Tình hình quan hệ Việt Na m Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa

Một phần của tài liệu NOI DUNG T4- ban 4 trang (Trang 40 - 44)

vào ngày 11/7/1995. Như vậy, 20 năm sau khi chiến tranh chống Hoa Kỳ kết thúc, hai nước mới vượt qua được những trở ngại nhiều mặt để bước đầu tiến tới hàn gắn quan hệ, phục vụ lợi ích quốc gia của cả hai bên.

2. Tình hình quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau khibình thường hóa bình thường hóa

Năm 2000, Tổng thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam để thúc đẩy chương trình MIA, quy tập hài cốt, tăng cường quan hệ kinh tế song phương và thúc đẩy nhân quyền. Năm 2005, Việt Nam thông qua nghị quyết về tự do tôn giáo, tạo tiền đề để Hoa Kỳ loại Việt Nam khỏi danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (gọi tắt là CPC). Năm 2006, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ cấm vận trang thiết bị quân sự phi sát thương đối với Việt Nam, tuy nhiên vẫn gắn vấn đề gỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với những tiến bộ về nhân quyền.

Năm 2013, Việt Nam đã ký Công ước Liên hợp quốc về chống Tra tấn, một bước đi quan trọng trong tiến trình Việt Nam hội nhập với các thể chế quốc tế. Trong quá trình mở cửa về ngoại giao, quan hệ kinh tế và quân sự cũng phát triển. Việc tàu USS Vandergriff - tàu hải quân đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam từ khi kết thúc chiến tranh đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hai nước về mặt quân sự. Năm 2014, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ một phần cấm

vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam nhằm cung cấp tàu tuần tra biển và máy bay do thám (chẳng hạn như loại P-3 Orion) để giúp Việt Nam bảo vệ ngành công nghiệp đánh bắt thủy sản và khai thác dầu trên biển Đông. Vũ khí sát thương sẽ được xem xét tùy từng trường hợp cụ thể. Việc mở cửa kinh tế đối với Việt Nam mang cả ý nghĩa về an ninh. Đến nay, hai nước đang đàm phán việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Tháng 7/2013, khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ, đã cùng Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chính thức ký kết văn bản xác định hai nước là “Đối tác toàn diện”. Hai nước đề cao các nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng hệ thống chính trị của nhau. Điều đó giúp Việt Nam - Hoa Kỳ mở ra các cơ chế hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có chính trị đối ngoại, thương mại - kinh tế, quốc phòng an ninh.

Năm 2014, hai bên đã khởi động và triển khai tích cực cả 9 lĩnh vực ưu tiên đề ra trong quan hệ đối tác toàn diện. Những kết quả đã đạt được rất có ý nghĩa và đã góp phần đẩy mạnh đà phát triển quan hệ hai nước. Đáng chú ý là quan hệ chính trị - ngoại giao tiếp tục được tăng cường với nhiều cuộc gặp cấp cao giữa hai nước trong năm 2014: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Obama bên lề Hội nghị Cấp cao APEC và Cấp cao Đông Á; 13 chuyến thăm Việt Nam của các lãnh đạo quốc hội Hoa Kỳ như Chủ tịch Thường trực Thượng viện P. Leahy và các Thượng nghị sĩ J.McCain, B.Cardin, B.Corker...; các chuyến thăm Hoa Kỳ của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang

Nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; và mới đây là chuyến thăm của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang... Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động trao đổi các đoàn cấp Bộ, ngành, địa phương, triển khai 11 cơ chế đối thoại trên các lĩnh vực về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, phát triển, dân chủ nhân quyền, lao động.

Quan hệ kinh tế tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong hợp tác hai nước. Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác kinh tế và thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 ước đạt khoảng 35 - 36 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hơn 28 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013.

Từ 2013 - 2014, tăng trưởng danh nghĩa của hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ đã tăng gần 8 lần so với tăng trưởng của hàng hóa Hoa Kỳ xuất vào Việt Nam trong cùng thời kỳ. Với 30,6 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Việt Nam năm 2014, Hoa Kỳ đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với giá trị xuất khẩu của hàng hóa Hoa Kỳ vào Việt Nam chỉ đạt 5,7 tỷ USD trong cùng thời kỳ, nhập siêu của Hoa Kỳ đối với Việt Nam đã đạt gần 25 tỷ USD năm 2014. USD có được từ kim ngạch thương mại song phương với Hoa Kỳ đã đem lại lợi ích cho Việt Nam và lợi nhuận đang ngày càng tăng lên.

Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 vào Việt Nam với khoảng 700 dự án và tổng vốn gần 10,7 tỷ USD, chưa kể đầu tư của doanh nghiệp Hoa Kỳ qua

nước thứ 3. Trong khuôn khổ đàm phán chung, hai bên cũng đạt được những tiến triển thực chất trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sắp tới việc đàm phán này cần tiến tới một TPP bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển và lợi ích của các bên tham gia.

Hợp tác về khoa học - công nghệ có đột phá mới với việc Hiệp định hạt nhân dân sự 123 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 10/9/2014, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Hoa Kỳ tiếp tục cam kết và triển khai hợp tác tích cực với Việt Nam về việc giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như các dự án tẩy độc môi trường tại các khu vực bị nhiễm dioxin (tổng trị giá 15 triệu USD...) hay dự án hỗ trợ cho người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh (7,5 triệu USD).

Hợp tác giáo dục và giao lưu nhân dân tiếp tục được mở rộng. Việt Nam dẫn đầu về số lượng sinh viên học ở Hoa Kỳ trong các nước ASEAN với tổng số hơn 16.000 sinh viên, đứng thứ 8 trong số tất cả các nước có sinh viên đang học tập tại Hoa Kỳ. Trong năm 2014, số lượng khách du lịch Hoa Kỳ đến Việt Nam cũng tiếp tục tăng, đạt 443.000 lượt khách, đứng thứ 4 trong số các nước có nhiều khách du lịch vào Việt Nam.

Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở triển khai Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (9/2011). Việc Hoa Kỳ chính thức tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được đánh giá cao và chúng ta đề nghị Hoa Kỳ nên sớm dỡ bỏ hoàn toàn, phù hợp với đúng khuôn khổ quan hệ đối tác

toàn diện hai nước. Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tướng M. Dempsey tháng 8/2014. Hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển được mở rộng, hai bên đang triển khai gói hỗ trợ 18 triệu Hoa Kỳ dành cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hàng hải.

Bên cạnh đó cũng cần kể đến sự hợp tác, phối hợp có hiệu quả giữa hai nước trong các diễn đàn đa phương tại khu vực và quốc tế, nhất là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC)... Đáng chú ý, trong năm 2014 lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ - ASEAN đã được tổ chức.

3. Một số khó khăn, thách thức trong quan hệViệt Nam - Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu NOI DUNG T4- ban 4 trang (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w