho ông bà nội ngoại trông. Những cặp vợ chồng không lựa chọn giải pháp này có những lý do rất cụ thể:

- Sự gắn bó tình cảm bố mẹ - con và kiến thức về việc nuôi con bằng sữa mẹ ở những năm đầu là những lựa chọn được ưu tiên. Vì vậy, nếu giải quyết được các vấn đề về chi phí, người mẹ luôn ưu tiên lựa chọn giữ con bên mình.

- Sự tự trọng của những cặp vợ chồng trẻ vốn là niềm tự hào trong mắt dòng họ và chòm xóm. Việc có thể bám trụ ở thủ đô và mua được nhà chung cư không phải là việc dễ dàng và làm được việc này đem lại một “hào quang” khá lớn cho cả vợ lẫn chồng. Chính vì vậy, đôi lúc bản thân họ cảm thấy ái ngại khi gửi con về quê và để bà con chòm xóm nhìn thấy việc đó.

- Sự thiếu thống nhất giữa hai bên gia đình thông gia khiến cho việc gửi về bên nào cũng không thể hài hòa được mọi chuyện. Tình huống hai bên gia

định nêu quan điểm: “bên ngoại không trông được thì gửi về để bên nội trông cho” là khá phổ biến. Khi đó, các đôi vợ chồng thường đưa ra quyết định cuối cùng là giữ lại để không làm mất lòng bên nào.

Ở một khía cạnh khácviệc những lao động giúp việc gia đình thường gắn bó trong khoảng 1 – 3 năm là khá tương ứng với quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ. Độ tuổi các gia đình thường gửi nhà trẻ là 18 tháng và các trường mẫu giáo công lập nhận trẻ từ 03 tuổi trở lên.

Nhu cầu chăm sóc người già

Một trong những lý do các gia đình lựa chọn hình thức cư trú là chung cư là việc có người già không thể tự phục vụ trong gia đình. Những thiếu hụt về năng lực tự phục vụ của người già khá đa dạng như mất ý thức sống thực vật, ngễnh ngãng đến mức độ bị lẫn, quá yếu đến độ không thể tự di chuyển... Tựu chung lại là cần thiết sự hỗ trợ của người khác để duy trì việc sinh hoạt thường ngày.

Trong tình huống này, không gian sống chung cư tỏ ra có nhiều ưu thế so với nhà đất vì người già sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển qua các tầng của nhà đất bằng cầu thang. Trong khi đó, khi sống tại một căn hộ chung cư, mọi thành viên đều cảm nhận được sự hiện diện của những thành viên khác trong gia đình một cách rõ ràng hơn bởi cùng chung sống trên một mặt sàn, ngay cả khi mỗi người một phòng đóng kín cửa. Ngoài ra, các tầng của chung cư thường có từ 6 – 30 hộ, là nơi những người già có môi trường để giao lưu với nhau.

Nhu cầu thuê người giúp việc chăm sóc người già có phần khác biệt so với nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ vì đòi hỏi một sự nhẫn nại và có kinh nghiệm. Nhìn chung, theo như quan sát, nếu một gia đình đã có người già không thể tự phục vụ thì trẻ con thường đã lớn ít nhất là ở mức độ đi mẫu giáo, có nghĩa là đã có thể tự xúc ăn và tự phục vụ ở mức độ thấp. Người giúp việc ở những gia

đình này thường là những người giầu kinh nghiệm và gắn bó lâu dài với gia đình, bởi việc chăm người già, đặc biệt là người già yếu lâu năm đòi hỏi một sự cẩn trọng và những kỹ năng nhất định. Đây là nguyên nhân khiến những lao động giúp việc gia đình làm công việc chính là chăm sóc người già thường gắn bó rất lâu, thường là từ 03 – 05 năm, thậm chí là lâu hơn.

Nhu cầu phục vụ việc nấu nướng, dọn dẹp, giặt giũ và những việc không tên

Có một sự thực đang tồn tại khá phổ biến là dù nhu cầu thuê người giúp việc chủ yếu là để trông trẻ và chăm sóc người già, nhưng luôn tồn tại một mặc định về việc người giúp việc gia đình như là một người phục vụ tổng hợp trong gia đình. Ngoài công việc chính, nếu còn thời gian họ thường được giao nhiều việc khác. Những công việc cụ thể tùy thuộc vào năng lực của lao động, mức độ tin cậy và tính cách của người thuê. Nhìn chung, quá trình phân phối công việc là một sự “thương lượng ngầm” giữa người giúp việc và người vợ trong gia đình.

Điều này phản ánh rất rõ qua đoạn hội thoại mà người viết đã quan sát được giữa những “bà chủ gia đình” trong một dịp đến dự một bữa tiệc liên hoan của một người bạn tại khu VP5 – Bán Đảo Linh Đàm (ghi danh những nhân vật là A – B – C - D, trong đó A là chủ nhà và D là cô giúp việc của gia đinh đó) :

“ (A): Sấu em gửi các chị đã gọt và ngâm nước chưa ? /(B): Bận quá nên chị chưa làm được ! /(A): Sao chị không bảo D ( Osin) làm/ (B): Mình dùng thì mình phải làm thôi. Sai nó (Osin) thì nó cũng làm thôi, nhưng nó có ăn đâu mà biết nó làm thế nào/C: Chị (A) may nên thuê được cô Osin vừa khéo vừa có tâm đấy. Chứ như nhà em có 2 đứa trẻ, thuê osin rồi, nhưng mẹ em nghỉ hưu cái là em vẫn phải nhờ ra trông. Bà làm được gì thì làm chứ cái chính là xem Osin là chính” (Tài liệu thực địa).

