Quá trình tìm kiếm việc làm

Một phần của tài liệu Luận văn vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại hà nội trường hợp chung cư bắc linh đàm​ (Trang 49)

6. Bố cục luận văn

2.2.2 Quá trình tìm kiếm việc làm

Quá trình tìm kiếm việc làm mô tả qua bản gồm 05 bước như sau:

Bảng 2.1: Những bước trong quá trình tìm kiếm việc làm

Trong đó, bước 1 – 3 là những bước kết nối người lao động với chủ lao động, bước 4 – 5 là quá trình kết thúc hoặc chuyển đổi công việc. Xuất phát từ đặc điểm đã được liệt kê trong tiểu mục 2.2.1 có thể thấy nhu cầu việc làm (bước 01) chủ yếu xuất phát từ lý do kinh tế khi mà: “Theo nhận định của người lao động, so với các gia đình xung quanh ở địa phương, 47,3% người có mức sống của gia đình thuộc mức nghèo; 50,4% người có mức sống gia đình trung bình. Có 65,7% người lao động đi làm LĐGVGĐ vì lý do muốn có thêm thu nhập cho cuộc sống bản thân và gia đình… Tổng quan cho thấy,

1 • Phát sinh nhu cầu làm việc

2 • Tìm kiếm và lựa chọn việc làm

3 • Xác thực thông tin và thương lượng lợi ích

4 • Thực hiện công việc

LĐGVGĐ đa số đến từ nông thôn, có cuộc sống khó khăn, đến với nghề với mong muốn cải thiện cuộc sống” [23, tr.10]. Điều này hoàn toàn phù hợp với bối cảnh chung của nước ta trong khoảng hơn 30 năm đổi mới vừa qua. Chiến lược tăng trưởng dựa trên thu hút đầu tư nước ngoài và xuất khẩu hàng hóa đã tạo ra những bước dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Không tránh khỏi trong quá trình đó là một bộ phận bị rớt lại phía sau khi không kịp thích nghi. Những người giúp việc gia đình có thể coi là điểm giao thoa của những nhóm bị rớt lại phía sau đó: những người phụ nữ ở nông thôn, lớn tuổi, học vấn thấp và thường đang trong những tình huống “éo le” nhất định, điều này thể hiện rất rõ quá câu chuyện của những người phụ nữ khác nhau nhưng đều làm người giúp việc gia đình tại KĐT Linh Đàm

Công việc giúp việc gia đình như một lối thoát

Tôi tìm gặp lại cô Lê Thị Ngoan (cô cho phép đăng tên thật) ở một quán bún ngan gần khu vực tổng kho Đức Giang – quận Long Biên vào một buổi tối. Cô rất thoải mái trao đổi vì quán hôm nay vắng khách. Với người phụ nữ 47 tuổi xuất thân từ vùng miền núi của tỉnh Thanh Hóa này, thời gian 03 năm làm công việc giúp việc gia đình như là quãng đệm để cô lấy lại tất cả những gì đã mất: “Cô đã nghỉ học từ lớp 7 vì xuất thân trong một gia đình có tới 5 anh chị em, nhà đói ăn nên đã phải đi ra ngoài làm thuê và buôn bán. Quá trình làm ăn đã giúp cô gặp người chồng đầu tiên, vốn là người ở Đông Anh. Chú học được nghề sửa xe máy. Hai vợ chồng quyết định về quê ngoại, thị trấn Ngọc Lặc – Thanh Hóa. Hồi đó ít thợ nên cô chú ăn nên làm ra. Ai ngờ vì thế mà cô chú bị hội nghiện nó để ý. Một đứa thợ học việc nó rủ chú thử rồi nghiện lúc nào không hay. Chú mất cũng vì ma túy. Cô không nghiện nhưng đi tù 15 năm vì lúc chú mất cô chẳng biết làm gì rồi cũng tham gia vận chuyển ma túy. Lúc ra tù cô bỡ ngỡ không biết làm gì. Ở lại thị trấn cũng

không thoải mái vì hàng xóm vẫn dị nghị, tính cô cũng không hợp với những anh trai trong gia đình nên không ở với ai được.

Hồi đó ở huyện có dự án nhà máy giầy do nước ngoài đầu tư nên cô định chờ để xin làm công nhân. Nhưng chờ mãi mà dự án cũng chưa xong mà lại nghe đồn là họ không tuyển những ai trên 35 tuổi. Quá tuổi đó muốn được nhận phải chạy tiền, mà cô làm gì có tiền. Đang chưa biết phải làm thế nào thì đứa cháu ruột nó sinh con. Chồng nó là người cùng quê, cùng xóm với nhà cô luôn. Bên nhà đằng nội có phần ái ngại nhưng có lẽ do gấp quá không chọn được ai nên họ cũng đồng ý. Trước khi đi, chị ruột cô (tức bà ngoại của đứa trẻ) dặn đi dặn lại chuyện ra đó không được liên hệ với những bạn tù cũ. Cô ở cùng đứa cháu gần ba năm” (Tài liệu thực địa).

