HUẾ CỔ VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜ

Một phần của tài liệu f__1546141567 (Trang 52 - 54)

b. Linh mục mong đợi gì nơi giáo dân?

HUẾ CỔ VẾT TÍCH ĐẠO VÀ ĐỜ

“Vestiges Religieux et Profanes du Vieux Hué” của Cố Ngôn (J. B. Roux) được chuyển dịch như một

đóng góp nhỏ nhân dịp Kỷ Niệm 15 Năm Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II tôn phong 117 Hiển Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2003) với tựa đề “Vết Tích Chứng Nhân Đức Tin Của Huế Cổ”. Nay, nhân Kỷ Niệm 20 Năm Tôn Phong Các Thánh Tử Đạo Việt Nam (1988-2008), một lần nữa tập sách được tái bản với đề tựa mới, “Vết Máu Trên Huế Cổ”.

...File kèm

VỀ MỤC LỤC

NHÂN MÙA GIÁNG SINH, ĐI TÌM Ý NGHĨA TÍCH CỰC CỦA CHỮ “HÒA ” 和 TRONG TÔN GIÁO.

NGUYỄN ĐỨC CUNG

Trong sinh hoạt tư tưởng, người Ki-Tô giáo thường hay nhắc tới câu nói sau đây của một ngôn sứ trong Cựu Ước có lẽ là câu nói được truyền tụng nhất và ý nghĩa tích cực của hòa bình, một câu mà Liên Hiệp Quốc đã từng chọn làm câu châm ngôn trong năm hòa bình của thế giới cách đây mấy thập kỷ : “Người ta sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn dáo mác nên liềm nên hái…”. Ý nghĩa câu nói thật là tích cực, tuy vậy thời gian qua chiến tranh từ đó đến nay vẫn cứ triền miên không dứt khi thì chỗ này, nay lại chỗ khác. Khi nói đến chữ “hòa” thì liên tưởng trước hết có lẽ phải nhắc lại hai chữ hòa bình nhất là chữ hòa như trong Khổng giáo có lời dạy ở sách Trung Dung về đạo tu, tề, trị, bình” tức tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

I.- CHỮ “HÒA” 和 QUA LĂNG KÍNH CỦA TRIẾT LÝ ĐÔNG PHƯƠNG.

Xuất phát từ chữ hòa mà có hòa bình, rồi hòa giải, hòa hợp nhưng trước hết phải nói rằng tinh thần hòa giải, hòa hợp hoặc yêu chuộng hòa bình là một đức tính thường có của người dân Việt Nam và của cả nhân loại. Vị ngôn sứ của Cựu Ước có câu nói bất hủ ở trên đã trở thành phương châm xử thế của nhân loại thì những câu vắn tắt như: “Dĩ hòa vi quý”, “Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa” tuy xuất phát từ tư tưởng Khổng Mạnh nhưng lâu dần biến thành máu thịt người VN ta.

Nói về hòa giải và hòa hợp trong phạm vi tâm linh, tôn giáo, các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo và các triết thuyết Á Đông cũng đã có đề cập tới không nhiều thì ít.

Hòa giải là giải quyết một việc gì theo phương cách hòa bình, hiểu một cách nôm na là như vậy. Nhưng chữ “Hòa” trong phạm trù triết lý Đông phương mang một ý nghĩa cao sâu hơn.

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử có viết: “Bá-di, Thúc-tề bất niệm cựu ác, oán thị dụng hy.”和 和 : 和

和 , 和 和 , 和 和 和 和 , 和 和 和 和 . Cụ Phan Bội Châu trong cuốn Khổng Học Đăng đã giải thích câu

này như sau: “ Ông Bá-Di, ông Thúc-Tề vẫn là bậc người rất thanh cao, mà lại đối đãi với người có một cách rất khoan thứ; hễ người ta ai có điều xấu cũ, nhưng khi đã qua rồi, hoặc người ta đã thay đổi được rồi thời mình cũng chỉ xem người ấy là người tốt mà không nghĩ đến điều xấu cũ của người ta nữa (bất niệm cựu ác). Vì vậy mà ít ai oán giận đến mình (oán thị dụng hy).

(Luận Ngữ, Thiên V, Công Dã Tràng, câu 22; Phan Bội Châu, Khổng Học Đăng, Nhà xb. Khai

Trí, Sài Gòn, 1973, trang 114)

Về chuyện Bá Di và Thúc Tề, học giả Nguyễn Hiến Lê trong cuốn sách nghiên cứu và dịch Luận Ngữ ghi lại : “ Tử viết: “Bá Di, Thúc tề bất niệm cựu ác, oán thị dụng hi.” Dịch: “Khổng

tử nói: “Bá Di và Thúc Tề không nhớ điều xấu cũ của người, nên ít oán ai.”Bá Di và Thúc Tề

đều là con vua Cô Trúc, không chịu nhận ngôi vua, bỏ đi ở ẩn; sau giúp vua Văn vương là người có đức. Nhưng khi Võ vương (con Văn vương) đem quân đánh Trụ nhà Thương, hai ông can không được, vào ẩn trong núi Thú dương, chịu chết đói. Coi truyện trong bộ Sử kí của Tư Mã Thiên.“Oán thị dụng hi” có người hiểu là: ít người oán hai ông ấy. Nhưng bài VII.14 Khổng tử có nói: “… … cầu nhân đắc nhân, hựu hà oán?” (hai ông ấy) cầu nhân thì được nhân, còn oán cái gì?” Vì vậy mà chúng tôi dịch là “nên ít oán ai”, chứ không dịch là ít bị người ta

oán. (Nguyễn Hiến Lê, Luận Ngữ, Nhà xb. Văn Học, 1995, trang 98).