Quan hệ “bà chủ gia đình” với “người giúp việc” hàm chứa rất nhiều yếu tố rất tế nhị. Bản thân giao kèo giữa người giúp việc với gia đình thường là hợp đồng miệng, “JD - Bản mô tả công việc” hầu như không tồn tại trong giao kèo này. Tuy nhiên, nhìn chung nếu xuất phát từ sự tôn trọng thì việc điều hòa là khá dễ dàng đối với cả hai phía.

Sự hình thành những khu đô thị mới với những chung cư hiện đại là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của quá trình đô thị hóa. Khu đô thị Linh Đàm là một trong những điển hình thể hiện cho quá trình đó, bởi đây là dự án có từ thời kỳ đầu và cho tới hiện tại vẫn đang trong quá trình tiếp tục phát triển. Trong không gian chung cư, những gia đình hạt nhân chiếm tuyệt đại đa số, điều này làm phát sinh nhu cầu về người giúp việc gia đình dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngay trong quá trình tìm kiếm lao động để giải quyết một số nhu cầu thiết yếu các hộ gia đình đã cho thấy những ảnh hưởng rất sâu sắc của “vốn xã hội” theo ý nghĩa là những “trầm tích‟ còn lại theo thời gian của truyền thống người Việt.

Đây là tình huống mà dù pháp luật có những quy định đầy đủ (sẽ được mô tả ở phần tiếp theo) nhưng hiệu lực của chúng là không cao. Đây là nơi cung và cầu tương tác rất rõ ràng, tuy nhiên, sẽ vô cùng tệ hại nếu nhìn nhận và điều chỉnh chúng theo những quan điểm thuần túy của thị trường. Ẩn giấu phía sau tất cả, như là một chỗ dựa lớn nhất cho tất cả các bên, chính là tâm thức “như là người trong gia đình”, đây chính là yếu tố lớn nhất điều chỉnh hành vi của các bên tham gia.

2.2 Ngƣời giúp việc gia đình và quá trình tìm việc làm

2.2.1 Định nghĩa và một số đặc điểm chung

Định nghĩa

Trong lịch sử phát triển của thế giới loài người, loại hình lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) đã có mặt từ rất sớm. Loại hình LĐGVGĐ được thể

hiện dưới rất nhiều dạng qua các thời kỳ như chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Trong các thời kỳ đó, thì LĐGVGĐ được thấy qua hình ảnh của nô lệ, gia nô. Vào thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nô lệ không được xem là con người, mà chỉ được xem là một thứ hàng hóa, tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Đến thời kỳ phong kiến, gia nô (nô bộc, nô tì) cũng không được coi trọng, họ lại được xếp vào tầng lớp thấp nhất của xã hội. Công việc của họ là giúp việc nhà và phục vụ cho gia chủ của mình. Bởi lẽ, gia chủ là những người giàu có và có thế lực trong xã hội đã bỏ tiền ra thuê người khác làm gia nô để phục vụ họ hoặc bắt buộc người nợ tiền họ về làm gia nô để trừ nợ. Đây được xem là nguồn gốc và quá trình hình thành loại hình LĐGVGĐ ngày nay.

Tuy loại hình LĐGVGĐ đã có từ rất lâu đời, nhưng trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về loại hình lao động này. Mãi cho đến năm 1951, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về người lao động giúp việc gia đình. Theo đó, người giúp việc gia đình được định nghĩa là: “người làm công việc tại nhà riêng, theo các hình thức và thời gian thanh toán tiền công khác nhau. Người này có thể do một hoặc nhiều người thuê và người chủ không được tìm kiếm lợi nhuận từ công việc này”

Đến năm 2011, ILO đã thông qua Công ước số 189 về việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ngày 16/6/2011 tại Geneva, Thụy Sỹ trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 100 của Hội nghị Lao động Quốc tế về việc làm đã thống nhất:

“(a) Công việc giúp việc gia đình là công việc được thực hiện trong một hoặc nhiều hộ gia đình;

(b) Người lao động giúp việc gia đình là người thực hiện công việc gia đình trong mối quan hệ lao động việc làm;

(c) Người thỉnh thoảng hoặc không thường xuyên thực hiện công việc gia đình và không làm việc đó như một nghề nghiệp thì không phải là người lao động giúp việc gia đình” [29, tr.27].

Còn ở Việt Nam, LĐGVGĐ chỉ được nhắc đến đầu tiên tại Điều 2, Điều 28 và Điều 139 Bộ luật Lao động năm 1994. Tuy chưa có định nghĩa chính thức về LĐGVGĐ, nhưng thể hiện sự tồn tại và thừa nhận của pháp luật về LĐGVGĐ. Mãi đến khi Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời, thì định nghĩa chính thức về LĐGVGĐ mới xuất hiện, theo đó:

“1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình. Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này” [24, tr.5].

Ngoài ra, LĐGVGĐ còn được quy định chi tiết tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình như sau:“1. Lao động là người giúp việc gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động (sau đây gọi chung là người lao động), bao gồm: Người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động. 2. Công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động, gồm các công việc: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các

đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình” [25, tr.3].

Như vậy, nếu xét vể mặt lý thuyết, lao động giúp việc gia đình đã được

Một phần của tài liệu Luận văn vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại hà nội trường hợp chung cư bắc linh đàm​ (Trang 38)