- Hiện tại các đơn vị tư vấn trong cùng ngành nghề như PECC 1, 2, 3, 4 thuộc EVN đã có thời gian thành lập lâu, được EVN giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn thiết kế nhiều dự án thủy điện, nhiệt điện lớn, vì vậy họ có đội ngũ chuyên gia tư vấn có trình độ và kinh nghiệm cao đặc biệt là về các dự án thủy điện, nhiệt điện, đường dây và trạm biến áp. Ngoài ra còn có các đơn vị tư vấn chuyên ngành như Viện Năng lượng, Tư vấn Sông Đà và một số đơn vị Tư vấn điện khác. Vì vậy áp lực cạnh tranh rất lớn đòi hỏi Công ty cần phải có sự nỗ lực mạnh mẽ để thu hút đội ngũ chuyên gia, tận dụng sự hỗ trợ tối đa của PVN, PV Power để đạt được mục tiêu trong thời gian hai năm (2012) phải bắt kịp được với các đơn vị tư vấn mạnh trong nước.
8. Vị thế của Công ty so các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và triển vọng củangànhngành ngành
8.1 Vị thế của công ty trong ngành
Mặc dù là đơn vị mới được thành lập từ quý IV năm 2007, PVPower Engineering đã hội tụ được nhiều các chuyên gia tư vấn thiết kế là các giáo sư tiến sĩ từ các trường đại học kỹ thuật như đại học thủy lợi, đại học xây dựng, các cán bộ, kỹ sư giàu kinh nghiệm, có trình độ của các đơn vị tư vấn khác trên toàn quốc nên khả năng nắm bắt và triển khai ngay các nhiệm vụ Kinh tế, Chính trị của PVPower Engineering là rất cao. Đây cũng là lợi thế rất lớn của Công ty. PVPower Engineering luôn xác định rõ vị trí, vai trò của mình và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam số công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn là rất nhiều, hoạt động trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, xã hội. Đặc biệt, các Tổng công ty hoặc Tập đoàn lớn của Việt Nam đều xây dựng được các công ty Tư vấn phát triển mạnh mẽ, điển hình như các công ty Tư vấn của Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty cơ khí xây dựng, Tổng công ty Vinaconex, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,...các công ty Tư vấn của bộ xây dựng như VNCC, VCC, CCBM...hoặc các Viện như: Viện khoa học thủy lợi, Viện
Tuy ra đời sau nhưng PVPower Engineering đã xác định được chiến lược của doanh nghiệp, coi con người là yếu tố then chốt cho mọi thành công của mình, PVPower Engineering đã xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao, tác phong công nghiệp, kỷ luật nghiêm ngặt. Xây dựng và phát triển thương hiệu PVPower Engineering thành thương hiệu uy tín, chất lượng. Đưa văn hóa doanh nghiệp thấm nhuần tới từng cán bộ, công nhân viên. Vì vậy, mặc dù ra đời sau nhưng PVPower Engineering đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Nguyên tắc phát triển của PVPower Engineering là phù hợp với kế hoạch phát triển và mục tiêu của PV POWER trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Quyết liệt, táo bạo, không bỏ lỡ thời cơ nhưng phải vững chắc. Lấy hiệu quả kinh tế sau cùng làm thước đo đánh giá sự thành công cho doanh nghiệp.
8.2. Triển vọng phát triển của ngành tại Việt Nam
Với nhu cầu hằng năm tăng tới 16%-17%, điện đang là lĩnh vực cung không đáp ứng đủ cầu, do đó thu hút mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Nguồn lực của một mình EVN không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển điện năng cho nền kinh tế, vì thế việc huy động mọi hình thức đầu tư là rất cần thiết. Dự kiến đến năm 2010, các nguồn điện ngoài EVN sẽ cung cấp tới 30% sản lượng điện toàn quốc.
Sản lượng điện tiêu thụ trung bình hiện nay đạt 202 triệu kWh/ngày và công suất cực đại là 11.950MW.
của các siêu dự án sản xuất thép như dự án thép trị giá 7,9 tỷ đô la Mỹ ở Hà Tĩnh của tập đoàn công nghiệp nặng Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các dự án sản xuất hóa chất, xi măng cũng đang tiến hành xin cấp giấy phép cũng gây áp lực về nhu cầu sử dụng điện.Thách thức lớn nhất cho ngành điện hiện nay là vấn đề về vốn. Để đáp ứng được các nhu cầu trên, vốn đầu tư cho ngành điện phải ở mức 3 tỷ USD/năm, với khoảng 70% cho phát triển nguồn điện, còn lại là cho lưới điện.
Hiện nay, Chính phủ vẫn giao EVN chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm điện. Theo quy hoạch điện lần VI được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, EVN đảm nhận đầu tư khoảng 50% công suất phát điện mới và toàn bộ lưới điện đồng bộ, tổng vốn đầu tư cần thiết cho nguồn và lưới điện giai đoạn 2007-2015 ước tính 700.000 tỷ đồng. Khoảng 50% tổng công suất còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà đầu tư bên ngoài như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam v.v...
