HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn hải dương (Trang 32 - 34)

b) Chỉ tiêu phân tích

2.3.2. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

2.3.2.1 Hạn chế

Trong những năm vừa qua, dù đứng trước những thách thức khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn Hải Dương vẫn luôn hoàn thành các kế hoạch đặt ra những vẫn còn tồn tại một vài hạn chế:

- Chưa đa dạng hóa hình thức đầu tư vốn

Toàn bộ số vốn của công ty đều được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh (không có hoạt động tài chính). Toàn bộ lợi nhuận của công ty có được chỉ từ ngành xây dựng. Trong trường hợp hoạt động sản xuất của công ty gặp khó khăn, công ty sẽ không có nguồn thu nào khác để trang trải các khoản chi phí. Để đa dạng hóa lợi nhuận và phân tán rủi ro công ty nên chuyển một bộ phận vốn để đầu tư tài chính, liên doanh liên kết với công ty khác đặc biệt là với các công ty sản xuất các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào hoặc các công ty tiêu thụ sản phẩm đầu ra của ngành xây dựng.

- Sản phẩm không có tính đặc trưng và tính cạnh tranh cao

Trong thập kỷ vừa qua, ngành bất động sản được coi là tiềm năng lớn đối với các nhà đầu tư. Cũng từ đó mà các công ty xây dựng lần lượt được thành lập, khiến cho thị trường xây dựng luôn nóng bỏng về cạnh tranh, giá cả thị trường các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra. Để phát triển và khẳng định tên tuổi của mình, công ty cần tạo ra những đặc trưng ưu việt về dịch vụ và tính năng sản phẩm của mình mà thị trường Hải Dương chưa thực sự phát triển (sản phẩm bê tông nhẹ, gạch không nung…). Nhưng trên thực tế công ty chỉ sản xuất trên dây chuyền công nghệ cũ (TSCĐ vô hình bằng 0), sản phẩm không có được những tính năng và đặc trưng riêng, tính cạnh tranh không cao.

- Tỷ trọng vốn cố định thấp nhưng chưa được sử dụng tối ưu

Ngành xây dựng luôn đòi hỏi một hệ thống máy móc và thiết bị có giá trị lớn, do vậy nhu cầu VCĐ thường cao. Công ty thiếu một lượng vốn kinh doanh khá lớn nên hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay và chiếm dụng. Với cơ cấu vốn như hiện tại khi mà vốn vay và chiếm dụng chiếm tỷ trọng cao cho thấy mức độ tự chủ của công ty còn thấp. Công ty trang trải cho hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn vay và chiếm dụng đặc biệt là đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Công suất máy móc thiết bị trong công ty chưa được tận dụng và khai thác triệt để.

- Thời gian qua công tác đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của công ty chưa đồng bộ. Mức độ đầu tư cho thiết bị kiểm tra và thiết bị kiểm soát chất lượng công trình và phần thiết bị công trình có sự chênh lệch lớn. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực tế này là năng lực tài chính của công ty còn hạn chế chưa để vốn để đầu tư.

- Chưa tận dụng nguồn vốn từ hoạt động thuê tài chính

Sử dụng nguồn vốn từ hình thức này có thể giúp công ty mở rộng hệ thống máy móc trang thiết bị mà không cần phải có ngay một lượng tiền mặt lớn, hơn nữa nhờ đó công ty cũng có thể giảm bớt chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp do tăng chi phí thuê tài chính.

- Công ty chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm.

2.3.2.2 Nguyên nhân

- Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các công ty xây dựng dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong cùng ngành.

- Công tác thi công phụ thuộc vào số lượng công trình, giá trị công trình. Mặt khác công việc xây lắp mang tính thời vụ.

- Các công trình đấu thầu thì có những phương pháp xét thầu chưa thống nhất. - Tình trạng thiếu vốn là do công trình hoàn thành bàn giao đúng thời hạn nhưng chủ đầu tư chậm thanh toán, chiếm dụng vốn của công ty gây tình trạng thiếu vốn trong thi công.

- Tình trạng giá cả nguyên vật liệu biến động phức tạp trong những năm gần đây khiến công ty gặp khó khăn trong việc dự tính chi phí thi công các công trình.

CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐÊ KÈ

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng đê kè và phát triển nông thôn hải dương (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w