Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Na m Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu NOI DUNG T4- ban 4 trang (Trang 37 - 40)

SAU 40 NĂM KẾT THÚC CHIẾN TRANH

1. Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam -Hoa Kỳ Hoa Kỳ

Ngay sau ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất về một mối, giới cầm quyền Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch, đã ra lệnh cấm vận đối với Việt Nam và thực thi một cách nghiêm ngặt. Washington cắt đứt toàn bộ quan hệ ngoại giao với Hà Nội; không có bất kỳ một hình thức bang giao nào giữa hai nước, ngoại trừ một số có chọn lọc các hoạt động vì mục đích nhân đạo như gửi thuốc men trị bệnh. Chính phủ Hoa Kỳ đã phong tỏa mọi mối liên hệ quốc tế của Việt Nam: Tổng thống Ford phủ quyết quyền thành viên của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, đóng băng 150 triệu đô la tài sản của Việt Nam ở Hoa Kỳ, ngăn cản Việt Nam gia nhập Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Quốc hội Hoa Kỳ còn cấm vận mạnh hơn khi nghiêm cấm bất kỳ hình thức cứu trợ nào cho Việt Nam và siết chặt các thủ tục pháp lý về nhập cư.

Sau khi chiến tranh kết thúc, do đặt nhu cầu khôi phục và phát triển đất nước lên hàng đầu, Việt Nam đã chủ động bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Tháng 6/1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề nghị Hoa Kỳ xúc tiến bình thường hóa với điều kiện là Hoa Kỳ bồi thường chiến tranh, có trách nhiệm hàn gắn và xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh (theo cam kết trong Hiệp định Pa-ri). Tuy nhiên, do nhiều bất đồng trên bàn đàm phán, đặc biệt năm 1978, khi Hoa Kỳ lợi dụng “con bài” Campuchia để vu cáo Việt Nam

xâm chiếm nước này, lên án kịch liệt hành động của Việt Nam và đặt điều kiện tiên quyết để nối lại đàm phán là Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia, bất chấp những lí do nhân đạo trong việc Việt Nam giúp quân và dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng; dẫn đến đàm phán bình thường hóa quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ hoàn toàn đổ vỡ.

Đứng trước những khó khăn to lớn từ trong nước do hậu quả 30 năm chiến tranh và chính sách bao vây, cấm vận của phương Tây, và để bắt kịp với những thay đổi to lớn đang diễn ra ở khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta đã có bước điều chỉnh chính sách toàn diện và căn bản. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã đưa ra quyết định lịch sử, đưa đất nước ta vào tiến trình đổi mới toàn diện; với phương châm “thêm bạn bớt thù”, đường lối đối ngoại của Đảng ta đã có bước chuyển cơ bản theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa”. Trong quan hệ với Hoa Kỳ, Đại hội VI đã nêu chủ trương: “Chính phủ ta tiếp tục bàn bạc với Mỹ về vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải thiện quan hệ vì lợi ích của hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á”. Thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ là để tiến tới bình thường hóa phục vụ lợi ích phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chính vì vậy, Việt Nam đã có những bước điều chỉnh chính sách linh hoạt nhằm khai thông quan hệ với Hoa Kỳ. Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã ghi nhận những cuộc thảo luận với Hoa Kỳ trên lĩnh vực nhân quyền và mong muốn phía Hoa Kỳ cần có giải pháp vượt qua rào cản tâm lý sau chiến tranh để cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt.

Về phía Hoa Kỳ, Việt Nam là một nhân tố quan trọng trong cân bằng chiến lược ở Đông Á và bình thường hóa

quan hệ với Việt Nam phục vụ lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ ở Đông Á - Thái Bình Dương, ngăn chặn ảnh hưởng của các cường quốc khác đặc biệt là Trung Quốc đến Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tiềm năng to lớn bởi những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào; nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì cấm vận đối với Việt Nam sẽ tước bỏ những cơ hội to lớn của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng muốn Việt Nam hỗ trợ tìm kiếm binh lính Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh (gọi tắt là chương trình MIA) và thúc đẩy trao đổi để khuyến khích nhân quyền và dân chủ. Thừa nhận về sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách đối với Việt Nam, từ bao vây, cấm vận sang đối thoại và can dự nhằm mục đích thúc đẩy vấn đề MIA đã được thể hiện ngay trong bản lộ trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam của chính quyền Tổng thống Bush (cha). Tháng 12/1991, Chính phủ của Tổng thống Bush nới lỏng một phần lệnh cấm vận đối với Việt Nam bằng việc cho phép các công ty Hoa Kỳ được ký với đối tác Việt Nam những biên bản ghi nhớ (nghĩa là các hợp đồng nguyên tắc, chưa có giá trị). Năm 1993, Tập đoàn Tài chính AIG trở thành nhà đầu tư xây dựng khu công nghiệp ở bán đảo Đình Vũ (Hải Phòng), đặt tiền đề cho việc hợp tác kinh tế và đầu tư từ các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, vấn đề Campuchia cơ bản được giải quyết, do đó Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách, trong đó coi vấn đề MIA là vấn đề trung tâm và nhạy cảm nhất trong bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Trên tinh thần đó, sau khi Tổng thống Clinton trình Quốc hội Hoa Kỳ bản báo cáo đánh giá tốt sự hợp tác của

Việt Nam và những tiến bộ đạt được trong việc tìm kiếm người Hoa Kỳ mất tích; ngày 3 tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ tuyên bố gỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam. Hai bên đã tiến hành đàm phán chính thức để mở cơ quan liên lạc tại

Một phần của tài liệu NOI DUNG T4- ban 4 trang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w