KỶ NGUYÊN PU-TIN Ở NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu NOI DUNG T4- ban 4 trang (Trang 46 - 56)

3. Một số khó khăn, thách thức trong quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ

KỶ NGUYÊN PU-TIN Ở NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚ

Năm 2014, Hãng thông tấn Nga TAR- TASS thực hiện Đề án “Kỷ nguyên Pu-tin” để đánh giá toàn diện về những gì Tổng thống V.Pu-tin đã làm được để thay đổi nước Nga và thế giới. Dư luận ở Nga và nhiều nước đã từng nói tới “Kỷ nguyên Pu-tin”. Dù xuất phát từ quan điểm chính trị nào, giới phân tích trong và ngoài nước Nga đều đánh giá cao những gì mà V.Pu-tin đã làm được cho nước Nga và cho thế giới hôm nay.

Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga

Nói đến “Kỷ nguyên Pu-tin” ở nước Nga, trước hết phải kể đến những thành tựu mà Tổng thống Nga V.Pu-tin đã đạt được trong các nhiệm kỳ cầm quyền của ông. Suốt 15 năm qua, ở cương vị Tổng thống và Thủ tướng, V.Pu-tin đã lãnh đạo nước Nga đạt được nhiều thành tựu nổi bật.

Những thành tựu:

(1) Đập tan chủ nghĩa khủng bố và li khai ở Che-xni- a, loại bỏ nguy cơ nước Nga bị chia rẽ và thậm chí tan rã.

(2) Củng cố quyền lực của chính quyền trung ương và các khu vực; xây dựng nền dân chủ có chủ quyền.

(3) Vực dậy nền kinh tế Nga với nhịp độ tăng trưởng cao liên tục ở mức 10% trong các năm 2000 - 2004 và trong 3 năm sau đó luôn đạt từ 6,5 đến 7,3%, đưa nền kinh tế Nga từ vị trí 14 trên thế giới vươn lên vị trí thứ 5 thế giới với GDP 3.500 tỷ USD. Từ năm 2007 đến năm 2013, mức tăng trưởng GDP của Nga đã vượt cả Pháp, I-ta-li-a và Mỹ.

(4) Năm 1999, Nga nợ nước ngoài 138 tỷ USD, chiếm 78% GDP; đến năm 2014, con số này chỉ còn 54,881 tỷ USD, chiếm 8,4% GDP.

(5) Tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 10,9 tỷ USD năm 2000 lên tới 94 tỷ USD năm 2014, tăng 625%. Xét đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 2000, Nga không thuộc nhóm 10 nước hấp dẫn đầu tư nước ngoài, thì năm 2013, Nga vươn lên vị trí thứ 3, sau Mỹ và Trung Quốc.

(6) Giảm lạm phát từ 20,2% năm 2000 xuống còn 6,5% năm 2014; tăng thu nhập của người dân tính bình quân GDP trên đầu người năm 2000 là 2.282 Rúp, đến năm 2013 tăng lên tới 38.340 Rúp. Giảm tỷ lệ người nghèo năm 2000 ở mức 29,9% dân số xuống mức 11,1% vào năm 2013. (7) Đưa nền nông nghiệp Nga lên vị trí hàng đầu thế giới. Trong 5 năm trở lại đây Nga liên tục giữ vị trí thứ 2 và 3 về xuất khẩu ngũ cốc, vượt qua Mỹ trong 5 năm gần đây.

(8) Đưa ngành công nghiệp Nga phát triển với tốc độ cao, trong đó ngành đóng tàu có mức tăng trưởng 50%; công nghiệp chế tạo máy bay nhận được hơn 200 đề án chế tạo máy bay mới; ngành năng lượng nguyên tử xây dựng được 12 nhà máy mới và xây dựng nhiều nhà máy điện nguyên tử ở nước ngoài như: I-ran, Ấn Độ, Trung Quốc...; quốc hữu hóa 65% ngành công nghiệp dầu mỏ, 95% ngành khí đốt và nhiều lĩnh vực công nghiệp quan trọng khác là xương sống của nền kinh tế Nga. Thu về cho nước Nga 256 mỏ khoáng sản quý bị tư nhân hóa sau khi Liên Xô sụp đổ.

(9) Giảm tỷ lệ suy giảm dân số 71 lần, từ 1,5 triệu người/1999 xuống còn 0,021 triệu người/2011. Tăng chỉ số

phát triển con người của Nga từ 0,691 năm 2000 lên tới 0,788, từ vị trí 62 vươn lên vị trí 55 của thế giới.

(10) Làm trong sạch bộ máy chính quyền, kiên quyết chống tham nhũng.