Lối dịch của Nguyễn Hiến Lê đánh động vào tâm thức tích cực của con người, chủ động cái tình cảm của mình nên có lẽ đúng hơn lối dịch thiên về phần tiêu cực của cụ Phan Bội Châu. Nhưng dù lối dịch nào chăng nữa thì câu văn của Luận Ngữ cũng hàm ý xây dựng tinh thần yêu thương, ý thức hòa giải trong con người nói riêng và trong xã hội nói chung. Việt Nam sau cuộc chiến 1954-1975 đến nay đã hơn 40 năm nhưng còn lại biết bao đau thương, biết bao “cựu ác”, bao hận thù vẫn còn chia rẽ lòng người, cần phải gạt qua một bên, nhưng gạt bằng cách nào?

Xét về chữ Hòa trong hòa giải hay hòa hợp thì thấy có ba lối viết. Có chữ Hòa 和 có nghĩa là lúa chưa cắt rơm rạ đi; 和 hòa, cùng ăn nhịp với nhau và 和 hòa : điều hòa, hợp cùng nghĩa với chữ 和 . Tìm hiểu về ngữ nguyên (etymology), chữ Hòa 和 gồm một bên chữ Hòa là lúa và một bên chữ Khẩu là cái miệng. Thóc lúa dùng để nuôi cái miệng thì tấm thân sẽ nhàn tản, cuộc sống hòa bình (chữ dùng hội ý). Còn chữ hòa 和 một bên chữ Dược 和 là một thứ như cái sáo có ba lỗ, cũng đọc là Thược là đồ để đong, đựng được 1200 hạt thóc. Theo Linh mục Tiến sĩ Léon Wieger, (S.J.) trong cuốn Chinese Characters, hai chữ Hòa 和 và 和 cùng có một nghĩa là điều hòa (Harmony, Union) (bản in lần thứ hai, theo bản tiếng Pháp, Dover Publications, Inc., New York, không đề năm in, trang 283). Chữ Dược 和 là ống sáo tượng trưng cho âm nhạc hay âm thanh nằm bên chữ Hòa 和 là lúa trên một cánh đồng xanh vàng óng ả, cũng là chữ hội ý.

Trong tác phẩm Đại cương Triết học sử Trung quốc, Tiến Sĩ Phùng Hữu-Lan (Fung Yu-Lan), Giáo sư Đại học Thanh-Hoa ở Bắc Kinh, một triết gia lừng danh trong những thập niên 40 của thế kỷ XX, có nêu sách Trung dung khi sách này viết rằng: “Mừng, giận, buồn, vui chưa bộc lộ ra, gọi là trung. Bộc lộ ra mà trúng tiết, gọi là hòa. Trung là gốc lớn của thiên hạ. Hòa là đường

chính của thiên hạ. Trung hòa rất mực thì Trời Đất được yên, muôn vật được nuôi.”(Ch. 1.)Tiến

sĩ Phùng Hữu Lan viết tiếp : “Khi tình cảm được bộc lộ ra, mà đều trúng tiết, cũng gọi là trung, vì “hòa”là do trung, và “trung” dùng để hòa những cái khác có thể không hòa. Những điều đã được nói về tình cảm, thì cũng có thể áp dụng đối với những ước muốn. Trong cách cư xử cá nhân cũng như trong giao tiếp xã hội, có những điểm đánh dấu mức đúng cho sự thỏa lòng ước muốn và sự bộc lộ tình cảm. Một người, nếu mọi ước muốn được thỏa và mọi tình cảm được bộc lộ, mà ở vào mực trung, thì người ấy đạt tới cái hòa bên trong nó làm cho tinh thần mạnh khỏe. Cũng vậy, khi các ước muốn và tình cảm của mọi hạng người trong xã hội đều được thỏa, và được bộc lộ ra, ở vào mực trung, thì xã hội cũng đạt tới cái hòa bên trong nó dẫn đến

thái bình trật tự. (Phùng Hữu Lan, Đại cương Triết học sử Trung quốc, TS Nguyễn Văn Dương

dịch, Nhà xb. Thanh Niên, Sài Gòn 1998, trang 180.). Ở một đoạn dưới, Tiến Sĩ Phùng Hữu Lan viết tiếp: “Hòa thì bao hàm dị: hợp mọi cái dị để thành hòa… Đồng nghĩa là đồng nhất, đối lập với dị. “Hòa” nghĩa là: điều hòa, bao hàm dị, hợp mọi cái dị để thành hòa. Tuy nhiên, để thành hòa, thì mọi cái dị phải có phân lượng nhất định, ấy là “trung”. Vậy tác dụng của trung là để thành hòa. Một xã hội khéo tổ chức là một cái “hòa” trong đó những người tài giỏi và làm nhiều nghề khác nhau có một địa vị thích hợp, giữ những chức vụ xứng đáng, ai cũng được thỏa mãn như nhau, không có xung đột gì. Một thế giới lý tưởng cũng là một cái “hòa”. Sách Trung dung nói: “Muôn vật sống với nhau mà không cùng hại. Mọi đạo lưu hành với nhau mà không cùng trái… Ấy là điềm làm cho Trời Đất lớn vậy.”(Ch. 30) Một cái hòa như vậy, không chỉ bao hàm xã hội con người, nên còn là Thái hòa. Trong lời thoán quẻ càn, ta thấy chép: “Lớn

thay cái đức đầu của càn…Giữ hợp được Thái hòa. Mới hay tốt và chính bền.” (Phùng Hữu

Lan, Sách đã dẫn, trang 181).

Một phần của tài liệu f__1546141567 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w