Xu hướng phát triển của PVPower Engineering là phù hợp với xu hướng của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV – Power) trong thời gian tới. Đó là “Xây dựng PV POWER trở thành một Tổng công ty Công nghiệp – Thương mại – Tài chính mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, trong đó lấy sản xuất điện là trọng tâm hàng đầu, xây dựng thương hiệu PV POWER có uy tín trong nước, trong khu vực ASEAN và trên trường quốc tế”. Vì vậy, PVPower Engineering sẽ cùng với các đơn vị Tư vấn thiết kế khác trực thuộc PV-POWER cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các công trình điện. Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng trong và ngoài Tổng Công ty cũng như cung cấp dịch vụ về tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn chuyển giao công nghệ.
8.3. Định hướng phát triển của Công ty
8.3.1 Quan điểm phát triển
Đột phá phát triển, đi tắt đón đầu, tranh thủ thời cơ, liên danh liên kết, xây dựng lực lượng, phát triển thương hiệu.
8.3.2. Mục tiêu phát triển Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng PVPower Engineering trở thành một Công ty Tư vấn mạnh, phạm vi rộng
khắp trên cả nước. Đến năm 2012 đạt ngang bằng các Công ty Tư vấn mạnh trong nước; đến năm 2025 cạnh tranh được với các Công ty Tư vấn trong khu vực.
Các chỉ tiêu tăng trưởng
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012-2015 là: (12%-15%)/năm - Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2020 từ (13%-18%) /năm
- Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 – 2025 từ (15%-20%)/năm
Mục tiêu cụ thể
- Thu hút đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực tư vấn thiết kế điện, tranh thủ sự hỗ trợ của PVN, PV Power, nhằm chủ động hoàn toàn công việc tư vấn thiết kế các dự án điện, trọng tâm là các dự án về thủy điện, nhiệt điện than mà PVN, PV Power đang đầu tư. Đặc biệt là dự án phong điện là loại dự án năng lượng tái tạo mới, ngoài ra xem xét, nghiên cứu các dự án năng lượng địa nhiệt và nguồn năng lượng khác
- Bảo toàn vốn, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
- Từ năm 2011:
+ Được cấp giấy phép hoạt động điện lực cho thiết kế công trình thủy điện đến 600MW, đường dây tải điện đến 220kV; tư vấn giám sát công trình thủy điện đến 300MW, và đường dây tải điện đến 110KV.
+ Đảm nhận hoàn toàn công tác lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công các dự án thủy điện lớn hơn 300MW, các dự án phong điện, đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 220KV.
+ Đảm nhận hoàn toàn công tác tư vấn giám sát công trình thủy điện đến 300MW, đường dây tải điện đến cấp điện áp 110KV.
+ Liên danh với các tư vấn mạnh trong nước như PECC1, PECC2, PECC3, Viện Năng lượng và tư vấn nước ngoài để đảm nhận công tác lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công các dự án thủy điện lớn hơn 1000MW, lập dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật các công trình Phong điện.
+ Đảm nhận thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu EPC phần xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phụ các dự án nhà máy Nhiệt điện.
+ Đảm nhận được thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công phần Sân Trạm, đường dây đấu nối, và toàn bộ phần thiết kế công trình BOP nhà máy nhiệt điện.
+ Đảm nhận thực hiện công tác thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu EPC toàn bộ của các dự án nhà máy Nhiệt điện.
Đầu tư và phát triển
- Đầu tư cho con người: bằng cách đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo chuyên sâu của các lớp đào tạo của Tổng công ty và tập đoàn.
8.4. Sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng phát triển của ngành
Trong xu thế phát triển và hội nhập với thế giới, Việt Nam phải thực hiện đầu tư và phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, quản lý nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định, đảm bảo an ninh năng lượng và nhu cầu phát triển của toàn xã hội, trong đó tất yếu phải đòi hỏi sự phát triển của ngành điện. Theo phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 có xét triển vọng đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ số 110/2007/QĐ- TTg ngày 18/07/2007 và căn cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng phát triển của các ngành nghề kinh tế - xã hội của đất nước sẽ ngày một cao hơn. Trong đó đặc biệt là nhu cầu đầu tư xây dựng hệ thống nguồn và lưới điện để đảm bảo cung ứng đầy đủ cho các ngành kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng lâu dài của đất nước. Căn cứ vào dự báo tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, Ban Lãnh đạo Công ty đã đặt ra mục tiêu đưa Công ty cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí trở thành một đơn vị tư vấn đa ngành, cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các công trình điện, phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng trong và ngoài Tổng Công ty cũng như cung cấp dịch vụ về tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, tư vấn chuyển giao công nghệ. Với định hướng đó Công ty tập trung phát triển các mảng kinh doanh chính như sau:
- Củng cố, phát triển thị trường tư vấn xây dựng điện trong nước, đáp ứng được chất lượng và tiến độ thực hiện các dự án do Công ty làm tư vấn.
- Mở rộng thi công tư vấn xây dựng điện sang các nước trong khu vực như: Lào và Campuchia.
- Mở rộng sản xuất kinh doanh đa ngành nghề phù hợp với mô hình tổ chức hoạt động, đặc điểm, điều kiện thực tế của Công ty như: tham gia đầu tư, góp vốn liên doanh đầu tư xây dựng các nhà máy điện và kinh doanh bất động sản….