Khái quát về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại viện hàn lâm KHXH việt nam (Trang 26)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Khái quát về Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam - tên giao dịch quốc tế là Vietnam Academy of Social Sciences - có tiền thân từ Ban nghiên cứu Văn học, Lịch sử và Địa lý (gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa) được thành lập ngày 02 tháng 12 năm 1953, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Viện có lịch sử ra đời và bề dày hoạt động gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, trải qua các thời kì phát triển với nhiều tên gọi khác nhau:

Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam thuộc Ủy ban khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ (Sắc lệnh 01/52 ngày 04 tháng 3 năm1959 của Chủ tịch nước);

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Quyết định số 165/TVQH ngày 11 tháng 10 năm 1965 của Quốc hội);

Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (Quyết định số 47/TVQH ngày 19 tháng 6 năm 1967 của Quốc hội);

Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Nghị quyết số 244/NQ-HĐNN ngày 31 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước);

Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia (Quyết định số 23/CP ngày 22 tháng 5 năm 1993 của Thủtướng Chính phủ);

Viện KHXH Việt Nam (Nghị định số 26/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ);

Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam( Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ).

Như vậy trải qua các giai đoạn lịch sử với các tên gọi khác nhau, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ngày càng phát triển và có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ.

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của Viện được quy định tại Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2012 và Nghị định số 217/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 sửa đổi bổ sung nghị định 109/2012/NĐ- CP của Chính phủ. Theo đó, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản như sau:

- Tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn về khoa học xã hội Việt Nam, lý luận kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu trên thế giới và khu vực, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đến sự phát triển chung của toàn cầu, khu vực và Việt Nam; nghiên cứu những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công nghệ và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nghiên cứu những vấn đề về kinh tế, dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa... nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể là:

- Nghiên cứu sự phát triển của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủnghĩa, phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủnghĩa.

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá.

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về sự phát triển toàn diện con người Việt Nam.

nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

- Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích và dự báo về kinh tế - xã hội.

- Tổ chức biên soạn những bộ sách lớn, tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới.

- Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng.

- Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học xã hội; tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về khoa học xã hội với các tổ chức quốc tế, các Viện và trường đại học nước ngoài.

- Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.

- Xây dựng hệ thống quốc gia về thông tin khoa học xã hội, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí.

Qua các thời kỳ, với nhiều tên gọi khác nhau, chức năng, nhiệm vụ của Viện được bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần nhằm đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định, nhưng về cơ bản, chức năng, nhiệm vụ chính của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam vẫn không thay đổi. Đó là chức năng nghiên cứu về khoa học xã hội, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược và chính sách phát triển nhanh, bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức, tư vấn chính sách và đào

tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội trong cả nước.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Viện Hàn lâm KHXH Việt Namlà cơ quan hoạt động độc lập, với chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý rõ ràng, là một bộ phận cấu thành của tổ chức hệ thống chính trị. Bộ máy làm việc của Viện Hàn lâm được tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu tổ chức theo Nghị định số 109/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ bao gồm:

Lãnh đạo Viện gồm có Chủ tịch Viện và các Phó Chủ tịch Viện. Trong đó Chủ tịch Viện là người đứng đầu và lãnh đạo Viện, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Viện. Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, điều hành các công việc theo sự phân công của Chủ tịch Viện.

Tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo Viện có 05 cơ quan chuyên môn: Văn phòng; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Kế hoạch – Tài chính; Ban Quản lý khoa học; Ban Hợp tác quốc tế với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan như sau:

- Văn phòng: Là cơ quan có tư cách pháp nhân, chức năng tham mưu

giúp việc Chủ tịch Viện thực hiện quản lý thống nhất trong toàn Viện về các mặt công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ, pháp chế, cơ sở vật chất (nhà đất, tài sản), y tế, trật tự an toàn cơ quan; đảm bảo điều kiện làm việc và phối hợp đồng bộ với các cơ quan giúp việc Chủ tịch Viện phối hợp công tác với Văn phòng các Bộ, Ngành và địa phương; chủ tài khoản cấp 3 và chủ đầu tư do Chủ tịch Viện quyết định.

- Ban Tổ chức cán bộ: Tham mưu giúp việc Chủ tịch Viện về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức của Viện; xây dựng các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực

thuộc; xây dựng các đề án về công tác cán bộ, công chức của Viện; phân bổ và tổ chức thực hiện kế hoạch biên chế, tiền lương hàng năm; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Viện; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; thực hiện sơ kết tổng kết về công tác tổ chức cán bộ; phối hợp đồng bộ với các cơ quan giúp việc Chủ tịch.

- Ban Kế hoạch-Tài chính: có nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch phát triển dài hạn của Viện; xây dựng dự toán ngân sách, tổng hợp, cân đối kế hoạch 5 năm và hàng năm của Viện; tổng hợp và cân đối ngân sách, dự toán ngân sách hàng năm cho các lĩnh vực hoạt động của Viện; thẩm định dự toán và trình duyệt kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, chấp hành chính sách, chế độ tài chính kế toán, thẩm định khóa luận quyết toán tài chính; quản lý thống nhất các nguồn vốn, kinh phí trong và ngoài ngân sách, nguồn viện trợ nước ngoài; cân đối phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác tạp chí, xuất bản, thông tin tư liệu thư viện; hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo công tác thống kê lập khóa luận kế hoạch tài chính; quản lý tài sản công tại các đơn vị trực thuộc.

