MỘT SỐ MÔ HÌNH NỔI BẬT

Một phần của tài liệu Du thao bao cao KQXD NTM huyện Vu Ban (Trang 48 - 52)

1. Mô hình xã hội hóa Khu công nghiệp Bảo Minh – Khu công nghiệpsinh thái và phát triển bền vững sinh thái và phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex được UBND tỉnh Nam Định giao làm chủ đầu tư KCN Bảo Minh tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ tháng 09/2007. Theo mô hình xã hội hóa, chủ đầu tư đã chủ động được quyết sách về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư. Đến nay, với quy mô 165.32 ha, KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100%; đã có 13 nhà đầu tư thứ cấp với 14 dự án, trong đó, có 2 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký là 1.800 tỷ đồng và 12 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư xấp xỉ 434 triệu USD; thu hút hơn 12 nghìn lao động địa phương với thu nhập bình quân khoảng 5,5 triệu đồng/người/tháng. Khi các dự án đang đầu tư đi vào hoạt động dự kiến sẽ thu hút khoảng 15 nghìn lao động. Các chế độ, chính sách cho người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ thai sản, tiền ăn ca, tiền tăng ca,… đều được thực hiện đầy đủ theo đúng luật định.

Với định hướng đầu tư xây dựng KCN Bảo Minh trở thành một KCN sinh thái, Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex đã khẩn trương đầu tư hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải công suất 7.000 m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư hơn 97 tỷ đồng. Nước thải sau xử lý sẽ đạt tiêu chuẩn A trước khi xả ra môi trường tự nhiên. Chất lượng được kiểm soát tại trạm quan trắc online tự động kết nối với Trung tâm Quan trắc và Phân tích tài nguyên môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường để giám sát 24/24 giờ trong ngày. Rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại được các công ty, nhà máy

ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị có chức năng, chuyên môn vận chuyển xử lý hoặc đưa ra địa điểm đã được KCN quy hoạch làm nơi tập kết trung chuyển. Ngoài ra, tại KCN Bảo Minh, mật độ phủ dày cây xanh được đảm bảo tỷ lệ trên 10%, các tuyến đường trong KCN được trồng nhiều loại cây quý cùng với hệ thống thảm cỏ, hồ điều hoà bảo đảm khoa học, hợp lý tạo nên cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp cho KCN. Cùng với đó là Nhà máy cấp nước sạch với quy mô được cấp phép 20.000m3/ngày đêm đảm bảo cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt cho toàn KCN và phục vụ nước sinh hoạt cho địa bàn dân cư phụ cận tại địa phương.

Với tiêu chí “không chỉ tạo môi trường làm việc tốt mà còn tạo môi

trường sinh sống tốt”, Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex đã đầu tư xây dựng nhà

ở công nhân giai đoạn I tại KCN Bảo Minh với tổng mức đầu tư 145 tỷ đồng, cung cấp chỗ ở cho khoảng 2.000 công nhân ở tập thể hoặc ở theo hộ gia đình riêng biệt, có nhà trẻ, khu vui chơi sinh hoạt cộng đồng, dịch vụ thương mại đi kèm. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex còn đầu tư 01 khu thể thao tại KCN Bảo Minh gồm: sân tenis, sân cầu lông, sân bóng đá cỏ nhân tạo… để đáp ứng nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khoẻ, nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, nhân viên sinh sống và làm việc tại KCN.

KCN Bảo Minh được đánh giá là KCN điển hình của các dự án khu công nghiệp đã đi vào hoạt động không riêng ở tỉnh Nam Định mà là của cả khu vực phía Bắc xét trên mọi tiêu chí. Năm 2018 KCN Bảo Minh đã được tổ chức quốc tế TUV Nord đánh giá cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hạ tầng và bảo vệ môi trường ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015. Đây thực sự là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.

2. Mô hình du lịch tâm linh Lễ hội Phủ Dầy, chợ Viềng xuân trong chuỗiliên kết tour du lịch với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong vùng liên kết tour du lịch với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh trong vùng

Những năm qua, du lịch Nam Định tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng trưởng đó. Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà còn về những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội.

Vụ Bản là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hoá và đa dạng các lễ hội truyền thống, có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch tâm linh. Để khai thác hiệu quả loại hình du lịch này, thời gian qua, các ban ngành trong huyện đã tích cực tuyên truyền, quảng bá các khu, điểm du lịch, các lễ hội trên các kênh thông tin; tranh thủ các nguồn lực từ Tỉnh, Trung ương và các nguồn xã hội hóa để nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch.

