b) Chỉ tiêu phân tích
3.2.7. Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định, duy trì năng lực hoạt động của
năng lực hoạt động của máy móc thiết bị thường xuyên liên tục.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, công ty không thể xem nhẹ công tác bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ của mình. Trong suốt thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các TSCĐ của công ty không tránh khỏi những những hỏng hóc bất thường, đồng thời sau một thời gian dài hoạt động, TSCĐ nào cũng đòi hỏi phải được nâng cấp bảo dưỡng. Do vậy, công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ luôn luôn là một biện pháp cần thiết để đảm bảo cho các TSCĐ nói chung và máy móc thiết bị nói riêng trong công ty được duy trì và hoạt động liên tục.
Thực tế khi nghiên cứu tình hình ở công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương, công ty đã có nhiều thành tích trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ. Cụ thể, trong công ty luôn có các nhân viên của xưởng sửa chữa
có mặt tại các công trình để kịp thời sửa chữa những hỏng hóc bất thường. Có thể phân cấp quản lý TSCĐ ở công ty cũng được bố trí khá chặt chẽ. Tuy nhiên, một tồn tại của công ty trong công tác này cũng đã được nêu ở phía trên là công ty chưa trích
trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ là khoản chi phí rất lớn công ty phải chi dùng cho việc sửa chữa những hư hỏng nặng của TSCĐ. Thông thường, chi phí sửa chữa phát sinh ở kỳ nào sẽ được phân bổ vào giá thành sản xuất của kỳ đó và chi phí này được tính ra từ quỹ tiền mặt của công ty, tuy nhiên chi phí sửa chữa lớn TSCĐ lại quá lớn, nếu công ty không thực hiện trích trước chi phí này thì có thể khi phát sinh nhu cầu sửa chữa công ty sẽ không có đủ khả năng tài chính kịp thời để trang trải. Hơn nữa chính việc góp trước chi phí này còn giúp công ty bình ổn giá thành, tránh tình trạng giá thành bị nâng cao bất thường khi phát sinh sửa chữa lớn trong kỳ.
Do vậy, trong thời gian tới, sau mỗi tháng hoặc quý, công ty nên trích ra một khoản từ doanh thu để thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khoản tiền này cần phải được quản lý chặt chẽ trên sổ sách, cần lập dự toán chi phí và lựa chọn mức trích từng kỳ phù hợp.