3.7. Tiêu chí số 7 về Môi trường
a) Yêu cầu của tiêu chí
- Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đạt tiêu chuẩn; - Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
b) Kết quả thực hiện tiêu chí
* Về quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện:
UBND huyện đã ban hành Phương án số 02/PA-UBND ngày 24/4/2018 về việc quản lý, xử lý chất thải trên địa bàn huyện Vụ Bản năm 2018 và định hướng đến năm 2025; đồng thời chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện việc giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Trong những năm gần đây, do tốc độ đô thị hóa nhanh,lượng rác thải sinh hoạt phát sinh lớn, toàn huyện ước tính tổng lượng rác phát sinh khoảng 48,21 tấn/ngày. Huyện Vụ Bản hiện có 18 khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, cụ thể:
+ Khu xử lý rác thải tập trung (bãi chôn lấp): toàn huyện có 11 bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt tập trung quy mô cấp xã. Các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đều đều có hồ sơ thủ tục về môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Thực hiện việc phân loại rác thải, phun chế phẩm vi sinh khử mùi sau khi tập kết rác tại bãi chôn lấp, định kỳ phun thuốc diệt côn trùng, rắc vôi bột; chôn lấp rác thải theo hình thức cuốn chiếu và phủ lớp đất bề mặt rác khi rác thải đạt độ cao thích hợp và trồng cây xung quanh bãi chôn lấp.
+ Khu xử lý rác thải tập trung (công nghệ lò đốt): Toàn huyện có 7 xã đã đầu tư xây dựng và lắp đặt lò đốt rác. Công suất lò từ 300kg/h trở lên, kiểu lò lắp đạt chủ yếu: kiểu lò BD-Alpha, kiểu lò LOSIHO đảm bảo Quy chuẩn môi trường hiện hành (QCVN 61-MT:2016/BTNMT).
+ UBND huyện đã quy hoạch khu xử lý chất thải rắn liên vùng gồm 03 khu (Minh Tân 3ha, Liên Bảo 3ha, Thành Lợi 3 ha).
Toàn bộ 17/17 xã đều thành lập tổ, đội thu gom rác thải sinh hoạt và duy trì hoạt động thường xuyên; 214/214 thôn, xóm tổ chức thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Tổng số người tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là 446 người. Trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải được trang bị đầy đủ. Tỷ lệ thu gom toàn huyện bình quân đạt 86,67%.
Công tác vệ sinh môi trường được duy trì thường xuyên, UBND các xã đã quan tâm chỉ đạo các ngành, đoàn thể ở địa phương tổ chức kiểm tra các thôn, xóm, đội sản xuất để đánh giá thi đua hàng năm. Trên địa bàn huyện đường làng, ngõ xóm, đường phố luôn sạch. Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền vận động người dân phân loại rác ngay tại gia đình thành rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ, rác thải xây dựng.... Rác thải hữu cơ là nguồn nguyên liệu ủ làm phân bón vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp; góp phần giảm tải đáng kể lượng chất thải rắn sinh hoạt trong nhân dân.
- Kết quả thu gom, xử lý chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn xây dựng trên địa bàn huyện phát sinh không nhiều, chủ yếu được người dân tận dụng để san lấp mặt bằng.
- Chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại (CTNH): Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Trung Thành, Quang Trung, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, may mặc, chế biến lâm sản, chế biến hàng nông sản... trên địa bàn các xã đều ký kết hợp đồng thu gom và xử lý chất thải công nghiệp thông thường. Riêng chất thải nguy hại đối với các cơ sở có chất thải nguy hại phát sinh với khối lượng trên 600 kg/năm đều đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định; chủ cơ sở có nhà kho lưu giữ, thiết bị lưu chứa CTNH và dán mã CTNH theo quy định; hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý.
- Chất thải rắn y tế: Trên địa bàn huyện Vụ Bản có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế dự phòng huyện, 18 trạm y tế các xã, thị trấn. Đối với bệnh viện huyện: bệnh viện đa khoa Vụ Bản quy mô 70 giường bệnh. Bệnh viện đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình về bảo vệ môi trường, thủ tục xin xác nhận đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, UBND huyện đã phê duyệt đề án bảo vệ môi trường đơn giản cho 18 trạm y tế các xã, thị trấn, 9 phòng khám tư nhân hoạt động trên địa bàn huyện. Toàn bộ chất thải y tế phát sinh trên địa bàn huyện đều được thu gom về trung tâm y tế huyện để phân loại và xử lý bằng phương pháp đốt đảm bảo quy chuẩn môi trường hiện hành (QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế). Đối với chất thải y tế nguy hại, bệnh viện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý.
- Chất thải rắn từ canh tác, thu hoạch mùa màng: chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là vỏ, thân, lá, gốc rễ các loại cây trồng sau vụ mùa thu hoạch, bao gồm rơm, rạ, vỏ trái cây; tỷ lệ rơm rạ chiếm 80-85%. Một số hộ nông dân thường sử dụng làm chất đốt. Hiện nay nông dân thu hoạch lúa bằng máy gặt là chủ yếu nên rơm rạ phát sinh ít, hầu hết rơm rạ được xử lý ngay tại đồng ruộng bằng phương pháp cầy lật đất, ngâm ủ nước.
- Chất thải rắn từ chăn nuôi: bao gồm phân gia súc, gia cầm, xác động vật chết. Chất thải chăn nuôi được các hộ gia đình thu gom, xử lý bằng bể Bioga hoặc ủ phân để bón ruộng, trồng hoa, cây cảnh.
- Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Thực hiện Thông tư số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hướng dẫn số 2187/HD-STNMT ngày 01/9/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định về thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Trên địa bàn huyện đã xây dựng được 2.830 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật đặt tại các cánh đồng để thu gom, đảm bảo tối thiểu cứ 3ha đất sản xuất nông nghiệp thì có một bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật. UBND các xã đã ban hành quy chế tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong đó quy định cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện nội dung này trên địa bàn xã. Tổng lượng bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện phát sinh ước tính khoảng 1.200 kg/năm. UBND các xã đã ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng với Công ty cổ phần đầu tư và kỹ thuật tài nguyên môi trường ETC.
* Các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm):
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ: Toàn huyện, có 386 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đóng trên địa bàn các xã. 100% cơ sở đã có thủ tục môi trường và đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu thu gom và xử lý chất thải; ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải nguy hại đối với các đơn vị có chức năng, hợp đồng thu gom xử lý rác thải thông thường đối với tổ thu gom rác thải của địa phương; quan tâm thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ theo hồ sơ đã cam kết.
- Các hộ chăn nuôi có diện tích chuồng trại dưới 50 m2 đều ký cam kết đảm bảo vệ sinh môi trường với UBND xã. Các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn các xã đều nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện nay các chủ cơ sở đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas, ao sinh học, không thải chất thải chưa qua xử lý ra môi trường và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ các điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
Thành Lợi (dệt vải màn), Liên Minh (03 làng nghề: làng nghề mây tre đan thôn Vân Bảng; làng nghề đan cót Ngõ Trang; làng nghề đan cót Hổ Sơn), Vĩnh Hào (04 làng nghề: Làng nghề truyền thống sản xuất gối mây Tiên Hào; làng nghề đan cót, rổ, thúng, nia Hồ Sen; Làng nghề đan cót Vĩnh Lại; làng nghề mây tre đan Vĩnh Lại; làng nghề mây tre đan Đại Lại). Năm 2012, UBND tỉnh công nhận huyện có 3 làng nghề là làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định bao gồm: Làng nghề rèn Giáp Nhất – Quang Trung, làng nghề dệt Quả Linh – Thành Lợi và làng nghề sản xuất gối mây Tiên Hào - Vĩnh Hào.
Hiện trạng môi trường làng nghề: Các yếu tố ô nhiễm phát sinh ảnh hưởng đến môi trường không lớn. Các cơ sở hoạt động sản xuất đều không phát sinh nước thải, nước thải từ các hộ chỉ là nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được thu gom xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của địa phương. Vấn đề môi trường nổi cộm nhất hiện nay ở làng nghề rèn Giáp Nhất là tiếng ồn và độ rung phát sinh từ quá trình sản xuất chủ yếu từ các công đoạn sử dụng búa máy công suất lớn để định hình sản phẩm. Tuy nhiên, đây là yếu tố đặc trưng của làng nghề cơ khí. Ý thức được việc này, để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các hộ không tham gia làm nghề và gây ô nhiễm môi trường xung quanh, các hộ sản xuất có công đoạn búa máy đã có các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung tương đối hiệu quả như: sử dụng rãnh nước xung quanh hệ thống máy để giảm độ rung, xây dựng nhà xưởng kín để giảm tiếng ồn, bảo dưỡng máy móc định kỳ và không hoạt động công đoạn sử dụng búa máy vào các thời điểm nghỉ ngơi của người dân địa phương.
- Bảo vệ môi trường khu công nghiệp: Trên địa bàn huyện có 01 KCN là Khu công nghiệp Bảo Minh có quy mô diện tích hơn 150 ha. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bảo Minh là Công ty CP Đầu tư hạ tầng Vinatex đã có thủ tục về môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt (Báo cáo ĐTM).
Trong KCN hiện nay có 14 doanh nghiệp đang hoạt động, các cơ sở đều có đủ các thủ tục về môi trường trước khi hoạt động. KCN Bảo Minh có hệ thống thu gom nước mưa riêng biệt, hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo quy chuẩn về môi trường.
Về quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại: Các cơ sở hoạt động trong KCN Bảo Minh đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động. Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của các cơ sở đều được các cơ sở lưu chứa ở kho chứa chất thải, hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển đem đi xử lý theo đúng quy định.
- Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp: Trên địa bàn huyện có 02 cụm công nghiệp đang hoạt động là CCN Trung Thành – xã Trung Thành và CCN làng nghề Quang Trung – xã Quang Trung, 02 cụm công nghiệp đã có đầy đủ thủ tục hồ sơ về bảo vệ môi trường theo quy định. Các doanh nghiệp trong cụm
công nghiệp đã chấp hành nghiêm túc pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
* Về công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, các phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện:
+ Đã tổ chức hội nghị phổ biến Luật bảo vệ môi trường năm 2014, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quán triệt kỹ các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các trang trại, gia trại,… thành phần tham dự, gồm: cán bộ chủ chốt và cán bộ chuyên môn các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đài phát thanh huyện, truyền thanh các xã, thị trấn thường xuyên phát chuyên mục về bảo vệ môi trường, nêu gương điểm sáng về bảo vệ môi trường và thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường, những cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hình thức tuyên truyền trực quan về công tác bảo vệ môi trường được thực hiện vào các ngày sự kiện nước – môi trường thế giới, tuần lễ biển đảo Việt nam,… Hệ thống cụm pa nô tuyên truyền được đầu tư và tu bổ thường xuyên.
+ Thường xuyên phát động và tổ chức thực hiện phong trào làm vệ sinh bảo vệ môi trường, làm sạch đẹp các tuyến đường, kênh mương, khu dân cư, làng, xóm. Các tổ chức đoàn thể của huyện, gồm Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên,… đã ký kết các Chương trình phối hợp về tuyên truyền và tổ chức phát động phong trào bảo vệ môi trường tại các địa phương. Tiêu biểu là xây dựng mô hình “Tuyến đường hoa”, “Ngày chủ nhật
xanh”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”.