Nhờ vậy số lượng du khách đến các khu, điểm du lịch văn hóa tâm linh tăng đều qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu du khách đến tham quan, du lịch tại huyện. Đặc biệt là từ khi “Lễ hội Phủ Dầy”, “Nghi lễ Chầu văn” được công

nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

đại diện của nhân loại. Tour du lịch tâm linh Lễ hội Phủ Dầy, chợ Viềng xuân với các địa danh, danh lam thắng cảnh trong vùng được hình thành và được đông đảo du khách lựa chọn. Kết hợp nhiều hình thức du lịch như đến thăm Khu di tích lịch sử - văn hoá Đền Trần - Chùa Tháp (TP Nam Định), Phủ Dầy, chợ Viềng (Vụ Bản) để vừa đi lễ, vừa có thể tham dự, thưởng thức, nghiên cứu về nghệ thuật hát văn, hầu đồng, văn hóa đi “chợ âm phủ”,... Qua từng năm lượng khách về Phủ Dầy ngày càng một đông, khoảng một triệu lượt du khách. Hiện nay đã có các tour du lịch như: trong ngày “Phủ Dầy – Đền Trần – Chùa Tháp”, hai ngày “Đền Trần – Phủ

Dầy – Tràng An - Bái Đính”, ba ngày “Yên Tử - Đền Trần – Phủ Dầy – Bái Đính – Tràng An”. Các tour trên đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt trải

nghiệm, sinh thái vãn cảnh của du khách.

Sự gắn kết giữa các khu, điểm du lịch tâm linh không chỉ là cơ sở để tạo ra sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng giúp huyện Vụ Bản quảng bá tiềm năng du lịch, kéo dài thời gian tham quan của du khách, tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, các doanh nghiệp lữ hành.

3. Mô hình du lịch trải nghiệm tại khu du lịch sinh thái núi Ngăm

Khu du lịch sinh thái Núi Ngăm nằm trên xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với diện tích 60.000m2 nằm liền kề quần thể di tích Phủ Dầy. Chỉ cách trung tâm thành phố Nam Định 12 km và cách Hà Nội 90km với đường giao thông thuận tiện, khu du lịch sinh thái Núi Ngăm là một điểm đến lý tưởng cho du khách tham quan, nghỉ ngơi, tổ chức các chương trình, sự kiện hội họp và các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn.

Hiện nay loại hình "Du lịch trải nghiệm" đang trở thành loại hình du lịch đặc biệt hấp dẫn, loại hình này phù hợp với mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội. Du lịch trải nghiệm gần giống với loại hình du lịch cộng đồng bởi lẽ du lịch cộng đồng cũng cùng ăn, ở, sinh hoạt, lao động, làm việc khám phá, tìm hiểu trong phạm vi hẹp tại nhà người dân, nhưng có điều khác biệt là du lịch trải nghiệm không nhất thiết chỉ ở một nơi cố định mà có thể di chuyển nhiều địa điểm khác nhau, ăn, ở, sinh hoạt, lưu trú có thể lưu động, không phụ thuộc nhiều vào khách quan, hoàn cảnh, tự mình có thể chủ động di chuyển trong suốt cả quá trình trải nghiệm khám phá.

Mô hình du lịch trải nghiệm tại Khu du lịch sinh thái núi Ngăm được đưa vào sử dụng từ tháng 10 năm 2016. Đây là một mô hình giáo dục sáng tạo đang được áp dụng hiện nay.

Xuất phát từ tình yêu đối với con trẻ, sự tâm huyết và lý tưởng tốt đẹp cho một nền giáo dục mới. Mô hình du lịch trải nghiệm “Trang trại giáo dục Núi

Ngăm Xanh” được thiết kế và phân thành những khu riêng biệt: Sân khấu hội

trường, Nhà điều hành, Bảo tàng nông nghiệp Xưa và nay, Khu làm gốm - tô tượng, Khu bắt cá, Vườn thực hành, Khu trồng rau, Vườn thực vật, Khu chăn nuôi, Khu bắn tên lửa nước, Khu đầu bếp nhí…..Ở mỗi phân khu học tập, kiến

giáo dục một cách rõ ràng, khoa học mà cũng rất hài hòa. Với ý tưởng mới về làm nông sẽ giữ được trong tâm trí học sinh những nét đẹp về văn hóa nông nghiệp, biết trân trọng người làm nông và những sản phẩm nông nghiệp, trải nghiệm các hoạt động thực tế giúp trẻ em tự tin, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp. Hoạt động ngoại khóa đem lại tiếng cười vui vẻ sau những ngày lao động, học tập vất vả, giúp học sinh hiểu được giá trị của sức lao động để có được những thành quả mong muốn. Một sự đổi mới giáo dục luôn hướng đến đối tượng lấy người học làm trung tâm, học luôn đi đôi với thực hành để từ đó sáng tạo, tư duy những cách làm mới.

Hiện nay, để đa dạng hóa các tour du lịch, tăng lượng du khách, làm phong phú cho hành trình, Khu du lịch sinh thái núi Ngăm đã liên kết với các công ty lữ hành trong toàn tỉnh và với các tỉnh khác như Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội, …

Kể từ khi đưa vào sử dụng, mô hình du lịch trải nghiệm mang lại doanh thu không nhỏ cho Khu du lịch sinh thái núi Ngăm. Lượt khách trải nghiệm bình quân/tháng là trên 3.000 lượt người.