Tìm hiểu thêm tôi được biết cô Ngoan từ giải pháp bất đắc dĩ lại trở thành một “món quà” cho đôi vợ chồng trẻ vì đã đặt niềm tin đúng chỗ (cho dù nhiều người sẽ đánh giá đây là một quyết định mạo hiểm), không những xét về khía cạnh kinh tế mà còn ở nhiều khía cạnh khách. Có lẽ chính vì vậy mà đôi vợ chồng trẻ rất ủng hộ khi cô đi bước nữa và cùng người chồng mới mở quán ngan:“Cả hai đứa đều học đại học. Thằng chồng làm xây dựng thu nhập theo công trình, cháu cô làm ngân hàng lương cũng mỗi tháng hơn chục triệu. Chúng nó bị vỡ kế hoạch nên sinh con rất sát nhau trong khi vẫn đang nợ nần chuyện nhà cửa phải trả hàng tháng. Nhiều người khuyên bỏ đứa trẻ nhưng thằng chồng theo Phật nên nó kiên quyết không cho. Nói không ai tin chứ nhiều lúc gia đình nó còn phải cầm đồ để kịp nộp tiền điện và phí dịch vụ ở chung cư. Lương cô hơn 5 triệu một tháng nhưng với cô cứ nuôi ăn là được, có khi nào trả khi đó, vì cô biết chúng nó lúc nào có lúc nào không.

Chúng nó cũng biết cư xử. Mới ra thằng chồng có tiền cái là mua cho cô cái điện thoại iPhone để tiện liên lạc. Đứa cháu gái làm gì cũng lôi cô đi cùng. Nhờ đó mà cô dần dà quen được bạn bè và gặp được chú (người chồng mới).

Lúc làm quán trong nhà có gì tận dụng được là chúng nó ủng hộ cô hết, từ bàn ghế đến cả cái tủ lạnh. Hiện tại, lâu lâu chúng nó lại qua thăm và gửi dần tiền công cho cô. Thực ra, buôn bán đôi lúc cũng cần vốn, nhưng cô không giục vì biết trước sau gì chúng nó cũng sẽ trả hết.” (Tài liệu thực địa)

Để hiểu rõ sâu hơn lý do vì sao hai bên có thể có được sự thống nhất và đi đến một kết quả tốt đẹp như vậy, tôi tìm gặp người chồng trong câu chuyện là anh T. (33 tuổi, Thanh Hóa) hiện đang cư trú tại KĐT Ecolake View – 32 Đại Từ. Đằng sau câu chuyện của cô Ngoan còn là một câu chuyện nữa từ phía nhà nội của đôi vợ chồng trẻ: “Nhà bà cố mình chỉ cách nhà mẹ vợ vài bước chân. Cô Ngoan cũng từng bế mình từ bé. Khi vợ chồng mình vỡ kế hoạch thì rất khó khăn. Mẹ vợ mình thì rất thương dì nên khăng khăng là chả có ai làm hại cháu ruột mình nhưng quá khứ của cô vẫn khiến mình phân vân vì bao năm tháng đã đi qua rồi. Chưa biết con người thay đổi thế nào. Về sau mình mới biết là cô Ngoan đã từng thân với mẹ mình đến độ cùng nhau đi đánh ghen. Đồng thời, bà cố mình bảo từ khi ra tù về là hơn 3 tháng không thấy dấu hiệu gì bất thường hết và cũng do sát ngày bí quá nên mình quyết định đón cô ra. Hiện tại, nhà mình còn nợ cô hơn hai chục triệu tiền công” (Tài liệu thực địa)

Hiện tại, nhà anh T. không thuê osin mà tự đưa đón và chăm sóc những đứa trẻ. Hai người bố trí công việc để thực hiện các công việc gia đình. Trong những trường hợp cần sự hỗ trợ, đôi vợ chồng trẻ lại nhờ cô qua giúp 1 – 2 ngày. Cô không lấy công những ngày đó (cũng dễ hiểu vì ai cũng thấy đây như là bà dì qua chăm cháu), còn anh T. cũng tâm sự là ngầm “trả nghĩa” bằng cách hay kéo những lần tiếp khách hay đãi đội thợ qua quán của cô.

