Xem xét ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động của khách hàng để đánh giá khái quát về số lượng nhân viên, đặc điểm của hợp đồng lao động.
Kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến thỏa ước lao động tập thể, các quy định của Hội đồng Quản trị về nhân sự, Quyết định về quỹ lương, cách tính và chi trả lương. Đối với chu trình tiền lương, hệ thống KSNB là rất quan trọng. A&C lấy hệ thống KSNB làm căn cứ để xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp.
a, Đánh giá hệ thống KSNB
Sử dụng hệ thống bảng câu hỏi để đánh giá hệ thống KSNB và đưa ra các kết luận về việc thiết lập và hoạt động hữu hiệu của hệ thống trong kỳ. Xác định các cơ sở dẫn liệu có ảnh hưởng quan trọng được đảm bảo bởi việc kiểm tra hệ thống.
b, Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro
Dựa vào đánh giá về hệ thống KSNB, kiểm toán viên đưa ra mức độ trọng yếu và rủi ro của từng khoản mục. Đối với chu trình tiền lương và nhân viên, kiểm toán viên chủ yếu tập trung vào khai khống.
c, Xem xét các chính sách kế toán áp dụng
Kiểm toán viên cũng phải xem xét các chính sách kế toán áp dụng đối với các khoản mục phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, Dự phòng trợ cấp mất việc làm có phù hợp với các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính, chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp như Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số 82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính,… Ngoài ra kiểm toán viên phải xem xét xem chính sách kế toán áp dụng cho các khoản Phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự phòng trợ cấp mất việc làm có nhất quán với năm trước. Trường hợp có thay đổi trong chính sách kế toán, kiểm toán viên đánh giá xem đơn vị có tuân thủ theo hướng dẫn của VAS 29 để đưa ra ý kiến trong kết luận kiểm toán.
2.3.2.2/ Thực hiện kiểm toán
a, Xem xét kĩ lưỡng
Đọc lướt qua sổ chi tiết các tài khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ, Dự phòng trợ cấp mất việc làm để phát hiện các nghiệp vụ bất thường và kiểm tra với chứng từ gốc
b, Lập biểu tổng hợp
Lập Biểu tổng hợp theo từng chỉ tiêu: Phải trả người lao động, KPCĐ, BHXH, BHYT, Dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Đối chiếu số dư đầu năm trên Biểu tổng hợp, Bảng cân đối số phát sinh, sổ cái với số dư cuối năm trước hoặc hồ sơ kiểm toán năm trước (nếu có). Đối chiếu số liệu cuối năm/kỳ trên Biểu tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. c, Thực hiện các thủ tục phân tích.
So sánh số dư các khoản phải trả người lao động, BHXH, BHYT, KPCĐ cuối năm nay/kỳ này so với năm trước. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.
So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận của năm nay/kỳ này so với năm/kỳ trước và với kế hoạch. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.
So sánh tổng chi phí tiền lương và tiền lương của từng bộ phận giữa các tháng (quí) trong năm/kỳ. Tìm hiểu và thu thập các giải trình cho các biến động bất thường.
So sánh biến động khoản trích vào chi phí của KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm xem có cùng tốc độ biến động với tiền lương hay không.
Ước tính KPCĐ, BHXH, BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định và so sánh với thực tế ghi nhận. Thu thập giải thích cho sự khác biệt (nếu có).
Xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. d, Thực hiện kiểm tra chi tiết.
- TK 334
Kiểm tra chi phí tiền lương trong năm/kỳ với quỹ lương hoặc đơn giá tiền lương được giao.
Chọn một số nhân viên trong bảng lương để kiểm tra đơn giá tiền lương có đúng với hợp đồng, kiểm tra việc tính lương và có kiểm tra sự tồn tại nhân viên khống, kiểm tra việc chi trả lương.
Chọn mẫu một số tháng để kiểm tra xem việc chi lương có phù hợp bảng lương và có ký nhận của nhân viên không.
Kiểm tra việc thanh toán lương sau ngày kết thúc năm tài chính/kỳ kế toán để đảm bảo các khoản phải trả người lao động tại thời điểm cuối năm/kỳ là hợp lý. - TK 338
Kiểm tra việc tính KPCĐ, BHXH, BHYT.
Đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Biên bản quyết toán BHXH, BHYT. Trong trường hợp đơn vị chưa quyết toán với cơ quan BHXH, thực hiện kiểm tra các chứng từ nộp KPCĐ, BHXH, BHYT trong năm/kỳ.
- TK Dự phòng trợ cấp mất việc làm
Kiểm tra xem việc trích lập dự phòng trợ cấp mất việc làm đảm bảo phù hợp với chính sách công ty, Bộ luật lao động và chính sách tài chính hiện hành (Thông tư 82/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính).
Kiểm tra chọn mẫu một số chứng từ chi trả trợ cấp mất việc làm để đảm bảo khoản chi trả này là có thực và phù hợp với quy định tại Bộ luật lao động.
2.3.2.3/ Kết thúc kiểm toán
Kiểm toán viên hoàn tất giấy tờ làm việc, đánh tham chiếu và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Nhóm trưởng xem xét lại các giấy tờ làm việc và đưa ra các thủ tục kiểm toán bổ sung nếu thấy cần thiết. Cuối cùng nhóm trưởng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và đưa vào biên bản kiểm toán.
PHẦN III