(11) Thực thi quyền tự do ngôn luận.

(12) Vực dậy niềm tin của một dân tộc, trong đó có quyết định phục hồi và phát triển các giá trị bất biến thời Xô-viết.

(13) Đưa nước Nga trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2011. Nước Nga trở thành một chủ thể quan trọng trong các tổ chức lớn về kinh tế chính trị trên thế giới như nhóm G-20, nhóm các cường quốc công nghiệp G-8.

(14) Thực hiện thành công chương trình cải cách và hiện đại hóa toàn diện Các lực lượng vũ trang Nga. Năm 2014, Nga là quốc gia được xếp hạng là cường quốc quân sự hùng mạnh thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ.

(15) Trong nhiều lĩnh vực khác, nước Nga thời V.Pu- tin cũng thể hiện tầm vóc và ảnh hưởng rất lớn. Thí dụ, lĩnh vực thể thao. Thế vận hội Mùa Đông tại Xô-chi tháng 02/2014, với chi phí tổ chức lên tới hơn 50 tỷ USD, là sự kiện thể thao thành công nhất, để lại ấn tượng mạnh mẽ và sâu đậm về nước Nga. Ngoài ra, nước Nga cũng dành được quyền đăng cai Giải Bóng đá thế giới vào năm 2018, vượt qua nhiều nền bóng đá khổng lồ của thế giới.

(16) Trong chính sách đối ngoại, nước Nga đã lấy lại vị thế một cường quốc thế giới, có ảnh hưởng lớn và tiếng nói được lắng nghe trong các chương trình nghị sự toàn cầu.

Chính ông Tô-ni Bơ-le khi giữ cương vị Thủ tướng nước Anh đã phải công nhận: “Nước Nga dưới thời Pu-tin đã mạnh lên rất nhiều, khiến thế giới phải tính đến phản ứng của họ trong mọi vấn đề, dù là những vấn đề nhỏ nhất”.

Nói về “kỷ nguyên Pu-tin” ở nước Nga, không thể không nói đến con đường hay mô hình phát triển. Tổng thống V.Pu-tin cho rằng, nước Nga cần xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội, tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tầng lớp xã hội của nước Nga, trong đó hình thành tầng lớp trung lưu mới. Theo V. Pu-tin tầng lớp trung lưu vừa là thành tựu vừa là thách thức đối với nước Nga.

Tổng thống V.Pu-tin đặc biệt chú ý đến chính sách dân tộc. Theo ông, đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa then chốt đem lại cho nhà nước Nga khả năng không chỉ củng cố và mở rộng ảnh hưởng quốc tế mà còn góp phần thay đổi chủ đề chính trị - tư tưởng hiện nay trên thế giới, đưa các dân tộc và các quốc gia thoát khỏi âm mưu của một số thế lực ở phương Tây đang theo đuổi tham vọng “đồng hóa các dân tộc” thông qua khẩu hiệu “xúc tiến dân chủ và nhân quỵền” -một âm mưu đã từng dẫn đến các cuộc chiến tranh đẫm máu ở Nam Tư, Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Li- bi...

Tổng thống Nga V.Pu-tin đề xuất với nước Nga và cả thế giới mô hình tương tác văn hóa - văn minh vượt ra khỏi khuôn khổ biên giới nước Nga. Nếu thực hiện thành công nguyên tắc này, đó sẽ là một trong những mô hình cho sự tương tác đa sắc tộc và đa văn hóa ở cấp độ quốc gia, giữa các quốc gia và trong từng quốc gia, sẽ tạo tiền đề để Nga

có được vị thế trong các công việc quốc tế dựa trên các quan niệm về giá trị chung của thế giới. Bước đầu tiên theo hướng đó là xây dựng và thực hiện Đề án liên kết Á - Âu.

Tổng thống Nga V.Pu-tin chú ý xây dựng tư tưởng quốc gia và lấy đó làm nền tảng tư tưởng cho sự phát triển bền vững của nước Nga trong một thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng. Ông khẳng định, một quốc gia nào đó thực sự có chủ quyền khi và chỉ khi quốc gia đó có tư tưởng quốc gia. Để xây dựng tư tưởng quốc gia, cần phục hồi vai trò của văn hóa và văn học Nga. Đây là nền tảng tư tưởng để mỗi người dân Nga xây dựng cho mình quyền tự quyết trong việc tham gia xây dựng và phát triển đất nước cũng như tổ chức cuộc sống riêng của mỗi con người. Sức mạnh chủ yếu của nước Nga sẽ không phải là vũ khí hạt nhân hay tài nguyên thiên nhiên mà là những người Nga khỏe mạnh về tinh thẩn, tư tưởng, thể lực, được giáo dục tốt và có tiềm năng sáng tạo. Cơ sở quan trọng nhất để tạo ra sức mạnh đó là tư tưởng quốc gia, được kết tinh từ lịch sử ngàn năm văn hiến của nước Nga, dân tộc Nga và được phát triển trong điều kiện mới.