Những rào cản về tâm lý

Thu nhập của một lao động gúp việc gia đình tại KĐT Linh Đàm giao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng, phổ biến là mức 5,5 – 6 triệu/tháng

tùy thuộc vào kinh nghiệm và quá trình thương lượng giữa hai bên. Xét về mặt thị trường chung, mức lương như vậy không hề thấp đối với một lao động nữ trên 35 tuổi, chưa học hết cấp 3 và được bao ăn uống cùng chỗ ở. Tuy nhiên, ở một số phương diện khác, việc phải ăn ở cùng một gia đình khác 24/24 và cảm giác làm “người hầu” cho những người đáng tuổi con tuổi cháu mình là một cảm giác không hề thoải mái với không ít người.

Có một sự khác biệt rõ ràng ở đây giữa những người như cô Ngoan với những người có gia đình và con cháu. Với cô Ngoan, công việc mới như một giải pháp hoàn hảo trong ngắn hạn để cô thoát khỏi những vấn đề khi ở lại địa phương và nương tượng ở một “gia đình mới” trước khi tính tiếp những bước tiếp theo trong cuộc đời. Nhưng với những người phụ nữ có gia đình, nhất là những người phụ nữ trên 45 tuổi, thì những giá trị truyền thống như: tận tay chăm sóc con cháu, ở bên chồng, tình cảm quan trọng hơn vật chất... vẫn hằn sâu trong tâm trí họ. Chính vì vậy, trong tình huống này, một mức lương cao luôn phải đi kèm với sự tôn trọng trong cư xử để duy trì công việc lâu dài.

Cô B. (50 tuổi) xuất thân từ một vùng quê nghèo ở Nam Định. Hai con cô đều đều đang học đại học, một người học tại Hà Nội. Làm ruộng không đủ sống, cô chú bán ruộng bằng giấy viết tay rồi cùng nhau lên Hà Nội mưu sinh. Trong những thời điểm mùa khô, chú làm thợ xây thì xin cho cô làm phụ hồ hay tạp vụ. Cả gia đình vẫn cùng nhau sống trọ trong một khu công trình trên đường Nguyễn Trãi, cả nhà vẫn ăn hai bữa trưa và tối cùng nhau. Tuy nhiên, những giai đoạn mà việc không đều hoặc chủ thầu gặp khó khăn trả lương không đều thì chi tiêu bắt đầu eo hẹp, đấy là động lực chính khiến cô phải đến khu Linh Đàm làm giúp việc gia đình. Câu chuyện của cô đến với công việc này cũng là một quá trình không hề dễ dàng: “Lúc đầu không có việc thì chú làm xe ôm. Nhưng xe ôm giờ họ toàn chạy Grab chú nhiều tuổi không rành công nghệ không theo được nên thu nhập không bằng làm thợ xây (Lương thợ

xây lành nghề hiện tại là 10 triệu/tháng, bao ăn ở). Mà chú đã có bằng lái đâu, ngày nào bị bắt phải xin thì coi như chả còn gì con âm vào vốn. Ban đầu cô thử nhờ một người cô quen vốn là dân thổ cư ở khu Cao Xà Lá nhận làm em nuôi để bán trà đá. Người ta bảo bán trà đá nhiều tiền thế nào cô chả biết, chứ cô bán thì vất vả lắm. Tiền làm luật nộp thì cứ nộp, có đợt chúng nó đi dẹp thì vẫn bị thu đồ như thường.

Bạn học cấp ba của cô có con gái đang sống ở khu Linh Đàm. Vợ chồng nó có con nhỏ nên cần thuê người trông. Biết cô đang rảnh nên cứ nài cô mãi. Bình thường cô không nhận lời đâu vì tính chú nhà cô hay “văn nghệ văn gừng”... nếu không đàn đúm rượu chè thì cũng cờ bạc, chơi nhiều thì không dám nhưng cũng gọi là ham, nhất là những lúc rảnh việc. Ngoài ra con gái cô nó nhát, không có cô thì gặp người nó cũng sợ.

Vốn cháu nó cũng thuê được người trông rồi. Nhưng bà gúp việc vốn là bạn mẹ chồng. Có chuyện gì giữa hai chúng nó bà này cũng mách với mẹ chồng nên con bé rất khó chịu. Nghe bảo bà mẹ chồng khi ra nhiều lúc còn dấm dúi cho giúp việc để bà này soi con bạn cô. Thằng chồng nó tính gia trưởng đẩy hết việc chăm con cho vợ nhưng nhu nhược với mẹ, không biết đường mà bênh vợ nên lắm lúc nhà cửa cứ loạn cả lên.