4. Hiệu quả mô hình chuyển đổi hoạt động hợp tác xã kiểu mới

Trong 2 năm 2014-2015 các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vụ Bản đã tổ chức Đại hội thành viên HTX nông nghiệp nhiệm kỳ 2014-2019 gắn với chuyển đổi HTX theo luật HTX năm 2012. Đến nay toàn huyện có 35 HTX nông nghiệp (trong đó: 31 HTX chuyển đổi và 4 HTX chuyên ngành thành lập mới). Các HTX chuyển đổi hoạt động theo mô hình kiểu mới đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. khẳng định vai trò quan trọng và có đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

HTX Long Phú thành lập năm 2016 với tổng số vốn góp 1.900.000.000 đồng đã xây dựng chuỗi sản xuất chăn nuôi Thỏ đi vào hoạt động ổn định với quy mô đàn trên 1.000 thỏ bố mẹ, trên 10.000 thỏ thương phẩm/lứa, hàng năm xuất bán cho Công ty NIPPÔNG ZÔKI Nhật Bản ký hợp đồng bao tiêu khoảng 50 ngàn tấn thịt thỏ hơi cho lãi dòng từ 1,0 - 1,5 tỷ đồng/năm, giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 15-16 lao động.

HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp Cốc Thành là mô hình HTX được chuyển đổi từ HTX nông nghiệp vào năm 2014. Để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ, các thành viên HTX đã tham gia góp vốn 1.560.000.000 đồng nâng tổng số vốn chủ sở hữu của HTX lên 7.500.000.000 tỷ đồng, hoạt động 7 loại hình dịch vụ, đầu tư 4 hệ thống kho lạnh bảo quản nông sản cho các thành viên HTX, doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng, lãi bình quân 200 triệu đồng/năm.

HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp Minh Tân cũng tham gia chuyển đổi hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới từ năm 2014. Sau 4 năm hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới, HTX SXKD dịch vụ nông nghiệp Minh Tân đã nâng

nguồn vốn chủ sở hữu của HTX là 7,27 tỷ, hoạt động 8 loại hình dịch vụ, liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên HTX, doanh thu hàng năm 2017 đạt 14 tỷ đồng, lãi 404 triệu đồng.

Có thể thấy, HTX thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012 đã trở thành nền tảng liên kết giữa HTX và doanh nghiệp, nông dân. Mô hình HTX SDKD dịch vụ nông nghiệp kiểu mới đã phát huy hiệu quả trong việc thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết “4 nhà”, đảm bảo đầu ra ổn định, tăng doanh thu và tạo việc làm cho nông dân, lao động.

5. Mô hình kinh doanh – sạch từ trang trại đến bàn ăn

Giữa thực trạng các vụ việc tiêu thụ thực phẩm bẩn ngày càng tràn lan. Kéo theo là nỗi lo của người tiêu dùng cho sức khỏe của bản thân cùng gia đình. Loại hình kinh doanh nhà hàng ba ba kiểu mới – sạch từ trang trại đến bàn ăn đã xuất hiện. Khu trang trại của ba ba ao quê tại xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định rộng khoảng 12 hecta, được thiết kế đầu tư xây dựng đồng bộ từ nhà điều hành sản xuất, khu văn phòng; khu ao nuôi Ba Ba giống và sinh sản; khu ao nuôi Ba Ba thịt; hệ thống cấp thoát nước, mương chứa nước và ao trung tâm; sân đường nội bộ, hệ thống cấp điện cấp nước, tường rào bảo vệ, hệ thống cây xanh, vườn hoa thảm cỏ; nhà kho, sân, nhà để xe, nhà bảo vệ, trạm biến áp; khu trình diễn kết hợp trồng các loại cây ăn quả, cây cảnh… với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng, hàng năm cung cấp ra thị trường trên 200.000 con Ba Ba giống và trên 50 tấn Ba Ba thành phẩm. Quy trình nuôi trồng được xây dựng theo mô hình tiến bộ, thoáng sạch đảm bảo vệ sinh chăn nuôi.

Ngoài baba, trang trại còn nuôi cả gà vườn, lợn rừng, cá lăng, cá sấu,… trồng hoa, trồng rau, cấy lúa theo mô hình sạch để đáp ứng nguồn thực phẩm cho thị trường.

Mọi thực phẩm được nuôi trồng tại trang tại đều phải được kiểm tra đảm bảo chỉ số an toàn cho sức khỏe người dùng trước khi chính thức trở thành nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến.

Với mô hình kinh doanh sạch, thực phẩm tại trang trại không những đạt được chất lượng tốt mà còn thu hoạch với số lượng lớn. Trải qua khâu nuôi trồng, chăm sóc và tuyển chọn, những nguyên liệu sạch tiếp tục “hành trình” chế biến công phu trước khi phục vụ tới bàn ăn. Sau quá trình hoạt động, chủ trang trại đã thành lập được chuỗi nhà hàng BABA ao quê gồm 3 cơ sở nhà hàng BABA sạch lớn tại Hà Nội với nguồn thực phẩm được cung cấp từ trang trại BABA ao quê.

Một phần của tài liệu Du thao bao cao KQXD NTM huyện Vu Ban (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w