- Ban Quản lý khoa học: Tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch Viện về xây

dựng và thực hiện thống nhất chính sách, chế độ hiện hành về hoạt động khoa học; xây dựng chiến lược dài hạn và kế hoạch nghiên cứu khoa học 5 năm, nghiên cứu trọng điểm; xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và dự toán ngân sách hàng năm của các chương trình, đề tài, nhiệm vụ, dự án điều tra; tổ chức xét duyệt đề cương, ký kết hợp đồng khoa học, đánh giá nghiệm thu, thanh lý hợp đồng các chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu; hướng dẫn, kiểm tra đánh giá tiến độ kế hoạch nghiên cứu khoa học; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện những quy định, quy chế quản lý hoạt động khoa học

của Nhà nước và của Viện; phối hợp với Ban Kế hoạch-Tài chính thẩm định dự toán kinh phí các chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ của Viện; phối hợp đồng bộ với cơ quan giúp việc khác thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch Viện được kịp thời có hiệu quả.

- Ban Hợp tác quốc tế có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch, chương trình và dự án hợp tác quốc tế do Viện thống nhất quản lý; tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch về xây dựng, thực hiện chính sách của Nhà nước và quy chế hoạt động hợp tác quốc tế; giúp việc Chủ tịch Viện trong việc quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế; phối hợp với các Ban chức năng thẩm định nội dung các kế hoạch chương trình và dự án; hướng dẫn tư vấn và phối hợp đồng bộ với các đơn vị thuộc Viện xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án khoa học; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế hợp tác quốc tế của Viện; thiết lập và mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, các cơ quan hợp tác quốc tế của các Bộ, Ngành, địa phương và các tổ chức khoa học trong cả nước.

Về các đơn vị thuộc, trực thuộc: Tính đến tháng 11/2016, Viện Hàn lâm có 49 đơn vị thuộc, trực thuộc, trong đó có 32 Viện nghiên cứu đa ngành, chuyên ngành; 5 đơn vị sự nghiệp; 12 tổ chức đoàn thể, các cơ quan chức năng giúp việc Chủ tịch Viện Hàn lâm trên các lĩnh vực hoạt động.

05 đơn vị sự nghiệp: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam; Tạp chí KHXH Việt Nam; Nhà xuất bản KHXH; Nhà xuất bản Từ điển bách khoa; Học viện KHXH.

32 đơn vị nghiên cứu chuyên ngành: Nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học xã hội.

Các tổ chức đoàn thể: Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; Công đoàn; Đoàn Thanh niên; Hội Cựu chiến binh... Các tổ chức đoàn thể này hoạt động tuân theo điều lệ của các đoàn thể.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm KHXK Việt Nam ( Phụ lụcsố 01 )

Như vậy, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp trực thuộc Chính phủ. Dựa vào quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức như đã trình bày cụ thể ở trên.

2.2. Thực trạng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Để đánh giá thực trạng của công tác soạn thảo các loại văn bản, phạm vi đề tài được chọn từ mốc 2014 trở lại đây. Thời điểm này cũng tương ứng với thời điểm Viện tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà Văn phòng Viện là đơn vị tiên phong. Trong các kế hoạch thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lượng soạn thảo các loại văn bản được xác định là một trong những nội dung, mục tiêu quan trọng. Đặcbiệt từ năm 2014 đến 2016, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam được bầu là đơnvị Khối trưởng Khối thi đua các ngành Khoa học - Văn hóa - Xã hội, là đơn vị tiên phong duy trì nề nếp và nâng cao hiệu quả hoạt động, trao đổi chuyên môn với các cơ quan khác trong Khối. Như vậy đề tài không trùng lặpvới đề tài khác và khảo sát các sốliệu từ năm 2014- 2016.

Trong hoạtđộng quản lý và điều hành củaViện, công tác soạn thảo văn bản là một nhiệm vụ trọng điểm và mang tính chất thường xuyên, đặc biệt trong giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính. Để văn bản ban hành đảm bảo chất lượng, đòi hỏi người làm công tác soạn thảo phải nắm vững và biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng như: Các yêu cẩu về soạn thảo văn bản, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, xây dựng đề cương và bố cụcvăn bản,kỹnăng sửdụngtừ ngữ, cách trình bày văn bản phù hợp vớitừng thểloạivăn bản.Để hiểuđầy đủbản chất của công tác soạnthảo và ban hành văn bản người ta gọi công tác này là kỹ thuật soạn thảo văn bản

hay kỹthuật xây dựng và ban hành văn bản.

2.2.1. Phân công trách nhiệm đối với công tác soạn thảo và ban hành văn bản.

Trách nhiệm soạn thảo và ban hành văn bản được quy định tại Điều 13 Quy định soạn thảo và ban hành văn bản quản lý của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam ( Ban hành kèm theo Quyết định 2305/QĐ-KHXH ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) như sau:

*Trách nhiệm của Chủ tịch Viện:

- Tổ chức xây dựng, ban hành, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, quy định của Viện, của pháp luật về soạn thảo và ban hành văn bản.

- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác soạn thảo và ban hành văn bản đối với các đơn vị trực thuộc, chủ trì hoặc ủy quyền xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

- Xem xét và duyệt kinh phí hàng năm cho công tác soạn thảo và ban hành văn bản.

*Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Viện Hàn lâm:

- Chánh Văn phòng giúp Chủ tịch Viện trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác văn thư nói chung trong đó có công tác soạn thảo và ban hành văn bản, đồng thời tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc Viện.

- Chịu trách nhiệm về việc báo cáo thống kê tổng hợp về soạn thảo và ban hành văn bản của Viện Hàn lâm.

*Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Viện:

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện các quy định của Viện về soạn thảo và ban hành văn bản, quy định mẫu văn bản của đơn vị trực thuộc theo công văn số 936/VP-THTTBT ngày 20 tháng 5 năm 2016, chịu trách nhiệm trong đơn vị mình về việc xử lý các vi phạm theo thẩm quyền được giao.

Một phần của tài liệu Khóa luận công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại viện hàn lâm KHXH việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)