b) Chỉ tiêu phân tích
3.2.3. Biện pháp giảm giá thành các công trình mà công ty thi công
Như chúng ta đã biết để tăng doanh thu thì tăng số lượng công trình lên hoặc tăng giá thành công trình. Nhưng việc tăng giá thành là không nên vì nó sẽ làm công ty giảm năng lực cạnh tranh. Trong khi đây là công ty xây dựng để trúng thầu một công trình thì phải hạ thấp giá công trình đó thì khả năng trúng thầu mới cao. Để hạ giá thành ta cần:
- Triệt để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành xây dựng thường chiếm 50% - 60% tổng giá thành. Vì vậy,
tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành công trình bằng cách giảm nguyên vật liệu hao hụt trong khâu vận chuyển, bảo quản, sử dụng, tổ chức kiểm tra nguyên vật liệu.
- Cố gắng thay thế nguyên vật liệu đắt tiền bằng nguyên vật liệu rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu thiết kế, tránh lãng phí thất thoát.
- Các công trình cần nhanh chóng tập hợp chứng từ vật tư về nộp đúng thời hạn quy định để được khấu trừ thuế đầu vào góp phần hạ giá thành thi công.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công tránh rơi vào tình trạng giá cả nguyên vật liệu tăng cao khiến giá thành công trình tăng lên.
3.2.4. Chú trọng đổi mới đồng bộ tài sản cố định trong công ty, hiện đại hóa máy móc, thiết bị sản xuất
Đầu tư toàn diện tới tất cả các nhóm TSCĐ trong công ty chính là việc công ty tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của mình nhằm nâng cao chất lượng sản xuất. Cụ thể:
- Về nguồn hình thành vốn đầu tư: Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn nữa quỹ khấu hao TSCĐ để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ khi cần thiết. Cụ thể quỹ khấu hao phải được trích hàng năm theo những tỷ lệ hợp lý. Sau một thời gian sử dụng nhất định, cụ thể là khoảng 5 năm, công ty nên đánh giá lại TSCĐ để có thể thay đổi các mức khấu hao nhằm đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn cố định đã bỏ ra chứ không nên để sau 10 năm mới đánh giá lại như hiện nay.
Đồng thời công ty cần phải tích cực thực hiện các biện pháp thu hồi nợ từ phía các khách hàng nhằm giải phóng khoản phải thu khách hàng đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động, làm ứ đọng vốn... Ngoài ra công ty có thể lựa chọn giải pháp là vay vốn dài hạn từ ngân hàng.
- Về phương hướng đầu tư:
Trong thời gian tới, công ty nên đầu tư hiện đại hóa hệ thống nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị quản lý, trong thời gian gần đây công ty đã mua mới một số máy vi tính và máy in hiện đại, tuy nhiên để tăng uy tín cho công ty thì công ty phải thực hiện hóa các máy móc thiết bị đo lường kiểm tra công trình.
Ngoài ra công ty cũng nên tập trung đổi mới công nghệ vận tải để công suất của chúng được nâng cao, tiết kiệm nhiên liệu, đồng thời hạn chế những hỏng hóc bất thường xảy ra làm gián đoạn quá trình sản xuất.
Còn đối với các loại máy móc thiết bị hiện nay ở công ty được đánh giá là khá tiên tiến, tuy nhiên xét trên tổng thể thì chúng vẫn chưa thực sự đồng bộ. Do vậy, trong thời gian tới công ty vẫn cần đầu tư quan tâm tới việc hiện đại hóa máy móc thiết bị, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ.
3.2.5. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Sản phẩm xây dựng là loại hang hóa đặc biệt, khi bị hư hỏng thì không thể tái chế mà chỉ có cách duy nhất là phá bỏ và làm lại. Do vậy, công ty nên có sự khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy tinh thần sáng tạo tự chủ trong công việc có ý thức giữ gìn bảo quản TSCĐ của công ty.
Công ty cần tăng cường bồi dưỡng một lực lượng công nhân lành nghề, một cán bộ đội ngũ quản lý giỏi, có năng lực, có khả năng thích ứng với điều kiện hoàn cảnh mới. Hơn nữa, các trang thiết bị ngày càng hiện đại đòi hỏi người quản lý và điều hành phải thường xuyên cập nhật kiến thức để có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả. Đối với vấn đề này, công ty nên có chính sách bồi dưỡng kiến thức về chiều sâu cho những cán bộ có vị trí chủ chốt trong công ty, đặc biệt quan tâm và đào tạo thế hệ trẻ, nhất là những người có khả năng trong công việc. Ngoài ra công ty cần tổ chức các hoạt động có tính chất giáo dục đạo đức và tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bởi làm việc có hiệu quả, người cán bộ cần phải có tinh thần trách nhiệm với công việc
3.2.6. Quản lý chặt chẽ việc chấp hành quy trình kỹ thuật và công nghệ của nhân viên trong công ty.
Việc tổ chức sản xuất phải được thực hiện chặt chẽ, khoa học, kế hoạch sản xuất hàng ngày phải được thông báo đến từng công đoạn trên cơ sở đáp ứng kịp thời các mẫu đặt hàng của phòng kinh doanh. Công ty nên tập trung những cán bộ kỹ thuật có năng lực và trình độ trực tiếp theo dõi sản xuất nhằm tăng cường kiểm soát các thông số công nghệ trong từng công đoạn sản ở từng ca sản xuất.
Công ty nên soát lại lực lượng lao động kỹ thuật phân công và giao nhiệm vụ chuyên trách ở từng công đoạn quan trọng trong từng công trình trên cơ sở kỹ năng hiểu biết của từng nhân công về thiết bị và công nghệ. Mặt khác, công ty cũng nên tiến hành phổ biến và hướng dẫn cho công nhân về tầm quan trọng và ảnh hưởng của các công việc ở từng vị trí tới chất lượng công trình.
Công ty nên thường xuyên giáo dục chấn chỉnh về tác phong làm việc sao cho thật nhanh nhẹn khẩn trương chính xác dứt khoát xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm nội quy lao động, các vi phạm quy trình công nghệ. Nhờ đó tình hình vi phạm sẽ có thể giảm đi, mọi người hăng say làm việc với tinh thần tự giác.
Đây là biện pháp đầy hứa hẹn đối với vốn cố định của công ty. Bởi những người trực tiếp sử dụng quản lý những TSCĐ đó không ai khác chính là đội ngũ công nhân cán bộ quản lý. Nếu thiếu trình độ hiểu biết có thể họ sẽ gây ra những tổn thất không đáng có. Ngược lại nếu được đào tạo cụ thể rõ ràng, người lao động sẽ góp một phần không nhỏ trong công việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cố định cho công ty.