Lúc đầu bạn cô bảo lương 5,5 triệu/tháng cô không làm vì ngại cảnh phải xa chồng xa con. Nhưng tận đến lúc con cô nhập học rồi xin được một chỗ ở trong ký túc xá thì cô an tâm hơn. Con bé con bạn cô đến tận chỗ cô trọ nhờ cô giúp, bảo gửi thêm cô 1 triệu nữa, nó hứa Chủ Nhật nhà nó tự trông con cho cô nghỉ đến tối nên cô nhận lời” (Tài liệu thực địa)

Khi công trình bị đình trệ hẳn chồng cô B. được chủ thầu nhận làm bảo vệ tòa nhà đang xây dở. Con cô ở cố định trong ký túc xá. Cứ Chủ nhật họ lại cùng nhau tụ họ ở chỗ trọ. Cô dọn dẹp phòng trọ, giặt giũ quần áo cho chồng rồi buổi tối quay về Linh Đàm. Thi thoảng trong những lần về đó cô cầm theo

quần áo của mà chủ nhà cho để đưa cho chồng và con gái dẫu có cái dùng được có cái không.

Trong tâm thức những người như cô B. dường như ở nơi nào có chồng con nơi đó là gia đình và không gì có thể đánh đổi được, dẫu ở nơi làm việc mới cô được đối đãi rất tốt với những tiện nghi sống hơn hẳn với một phòng riêng có điều hòa. Cô vẫn duy trì một sự “kiểm soát” chặt chẽ với người chồng bằng việc nắm giữ toàn bộ tiền lương của chồng và video call bằng Zalo hoặc Facebook bất kỳ khi nào có thể, đặc biệt là buổi tối.

Không gian kết nối

Tìm kiếm một người giúp việc gia đình ưng ý là điều không dễ dàng với những chủ nhà, giữ họ lại làm việc lâu dài cùng gia đình (khi chủ nhà có nhu cầu) cũng là một việc khó khăn. Chủ nhà không chỉ phải đối mặt với nguy cơ người giúp việc rời đi để làm công việc khác mà còn phải lo lắng cho việc thay đổi sang làm cho những căn hộ khác ngay trong chung cư. Trong không gian chung cư, các chủ nhà thường giao tiếp với nhau ở mức tối thiểu, nhà nào biết nhà đó do sự bận rộn của công việc; nhưng những người giúp việc lại có rất nhiều cơ hội để giao tiếp với nhau.

Hai địa điểm để những người giúp việc gặp nhau nhiều nhất là hành lang của mỗi tầng và sân chơi chung của các cụm chung cư. Qua quá trình điền dã cho thấy, trong một tầng thì thấp nhất là có 06 căn hộ tại cụm chung cư Linh Đàm mở rộng và cao nhất là 27 căn hộ tại dự án chung cư HH Mường Thanh – Linh Đàm; để dễ hình dùng, mỗi tầng có quy mô như một xóm. Các quy định về xây dựng yêu cầu các khu đô thị mới luôn phải có phòng sinh hoạt cộng đồng và sân chơi chung. Nếu như phòng sinh hoạt cộng đồng là nơi các cụ hưu trí đánh cờ giao lưu với nhau thì sân chơi chung và hành lang chung cư là nơi gặp gỡ giữa những người giúp việc gia đình với nhau và với những bậc ông bà nội ngoại của các chủ hộ. Họ gặp nhau khi cho

trẻ đi ăn và trông trẻ khi chúng nô đùa tại sân chơi chung chủ yếu trong khung giờ 16h30 tới 19h00.

Mức lương luôn là một trong những chủ để được trao đổi hàng đầu. Không hiếm những trường hợp người giúp việc đổi chủ nhà trong cùng một tòa nhà chung cư do chênh lệch về mức lương. Điều này là dễ hiểu, vì giữa mức lương 5 triệu và 6 triệu là sự chênh lệch tới 20%, bản thân số tiền 01 triệu cũng là một mức chênh lệch khiến nhiều người giúp việc dao động. Trong quá trình thương lượng, nếu không có sự gắn bó cao về mặt tình cảm thì chủ nhà luôn ở thế bất lợi và thường là phải tăng lương, ít nhất là trong ngắn hạn, để duy trì sự ổn định trong gia đình trước khi tính tới những giải pháp khác. Ngoài ra, những bậc ông bà nội ngoại đôi khi cũng khiến vấn đề trở nên phức tạp vì những tác động theo cảm tính khi họ ưng “một người bạn” tại sân chơi chung khi đưa cháu đi chơi và đang khó chịu với người giúp việc hiện tại.

Hình 2.5: Không gian kết nối qua mạng xã hội. Nguồn: Facebook

Ảnh hưởng của công nghệ đang ngày càng rõ rệt và ít nhiều có tác động

Một phần của tài liệu Luận văn vốn xã hội và quá trình tìm việc làm của những người giúp việc tại hà nội trường hợp chung cư bắc linh đàm​ (Trang 49)