Trong chính sách đối ngoại, dựa trên nền tảng bền vững các lợi ích quốc gia, nước Nga đã và đang đóng vai trò đầy đủ trong các công việc quốc tế, có ảnh hưởng đáng kể đối với việc hình thành cấu trúc mới trong các quan hệ quốc tế. Trong những năm qua, nước Nga đã tích cực và chủ động hội nhập vào các công việc của châu Âu, Trung Đông, châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Mỹ La-tinh... thể hiện là một quốc gia có đầy đủ tài nguyên, nguồn lực và công cụ để đóng vai trò đáng kể trong các công việc quốc tế. Tổng thống Nga V.Pu-tin cho rằng, chính sách này phải

xuất phát từ vị thế đặc biệt của Nga trong nền chính trị toàn cầu, vai trò của Nga trong lịch sử cũng như trong sự phát triển văn minh nhân loại. Nga sẽ tiếp tục chủ trương tích cực và xây dựng để củng cố nền an ninh chung, từ chối đối đầu, đối phó có hiệu quả với những thách thức truyền thống và phi truyền thống. Nga đang nỗ lực xây dựng một hệ thống trật tự thế giới mới dựa trên thực tế địa - chính trị hiện nay, ổn định, hợp tác và cùng phát triển giữa các quốc gia.

Theo kết quả cuộc thăm dò do Quỹ dư luận xã hội (FOM), người dân Nga coi Tổng thống V.Pu-tin là một chính trị gia, một nhà lãnh đạo đáng tin cậy, giàu kinh nghiệm, luôn biết cách xác định các vấn đề ưu tiên. Ông cũng được đánh giá là nhà lãnh đạo năng động, mạnh mẽ, có khả năng thấu hiểu và lắng nghe ý kiến người dân. Cũng theo kết quả thăm dò dư luận xã hội của Trung tâm Le-va- đa vừa được công bố trong tháng 10/2014, chỉ số uy tín của Tổng thống V.Pu-tin đạt mức kỷ lục là 86%, nghĩa là trong số 100 người được hỏi, có 86 ý kiến ủng hộ và tín nhiệm ông. Đây là kết quả bất ngờ đối với Mỹ và các nước phương Tây sau khi áp đặt các biện pháp cấm vận Nga. Chỉ số lòng tin của người dân Nga dành cho Tổng thống Nga V.Pu-tin ngày một cao.

Mở ra kỷ nguyên mới cho thế giới

Trên trường quốc tế, V.Pu-tin đã đề xuất nhiều quan điểm có tính nguyên tắc và mang tính xây dựng cao, được dư luận phương Tây đánh giá cao. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Đa-vốt (Thụy Sỹ) năm 2009, V.Pu-tin lúc đó trên cương vị Thủ tướng Nga, đã có bài phát biểu quan trọng

trong phiên khai mạc, không chỉ thu hút được sự chú ý của hàng ngàn đại biểu tham dự mà cả dư luận quốc tế, trong đó ông đề xuất hình hài cho một trật tự kinh tế thế giới mới.

Nói về cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế bùng phát từ Mỹ năm 2008, V.Pu- tin cho rằng cuộc khủng hoảng này xuất phát từ những nguyên nhân: (1) Hệ thống tài chính hiện hành bất lực, chất lượng điều phối thấp, thế giới đứng trước nguy cơ mất quyền kiểm soát; (2) Tích tụ sự mất cân đối khủng khiếp giữa quy mô và phạm vi các hoạt động tài chính với giá trị thực của vốn, giữa nhu cầu về các nguồn vốn và khả năng đáp ứng; (3) Hệ thống tăng trưởng toàn cầu bị rối loạn, trong đó một trung tâm có quyền gần như vô hạn và không kiểm soát được trong việc phát hành tiền và tiêu xài sự thịnh vượng đến vô độ, còn các trung tâm khác thì sản xuất hàng hóa giá rẻ và thu về những khoản tiền tiết kiệm khổng lổ rồi dự trữ ngoại tệ bằng đồng tiền của quốc gia khác; (4) Sự phân bố không đồng đều sự thịnh vượng bên trong các quốc gia cũng như giữa các quốc gia và các khu vực trên thế giới; (5) Ảo tưởng quá lớn về nhu cầu không ngừng tăng cao đã biến thành tham vọng thiếu cơ sở của các công ty và tập đoàn sản xuất hàng hóa.

