7. Kết cấu của đề tài
1.3.5. Yêu cầu về ngôn ngữ
Đặc trưng của ngôn ngữ trong văn bản thể hiện ở các yêu cầu sau: - Tính chính xác, rõ ràng: Cách diễn đạt trong câu phải chính xác, dễ hiểu. Cách dùng từ phải nhất quán và đơn nghĩa, câu phải mạch lạc, ngắn gọn và có sự liên kết
- Tính phổ thông đại chúng: Tránh dùng các từ ngữ trừu tượng, trong trường hợp có sử dụng phải có sự giải nghĩa rõ ràng, không sử dụng tiếng lóng, tiếng địa phương.
- Tính khách quan: Văn bản phải thể hiện được được ý chí khách quan, hạn chế sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, không có yếu tố cảm xúc cá nhân.
- Tính khuôn mẫu: Văn bản phải trình bày đúng quy định của nhà nước về thể thức, kỹ thuật trình bày. Tính khuôn mẫu cho phép văn bản sử dụng các cấu trúc, thuật ngữ nhiều lần.
- Tính trang trọng lịch sự: Sử dụng cách diễn đạt mang tính nghi thức, thể hiện sự tôn trọng; từ ngữ đơn nghĩa, thống nhất; sử dụng các mẫu câu mang tính lịch sự sẵn có.
Tiểu kết
Chương 1 đề cập đến cơ sở khoa học của công tác soạn thảo và ban hành văn bản, khái quát các khái niệm, chức năng của văn bản, các yêu cầu của công tác soạn thảo và ban hành văn bản. Từ đó nhận thức tầm quan trọng của công tác này, tính thiết yếu phải nâng cao hiệu quả của soạn thảo và ban hành văn bản đồng thời làm cơ sở để phân tích và đưa ra những nhận xét về thực trạng thực hiện công tác này tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN TẠI VIỆN HÀN LÂM KHXH VIỆT NAM