Đồng quan điểm với V.Pu-tin, ông Cô-phi An-nan, cựu Tổng thư ký Liên Hợp quốc (LHQ), đồng thời Chủ tịch Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới 2009, cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay đã bộc lộ cuộc khủng hoảng về quản lý toàn cầu và nó chỉ có thể được giải quyết bằng cuộc cải cách cấp tiến của LHQ, trong đó kiến trúc hiện nay về các vấn đề quản lý đã bị tan vỡ, cần phải được định hình lại.

Từ đó, V.Pu-tin đề xuất kế hoạch gồm 04 điểm để thoát khỏi “cơn bão tài chính”: (1) Phải xóa những khoản nợ không có hy vọng đòi lại được và những khoản nợ xấu; nếu né tránh việc này sẽ kéo dài cuộc khủng hoảng tài chính; (2) Từ bỏ những đồng tiền ảo, những cách tính toán thổi phồng thu nhập và những cách đánh giá chỉ số chứng khoán đáng ngờ, nghĩa là đã đến lúc phải xây dựng một nền kinh tế dựa trên những giá trị thực thay vì một nền kinh tế dựa trên những đồng tiền ảo; (3) Thế giới sẽ lâm nguy nếu phụ thuộc vào một đồng tiền duy nhất được dùng để dự trữ ngoại tệ, có nghĩa là cần phải bảo đảm hoạt động bình thường cho một số đồng tiền dự trữ ngoại tệ khu vực, chứ không chỉ là đồng USD; (4) Cần xây dựng một hệ thống điều chỉnh toàn cầu dựa trên cơ sở pháp lý quốc tế, nghĩa là phải xây dựng một trật tự kinh tế thế giới đơn cực; (5) Nghiên cứu soạn thảo cơ sở pháp lý quốc tế mới cho nền an ninh năng lượng và coi đây như một yếu tố mới trong trật tự thế giới mới.

V.Pu-tin cùng với lãnh đạo các nước trong nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi, gọi là Nhóm BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin và Cộng hòa Nam Phi) chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế - tài chính mới, cạnh tranh với hệ thống kinh tế thế giới dựa trên cơ sở đồng đô la Mỹ với các công cụ là Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới.

Kỷ nguyên của Pu-tin trên thế giới còn được thể hiện lần đầu tiên trong bài phát biểu của V.Pu-tin tại Hội nghị an ninh quốc tế ở Mu-ních (Đức) năm 2007 và dự báo về sự hình thành trật tự thế giới đa cực. Chính Tổng thống Nga V.Pu-tin cũng là người tuyên bố nước Nga sẽ là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng

trật tự thế giới đa cực bình đẳng, công bằng, tính tới lợi ích của tất cả các quốc gia, dù giàu hay nghèo, dù mạnh hay yếu, dù lớn hay nhỏ. Tuyên bố của Tổng thống Nga V.Pu-tin bị các tập đoàn tài phiệt Mỹ coi là “lời tuyên chiến” với trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo và do đó họ kiên quyết loại bỏ ông ra khỏi Điện Crem-li.

Trong tham luận đọc tại Diễn đàn của Câu lạc bộ quốc tế “Van-đai” ở Xô-chi ngày 24/10/2014, Tổng thống V.Pu-tin nhận định, trật tự thế giới đơn cực đã chứng tỏ nó không có khả năng đối phó với những nguy cơ như xung đột khu vực, chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma túy, chủ nghĩa cực đoan khu vực, chủ nghĩa sô vanh, chủ nghĩa quốc xã mới... “Trên thế giới đang tích tụ nhiều mâu thuẫn. Thật đáng tiếc là hệ thống an ninh toàn cầu và khu vực đã không có khả năng giúp chúng ta tránh được các xáo động. Các thể chế tương tác về chính trị, kinh tế, văn hóa trên phạm vi toàn cầu và khu vực đang trải qua một giai đoạn phức tạp”.

Theo ông Pu-tin, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc nhưng nó lại không được ghi nhận bằng các hiệp ước “hòa bình”, bằng các thỏa thuận dễ hiểu, minh bạch về việc cần tuân thủ các luật lệ hiện có hoặc tạo dựng các luật lệ và tiêu chuẩn mới. V.Pu-tin cho rằng, sự thống trị đơn phương và sự áp đặt ý chí chính trị của một quốc gia nào đó cho phần còn lại của

Một phần của tài liệu NOI DUNG T4- ban 4 trang (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w